HG
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
PT
6 tháng 12 2023 lúc 17:48

Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1930 bùng nổ do một số nguyên nhân chính:

1. Sự thất vọng với chính sách thuộc địa của Pháp: Sau khi kết thúc Thế chiến thứ nhất, Pháp tiếp tục duy trì chính sách thuộc địa và áp bức đối với người dân Việt Nam. Sự bất công và áp bức này đã góp phần làm nảy sinh phong trào dân tộc dân chủ.

2. Sự lan truyền của các ý tưởng dân chủ và tự do: Các nhà lãnh đạo và nhà hoạt động dân tộc như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và Nguyễn Thái Học đã tiếp xúc và học hỏi các ý tưởng dân chủ và tự do từ các nước phương Tây. Những ý tưởng này đã truyền cảm hứng và khích lệ người dân Việt Nam đấu tranh cho quyền tự determination và dân chủ.

3. Sự tăng cường của giáo dục và truyền thông: Việc tăng cường giáo dục và truyền thông trong thời kỳ này đã giúp lan truyền các ý tưởng dân chủ và tự do đến đại chúng. Các nhà báo, nhà văn và nhà hoạt động dân tộc đã sử dụng các phương tiện truyền thông như báo chí, sách, tạp chí để tuyên truyền và kêu gọi sự tham gia vào phong trào dân tộc.

4. Sự tổ chức và lãnh đạo của các nhóm cách mạng: Các nhóm cách mạng như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội và Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đoàn đã tổ chức và lãnh đạo phong trào dân tộc dân chủ. Những nhóm này đã tập hợp và tổ chức người dân Việt Nam để đấu tranh cho độc lập và dân chủ. Tổng hợp lại, sự thất vọng với chính sách thuộc địa, sự lan truyền của các ý tưởng dân chủ và tự do, sự tăng cường giáo dục và truyền thông, cùng với sự tổ chức và lãnh đạo của các nhóm cách mạng đã làm nổ lên phong trào dân tộc dân chủ 1919-1930.

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TA
27 tháng 11 2023 lúc 21:21
Nội dung so sánhHội VNCMTNTân Việt CM ĐảngVN Quốc dân Đảng
Hoàn cảnh ra đời

Cuối 1924, NAQ về Quảng Châu TQ lựa chọn một số thanh niên tích cực trong nhóm Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn.

Tháng 6/1925 thành lập HVNCMTN, cơ quan lãnh đạo là Tổng bộ, trụ sở đặt tại QC, báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận.

Thang 7/1925, một số tù chính trị ở Trung Kì và một nhóm sinh viên trường cao đẳng sư phạm Hà Nội lập ra hội Phục Việt, sau đó đổi tên thành Hội Hưng Nam. đến 1928 đổi tên thành TVCMD

-Phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ

-Các trào lưu tư tưởng bên ngoài, đặc biệt là ảnh hưởng của CM Trung Quốctacs động mạnh mẽ tới sự ra đời của VNQDD.

-từ cơ sở hạt nhân là Nam đồng thư xã, một số nhà yêu nước đã thành lập VN Quốc dân Đảng

Thời gian ra đờiNgày 14/6/1925Ngày 14/7/1928Ngày 25/12/1927
Tôn chỉ và Mục đích hoạt động-Làm cách mạng GPDT, lật đổ ách thống trị của đế quốc và tay sai để xd chế độ mới-Đánh đổ đế quốc, thiết lập một XH bình đẳng, bác áichung chung, không rõ ràng và thay đổi: trước là, cách mạng dân tộc, sau làm cách mạng thế giới
Thành phần tham gia

Thanh niên, học sinh, trí thức VN yêu nước

Tri thức và thanh niên, tiểu tư sản yêu nướcNhóm hạt nhân của nhà xuất bản Nam đồng thư xã
Địa bànKhắp cả nước ( Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì) và nước ngoàiChủ yếu ở Trung Kì, ngoài ra còn có ở Bắc kÌBắc Kì
Khuynh hướng CMVô sảnTư sản chuyển dần sang vô sảnDân chủ tư sản
Hoạt động chính

-Đào tạo, huấn luyện cán bộ cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin 

Năm 1928, Thực hiện "vô sản hóa", các hội viên của hội đi sâu vào quần chúng, đặc biệt là đi vào gccn để tuyên truyền và vận động cách mạng

-Tuyên truyền, phổ biến sách báo yêu nước

-Lãnh đạo một số cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương, công nhân,...

Chú trọng lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp, tiến hành "cách mạng bằng sắt và máu" thông qua vụ ám sát trùm mộ phu Badanh và cuộc khởi nghĩa Yên Bái
Ý nghĩa

-chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của ĐCSVN

-thúc đẩy ptcn và ptyn phát triển mạnh mẽ.

-không chỉ phản ảnh tinh thần yêu nước mà còn chứa đựng những tư tưởng và ý chí chiến đấu vì đất nước của tầng lớp thanh niên trí thức

-góp phần đánh bại ý thức hẹp hòi, chủ nghĩa dân tộc và thống trị của để quốc 

KN tuy thất bại nhưng đã Cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta với bè lũ cướp nước và tay sai, tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất của dt VN

ĐÂY LÀ Ý KIẾN CỦA MÌNH. MONG BẠN THAM KHẢO QUA Ạ

Bình luận (0)
TA
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
ND
23 tháng 11 2023 lúc 12:09

Tham khảo
.
 Trình bày sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cách mạng ở nước ta từ 1925 – 1929?
1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

a) Sự thành lập

- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 - 1925).

- Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

 b) Hoạt động

- Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, công nhân, nông dân,...

- Địa bàn hoạt động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại (Xiêm).

- Nền tảng tư tưởng chính trị: chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Hoạt động tiêu biểu:

+ Trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.

+ Ra báo Thanh niên (6 - 1925) làm cơ quan ngôn luận.

+ Ngày 09/7/1925, Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

+ Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản.

- Năm 1928, chủ trương “vô sản hóa”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
2. Tân Việt Cách mạng đảng
loading...

 

3. Việt Nam Quốc dân đảng

a) Thành lập

- Từ cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã, ngày 25/12/1927 Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính thành lập Việt Nam Quốc dân đảng.

- Đây là chính đảng theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, đại biểu cho tư sản dân tộc Việt Nam.

b) Hoạt động

- Tháng 2/1929, VNQDĐ tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh ở Hà Nội, bị Pháp khủng bố dã man.

- Bị động, lãnh đạo chủ chốt của VNQDĐ quyết định dốc hết lực lượng thực hiện bạo động cuối cùng “không thành công cũng thành nhân”.

- Ngày 9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình… ở Hà Nội có đánh bom phối hợp.

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
QA
Xem chi tiết
ND
13 tháng 11 2023 lúc 12:35

Tham khảo
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.

- Từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX), xu hướng hoà hoãn Đông – Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mĩ.

- Từ năm 1985 trở đi, Mĩ và Liên Xô kí kết các văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học – kĩ thuật.

-  Tháng 12-1989, tại đảo Manta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo M.Goócbachốp (Liên Xô) và G.Busơ (Mĩ) đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, tạo điều kiện giải quyết các xung đột, tranh chấp ở nhiều khu vực trên thế giới.

-  Tình trạng Chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc sau khi Liên Xô tan rã (1991), trật tự hai cực không còn nữa.
-> Trong suốt giai đoạn này, mối quan hệ quốc tế cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cũng như bởi sự phát triển của luật pháp quốc tế, chủ nghĩa toàn cầu hóa, và sự lan rộng của công nghệ thông tin và truyền thông. Sự thay đổi trong mối quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991 đặt nền móng cho thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, với những thách thức và cơ hội mới cho sự hợp tác và phát triển toàn cầu.

Bình luận (0)
QA
Xem chi tiết
RT
12 tháng 11 2023 lúc 19:54

1. Nguyên nhân và sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh là:

+ Sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc.

+ Mĩ hết sức lo ngại trước sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, đã trở thành một hệ thống thế giới.

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm ưu thế về vũ khí hạt nhân. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ và các nước phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Những sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh là:

+ Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (tháng 3-1947) khẳng định: Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì nhằm biến hai nước đó thành căn cứ quân sự chống Liên Xô.

+ “Kế hoạch Mác san” (tháng 6-1947) với khoản viện trợ 17 tỉ USD cho các nước Tây Âu nhằm tập hợp liên minh quân sự chống Liên Xô. Việc thực hiện kế hoạch này đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

+ Tháng 4-1949, Mĩ lôi kéo 11 nước thành lập khối quân sự NATO, đây là liên minh quân sự do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đẩy mạnh việc giúp đỡ các nước Đông Âu khôi phục kinh tế xây dựng chế độ mới.

+ Tháng 1-1949, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để thúc đẩy sự hợp tác và sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước.

+ Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thành lập Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va để tăng cường sự phòng thủ và chống lại sự đe doạ của Mĩ và phương Tây.

– Như vậy, sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava là những sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực, mỗi phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm thế giới.

2. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây và sự chấm dứt “Chiến tranh lạnh”

– Từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX), xu hướng hoà hoãn Đông – Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mĩ.

+ Trên cơ sở những thoả thuận Xô – Mĩ, Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết (tháng 11-1972).

+ Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1).

+ Tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí Định ước Henxinki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà bình, an ninh ở châu Âu.

– Từ năm 1985 trở đi, Mĩ và Liên Xô kí kết các văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học – kĩ thuật.

– Tháng 12-1989, tại đảo Manta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo M.Goócbachốp (Liên Xô) và G.Busơ (Mĩ) đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, tạo điều kiện giải quyết các xung đột, tranh chấp ở nhiều khu vực trên thế giới.

– Tình trạng Chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc sau khi Liên Xô tan rã (1991), trật tự hai cực không còn nữa.

– Nguyên nhân chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh:

+ Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài bốn thập kỉ đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.

+ Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu…, trở thành những đối thủ cạnh tranh đối với Mĩ. Còn liên Xô lúc này nền kinh tế ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

3. Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh

– Tình hình thế giới có những thay đổi lớn và phức tạp, phát triển theo các xu thế chính sau đây:

+ Một là, trật tự thế giới hai cực đã tan rã, trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành và ngày càng theo xu thế đa cực với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc…

+ Hai là, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh thực sự của quốc gia.

+ Ba là, sự tan rã của Liên Xô tạo cho Mĩ có lợi thế tạm thời, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới. Nhưng trong so sánh lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

+ Bốn là, sau Chiến tranh lạnh, tuy hoà bình thế giới được củng cố, nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến lại xảy ra ở nhiều khu vực như bán đảo Bancăng, châu Phi và Trung Á.

– Thời cơ và thách thức:

+ Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người.

+ Nhưng cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11-9-2001đã mở đầu cho một thời kì biến động lớn, đặt các quốc gia dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố. Nó đã gây ra những tác động to lớn, phức tạp đối với tình hình thế giới và các quan hệ quốc tế.

 

༒☬ RIMURU TEMPEST ☬༒◥◣‿◢◤

Bình luận (0)