Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
H24
4 tháng 1 lúc 20:40

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, mỗi câu có 7 chữ và mỗi khổ thơ gồm 4 câu. Thể thơ này thường được sử dụng để diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc một cách ngắn gọn, dễ hiểu.

Câu 2.
Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là miêu tảbiểu cảm. Bài thơ miêu tả cảnh thả diều và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về những ước mơ và kỷ niệm tuổi thơ.

Câu 3.
Hai câu thơ “Diều ơi! Diều hãy nhớ/ Chỗ ước mộng bay cao” sử dụng biện pháp tu từ gọi tên trực tiếphoán dụ. “Diều” không chỉ là một con diều mà là hình ảnh ước mơ, khát vọng của tác giả. Việc gọi “Diều ơi!” như thể tác giả đang trò chuyện với ước mơ của mình, nhắc nhở nó hãy bay cao và đạt được những điều tốt đẹp.

Câu 4.
Phó từ trong hai câu thơ “Chiều suy tư chiêm nghiệm/ Cuộc sống đã trải qua” là "đã". Phó từ này chỉ sự việc đã xảy ra trong quá khứ, làm nổi bật việc suy ngẫm về những điều đã qua trong cuộc sống.

Câu 5.
Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ là sự hoài niệm và suy tư về quá khứ. Bài thơ muốn gửi gắm thông điệp về tình yêu với tuổi thơ và ước mơ, khát vọng không bao giờ phai nhạt dù thời gian trôi qua.

Câu 6.
Hai câu thơ “Mơ ước mới ngày nào/ Đã xưa trong hoài niệm” muốn nói rằng những ước mơ, khát vọng thời trẻ dù mới hôm qua nhưng đã trở thành kỷ niệm. Những ước mơ ấy vẫn còn sống mãi trong ký ức, tạo nên những giá trị tinh thần lớn lao.

Câu 7.
Bài thơ "Thả Diều" khiến em cảm nhận được nỗi nhớ và sự trân trọng đối với quá khứ. Từ đó, em học được rằng chúng ta cần giữ gìn và trân trọng những kỷ niệm và ước mơ của mình, dù chúng có thể chỉ là ký ức.

Câu 8.
Nét độc đáo của bài thơ "Thả Diều" là cách tác giả sử dụng hình ảnh diều để nói về ước mơ, khát vọng vươn lên. Diều không chỉ là một trò chơi, mà là biểu tượng của sự khát khao bay cao, đạt được ước mơ. Tác giả đã khéo léo kết hợp giữa thiên nhiên và cảm xúc con người để gửi gắm thông điệp về sự trưởng thành và ước mơ vươn tới tương lai.

Bình luận (0)
PM
Xem chi tiết
H24
2 tháng 1 lúc 21:14

Câu 9: Em có đồng ý với việc làm của hạt giống nào? Vì sao?

Em đồng ý với việc làm của hạt lúa thứ hai. Hạt lúa thứ hai đã dũng cảm đối mặt với thử thách và hy sinh bản thân để có thể cống hiến cho cuộc sống. Dù phải tan vỡ trong đất, nhưng nhờ vậy, nó đã mang lại những cây lúa mới, những hạt giống tiếp theo, góp phần nuôi dưỡng và phát triển. Trong khi đó, hạt lúa thứ nhất chỉ lựa chọn sự an toàn, nhưng lại không thể phát triển và cuối cùng cũng không tồn tại. Câu chuyện nhắc nhở em rằng sự thành công đôi khi cần phải đối mặt với khó khăn và thử thách.

Câu 10: Em hãy rút ra bài học từ câu chuyện trên.

Bài học từ câu chuyện là: Để có thể trưởng thành và đạt được thành tựu, đôi khi chúng ta phải biết chấp nhận hy sinh và dám đối mặt với thử thách. Chỉ khi biết mạo hiểm và kiên cường, ta mới có thể phát triển và tạo ra những giá trị đích thực cho bản thân và cho người khác. "Không có con đường nào dẫn đến thành công mà không có thử thách."

Bình luận (3)
H24
Xem chi tiết
CX
1 tháng 1 lúc 20:48

Mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến ​​"Cánh diều có khơi dậy niềm vui sướng và ước mơ của tuổi thơ". Cánh diều trong ký ức của nhiều người liền kề với những giây phút vui vẻ và tự do của tuổi thơ. Nó là biểu tượng của những ước mơ bay cao, vươn xa và chinh phục những chân trời mới. Trong cuộc sống con người, ước mơ đóng vai trò quan trọng như một nguồn động lực giúp chúng ta vượt qua khó khăn và hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai. Ước mơ tạo ra mục tiêu sống, giúp mỗi người tìm thấy lý do để sáng tạo, trưởng thành và không ngừng vươn lên. Bất kể những giấc mơ là gì, từ những mục tiêu lớn lao đến những khao khát đơn giản, chúng đều góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa và khiến mỗi ngày trở thành một hành trình đầy hy vọng.

Bình luận (0)
LN
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
DN
1 tháng 1 lúc 16:36

Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong tác phẩm cùng tên là nhân vật cổ tích ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Truyện xoay quanh những biến cố, những thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua để đạt được hạnh phúc. Nhân vật đã thể hiện một cách trọn vẹn và đầy đủ những quan niệm của nhân dân ta về cái thiện, cái ác, về lòng yêu chuộng hòa bình.

   Thạch Sanh vốn là con của Ngọc Hoàng, vì thương đôi vợ chồng nghèo đã lớn tuổi mà chưa có con nên Ngọc Hoàng sai Thạch Sanh xuống đầu thai làm con. Chàng được sinh ra hết sức đặc biệt, người mẹ mang thai vài năm mới hạ sinh Thạch Sanh và khi chàng vừa khôn lớn thì mẹ đã qua đời. Chàng sinh sống một mình dưới gốc đa, lấy nghề đốn củi để kiếm sống qua ngày. Thạch Sanh còn được các thiên thần xuống chỉ dạy võ nghệ và các phép thần thông. Ta có thể thấy rằng, sự ra đời và cuộc sống của Thạch Sanh là sự kết hợp hài hòa giữa những yếu tố bình thường với những yếu tố phi thường, kì lạ. Bình thường ở chỗ cha mẹ chàng là những người lao động nghèo, hiền lành, tốt bụng, thường giúp đỡ mọi người. Thạch Sanh sớm mồ côi cha mẹ - chàng là đại diện tiêu biểu cho những trẻ mô côi, một trong những lớp người khốn cùng nhất của xã hội. Để nuôi sống bản thân Thạch Sanh đã dùng tài sản duy nhất của cha để lại là chiếc rìu mang đi đốn củi, công việc của chàng hết sức bình dị, đời thường. Những nét đời thường đó khiến cho nhân vật gần gũi hơn với đời sống nhân dân. Nhưng ẩn đằng sau cái bình dị đó lại là sự xuất thân khác thường: chàng vốn là thái tử được sai xuống trần gian, người mẹ mang thai vài năm mới sinh ra Thạch Sanh, chàng được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thuật. Những điểm khác thường đó chính lá dấu hiệu báo trước cho người đọc biết những việc làm phi thường của chàng sau này. Đồng thời mở ra hướng phát triển của câu chuyện, làm câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.

   Để đạt đến hạnh phúc cuối cùng, Thạch Sanh đã phải trải qua rất nhiều thử thách. Bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ chằn tinh. Lý Thông lừa cứu công chúa rồi chôn vùi chàng dưới hang sâu, ở đây chàng đã cứu được con trai vua Thủy Tề và được tặng một chiếc đàn thần. Tiêu diệt chằn tinh và đại bàng nên chàng còn bị hồn của chúng báo thù, bị vu oan và nhốt vào ngục tối. Nhờ đàn thần chàng đã tự giải cứu mình, không chỉ vậy còn lật tẩy bộ mặt xảo quyệt của mẹ con Lý Thông, giúp công chúa lấy lại được tiếng nói. Và cuối cùng chàng đã nên duyên với công chúa. Những thử thách mà chàng phải vượt qua ngày càng khó khăn hơn, nhưng đồng nghĩa với đó chiến công và phần thưởng chàng có được cũng một tăng dần. Những việc làm, hành động ấy cho thấy Thạch Sanh là con người thật thà, chất phác, sẵn sàng xả thân vì người khác, chàng chưa một lần suy tính cho lợi ích của bản thân. Không chỉ vậy, Thạch Sanh còn là một con người quả cảm, tài năng, đứng trước những kẻ thù hung hãn như chằn tinh, đại bàng chàng không hề nao núng, dùng sức khỏe và tài năng của mình để đánh bại chúng. Chi tiết chàng tha cho mẹ con Lý Thông về quê còn cho thấy tấm lòng nhân đạo, khoan dung của chàng với kẻ thù của mình. Thạch Sanh là hiện thân của vẻ đẹp toàn mĩ, lý tưởng, luôn đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cứu người dân lương thiện. Mọi hành động chàng làm đều vì cuộc sống thanh bình, tốt đẹp của nhân dân. Kết thúc có hậu khi chàng lấy công chúa, mẹ con Lý Thông bị trừng phạt còn thể hiện ước mơ về công lý xã hội của nhân dân ta.

   Không chỉ là hiện thân của vẻ đẹp lý tưởng trong quá trình đấu tranh chống lại cái ác, Thạch Sanh còn là biểu tượng của tấm lòng nhân đạo, lòng yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta. Trong thử thách cuối cùng, Thạch Sanh thu phục các nước chư hầu đã thể hiện rõ nét nhất điều này. Bằng tài năng, tấm lòng của mình chàng đã dùng tiếng đàn thần làm quân giặc “bủn rủn chân tay, không còn nghĩ được gì tới việc đánh nhau nữa”. Chàng lại dùng niêu cơm thần dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Chi tiết niêu cơm thần vừa phản ánh tấm lòng nhân đạo của Thạch Sanh vừa thể hiện mơ ước ấm no, hạnh phúc của dân tộc ta. Thạch Sanh là sự hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Việt Nam: hiền lành, chất phác, tốt bụng, anh dũng , kiên cường, khoan dung và yêu chuộng hòa bình.

   Xây dựng nhân vật Thạch Sanh các tác giả dân gian đã tạo nên cốt truyện hết sức hấp dẫn, kịch tính, tạo hai tuyến nhân vật đối lập mà Thạch Sanh là đại diện cho cái thiện. Bên cạnh đó nhân vật được xây dựng là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố bình thường và phi thường khiến cho nhân vật vừa giản dị, gần gũi nhưng cũng hết sức cao quý. Đi kèm với nhân vật luôn có sự trợ giúp của các đồ vật thần kì (đàn, niêu cơm, cung tên) làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Kết thúc tác phẩm là kết thúc có hậu, đây là kiểu kết thúc phổ biến của truyện cổ tích. Trải qua những khó khăn, vất vả, Thạch Sanh đã dành được phần thưởng xứng đáng (lấy công chúa, lên ngôi vua), qua đó còn phản ánh mơ ước, khát vọng, quan niệm ở hiền gặp lành của nhân dân ta.

   Thạch Sanh là truyện cổ tích hấp dẫn, giàu kịch tính. Tác phẩm đã dựng lên chân dung của một vị anh hùng toàn tài, toàn mĩ cả về nhân cách lẫn tài năng. Qua nhân vật này, các tác giả dân gian thể hiện mơ ước, niềm tin về đạo đức, công lí và công bằng trong xã hội, đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo và yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Bình luận (0)
LN
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
DN
1 tháng 1 lúc 16:34

Câu 1 : 

- Chi tiết cho em thấy cơm hến là món ăn bình dân:

+ Nguyên liệu cơm hến bình dân: hến, bún tàu, rau sống

 + Gia vị: ớt, ruốc, bánh tráng, muối rang, đậu phụng, …

Câu 2 : 

- Món cơm hến cho thấy đặc điểm trong phong cách ăn uống của người Huế:

+ Ăn cơm hến phải nguội vì: trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi

+ Tính bảo thủ để bảo toàn di sản: món ăn đặc sản

Câu 3 : 

- không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn

- Tác giả còn bàn tới những điều xung quanh món cơm hến:

+ Trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa quan trọng để bảo toàn di sản

+ Món ăn đặc sản cũng giống như di tích văn hóa, mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”

Câu 4 : 

- Theo em, tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì:

+ Mọi ý đồ cải tiến như cải tiến di tích văn hóa đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”

Câu 5 : 

- Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân bản địa:

+ Tác giả thắc mắc khi thấy chị làm cơm hến rất tỉ mẩn, công phu mà chỉ bán có “năm trăm đồng bạc”, tác giả kêu chị làm kĩ như vậy làm gì cho mất công

+ Chị bán hàng giận dỗi: “Nói như cậu thì … còn chi là Huế”

→ Đây chính là ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa, dù bán suất cơm hến lời lãi không nhiều nhưng họ không bỏ qua bước nào, vẫn cẩn thận, tỉ mẩn làm đủ các bước cho món ăn đặc sản này.

Câu 6 : 

- Những từ ngữ:

+ Tôi xin giới thiệu 

+ Vậy thì cơm hến là gì?

+ Tôi nghĩ rằng

+ Xin tiếp tục chuyện cơm hến

Câu 7 : 

- Em cảm thấy tác giả là một người yêu quê hương, thấu hiểu sâu sắc về món ăn đặc sản của quê hương mình. Chính vì thế ông viết tản văn “Chuyện cơm hến” không chỉ để giới thiệu về một món ăn mà như đang bày tỏ lòng mình, kể cho người đọc nghe về món cơm hến đậm đà bản sắc dân tộc

Bình luận (3)
LN
Xem chi tiết