xác định và chỉ ra các dạng chơi chữ?
trùng trục như con chó thui chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu
GIÚP MÌNH VỚI
xác định và chỉ ra các dạng chơi chữ?
trùng trục như con chó thui chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu
GIÚP MÌNH VỚI
xác định: chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu.
Dạng chơi chữ: dùng từ đồng âm - nhiều nghĩa.
Câu 2. Cho câu văn sau: “Qua những câu hát than thân đã cho ta thấy nỗi đắng cay, khổ cực của người dân lao động xưa, đặc biệt là người phụ nữ.”
a) Chữa lại lỗi ngữ pháp, lỗi dùng từ trong câu viết trên.
Tìm từ đồng nghĩa với từ Soi
Từ hình ảnh con cuốc, con hạc, con kiến, con tằm trong bài thơ Những câu hát than thân, đã mang đến cho người đọc những cảm nhận về thân phận của những người “thấp cổ bé họng” sống trong xã hội phong kiến xưa. Em hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về thân phận của người nông dân lúc bấy giờ Giúp em với mn ơi, gấp ạ!!!
NGỮ VĂN LỚP 7
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
-EM diễn tả câu có chữ thương và câu có chữ thương đó được diễn tả như thế nào trong câu gợi ý có 4 câu có chữ thương xin mọi người hãy giúp em!!!!!!!!!!!!!!!!
Đây là câu hát nói về những số phận vất vả, bất hạnh. Điệp từ “Thương thay” được lặp lại bốn lần, biểu hiện sự thương cảm, xót xa vô hạn. Thương thay là thương cho thân phận mình và thân phận của những người cùng cảnh ngộ.
Chúc bạn học tốt!
Câu 1. Đọc đọan thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
(Trích Tiếng gà trưa-Xuân Quỳnh)
Câu a: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu b: Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu c: Tìm một phép nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của phép nghệ thuật vừa tìm?
Câu 2: Từ nội dung đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên tình cảm của mình dành cho người thân, gia đình hoặc quê hương, đất nước.
1.
1. PTBĐ: Biểu cảm
2. NDC: đoạn thơ nói về mục đích chiến đấu của người cháu.
3. Em tham khảo:
- Điệp từ " Vì"
- Nhấn mạnh tình cảm của người cháu đối với người bà. Đồng thời điệp từ ''vì'' được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất.
2.
Em tham khảo:
Một trong những tình cảm quan trọng nhất là tình cảm gia đình. Trước hết, đó là sự gắn bó, sẻ chia và yêu thương giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và cùng chung sống dưới một mái nhà. Mỗi người sinh ra đều mong muốn có một gia đình, bởi gia đình là một điểm tựa vô cùng vững chắc trong cuộc sống. Đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc hay khi khó khăn, bất hạnh. Chúng ta luôn nhận được sự chia sẻ, bảo vệ và tình yêu thương vô bờ của những người thân yêu. Tình cảm gia đình giúp con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Nó thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Nhưng không phải ai cũng biết trân trọng tình cảm đó. Nhiều người thường chạy theo những giá trị tiền bạc, những mối quan hệ xã giao để rồi đánh mất đi điều quan trọng nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết bảo vệ tình cảm gia đình.
câu 1.a
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
câu 1.b
biểu tượng của làng quê đã̃ gắn bó thân thiết, khơi gợi biết bao cảm xúc chân thành tươi vui trong tâm trí nhà thơ
cÂU 1.C
: Sử dụng hiệu quả điệp ngữ "Tiếng gà trưa", có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện ra
THAM KHẢO
CÂU 2.
Bất cứ ai trong cuộc sống này cũng có một quê hương, một Tổ Quốc trong tim. Ngay từ bé, tôi đã được mẹ nói cho nghe về những truyền thống lịch sử dân tộc, những văn hóa cổ truyền đặc sắc của quê hương, từ đó trong tôi đã dồi dào một lòng yêu quê hương, đất nước từ bao giờ không hay. Quả thực, đây là một thứ tình cảm cao quý mà ai cũng cần có trong mình. Vì quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta sự sống, cội nguồn để hướng về, là nơi chôn rau cắt rốn mà bất cứ ai cũng không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, con người ta có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay là nhờ công lao của biết bao thế hệ ông cha ta ngày trước đã kiên cường dựng nước và giữ nước, không ngại đổ máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược. Vậy nên, cần biết trân trọng và yêu thương Tổ Quốc này vì từng tấc đất mà ta đang ở đều được đánh đổ bằng bao mồ hôi công sức của thế hệ trước.
cho 8 câu nói về thân em.
Tham khảo
1. Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô.
2. Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.
3. Thân em như cỏ ngoài đồng
Buồn thì anh nhổ, anh trồng rau răm.
4. Thân em như miếng cau khô
Người khôn tham mỏng, người thô tham dày.
5. Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
6. Thân em như tấm lụa đào
Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai.
7. Thân em như quế giữa rừng
Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay.
8. Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Thân em như trái bần trôi
, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?
Tham khảo:
1.Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.
2.Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
3.Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
4.Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?
5.Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
6.Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!
7.Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
8.Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài ca dao dưới đây:
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Bài ca dao “Thương thay thân phận con tằm9 gồm có tám câu lục bát. Hai chữ “thương thay” được điệp lại bốn lần và đứng ở vị trí đầu câu “lục” đã làm cho giọng điệu bài ca dao đầy xót thương.
“Con tằm” và “lũ kiến9 là hai ẩn dụ nói về những thân phận “nhỏ bé” sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Thật đáng “thương thay", thương xót cho những kiếp người phải làm đầu tắt mặt tối mà chẳng được ăn, được hưởng một tí gì! Khác nào một kiếp tằm, một kiếp kiến !
“Thương thay thân phận con tằm,
Kiểm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li tỉ,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”
Kiếp tằm “phải nằm nhả tơ”, kiếp kiến “phải đi tìm mồi”, nhưng “kiếm ăn được mấy”. Điệp ngữ “kiếm ăn được mấy” cất lên hài lần đã tố cáo và phản kháng xã hội cũ bất công, kẻ thì “ngồi mát hưởng bát vàng”, “kẻ ăn không hết, người lần không ra”.
Hạc, chim, con cuốc, là ba ẩn dụ nói về những thân phận, số phận nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời. “Hạc” muốn tìm đến mọi chân trời, muốn “lánh đường mây" để thỏa chí tự do, phiêu bạt. “Chim” muốn bay cao, bay xa, tung hoành giữa bầu trời, nhưng chỉ “mỏi cánh” mà thôi. Đó là những cuộc đời phiêu bạt, những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ, thật “thương thay” thật đáng thương !
“Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi”
Thân phận con cuốc càng đáng “thương thay” ! Nó đã “kêu ra máu” giữa trời mà “cố người nào nghe”, nào có được cảm thông, được san sẻ. “Con cuốc” trong văn cảnh này biểu hiện cho nỗi oan trái, cho nỗi đau khổ của nhân dân lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Càng kêu máu càng chảy, càng đau khổ tuyệt vọng:
“Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”
Ngoài cách sử dụng điệp ngữ và ẩn dụ, những câu hát than thân này còn được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ: “kiếm ăn được mấy”, “biết ngày nào thôi”; “có người nào nghe”. Giá trị phản kháng và tố cáo càng trở nên sâu sắc, mạnh mẽ.
Nêu cảm nhận về bài ca dao "Thương thay thân phận con tằm,..." có sử dụng từ láy hoặc quan hệ từ (viết ngắn gọn trong khoảng bốn dòng)
Em tham khảo:
Qua bài ca dao trên cha thấy người con gái thùy mị, nết na(Từ láy) không chỉ đẹp về bên ngoài mà còn đẹp lẫn trong tâm hồn. Cô gái ở độ tuổi 15 đẹp như bông hoa của buổi sớm ban mai, ngây thơ trong trắng hồn nhiên đang bước vào cuộc đời với bao sự kì diệu mới lạ. Một cô gái xinh đẹp chứa vẻ đẹp của người VN. Là người con gái đẹp như những viên ngọc quý và sẽ rất hạnh phúc.
Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong bài ca dao sau:"Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay, Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"
Em tham khảo:
"Nước non lận đận một mình
Thân có lên thác xuống ghềnh bấy nay"
Nghệ thuật :
Hình ảnh ẩn dụ: “con cò” ⇒ cuộc đời của người nông dân/ người phụ nữ. Từ láy “lận đận” và thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” nỗi cơ cực và vất vả của cuộc đời cò tăng lên gấp bội lần. Biện pháp đối lập: đây là đặc trưng nổi bật của bài ca dao “Nước non” >< “Một mình”: Đối lập giữa cái mênh mông rộng lớn và cái nhở bé cô đơn, lẻ loi của thân cò. “Thân cò” >< “thác ghềnh”, “lên” >< “xuống”: đối lập giữa cái nhỏ bé, yếu đuối của thân cò và sự dữ dội, khốc liệt của thiên nhiên.