Tìm các câu tục ngữ về vai trò , giá trị của con người
Tìm các câu tục ngữ về vai trò , giá trị của con người
Câu tục ngữ là : cái răng,cái tóc là góc con người
đói cho sạch,rách cho thơm
học ăn,học nói,học gói,học mở
thương người như thể thương thân
............................................
chúc bn học tốt !!!
Một mặt người bằng mười mặt của
Người ta là hoa đất
Học ăn, học nói , học gói, học mở
Đói cho sạch, rách cho thơm
Uống nước nhớ nguồn
Thương người như thể thương thaan
Học thầy không tày học bạn
Không thầy đố mày làm nên
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Gần mực thì đên, gần đèn thì sáng
Nêu nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ một mặt người bằng mười mặt của
Giúp mình với , mai cô kt rồi
Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.
Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.
Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.
Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.
Bên cạnh đó câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi, động viên những người gặp trường hợp không may : (Của đi thay người. Người làm ra của, của không làm ra người…).
Một số câu tục ngữ có nội dung tương tự làm sáng tỏ thêm quan điểm quý trọng con người của ông cha ta như: Người sống hơn đống vàng. Lấy của che thân không ai lấy thân che của. Có vàng vàng chẳng hay phô, Có con nó nói trầm trồ dễ nghe…Câu tục ngữ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa "Mặt của" và hoán dụ " mặt người", kết hợp với biện pháp so sánh A bằng B.
Về nghĩa đen câu tục ngữ nói một mặt người có thể bằng giá trị mười mặt của. Nhưng tục ngữ luôn hiểu theo nghĩa bóng-tức có ẩn dụ. Nghĩa bóng của câu tục ngữ cính là ý nghĩa của câu tục ngữ ấy: Vai trò của con người quan trọng hơn nhiều so với của cải vật chất
( con người bao gồm các yếu tố: sức khỏe, tình cảm ...)
Con người luôn được đánh giá là một trong những điều quý giá nhất mà tạo hóa ban cho trái đất. Và để khẳng định đúng điều này thì cha ông ta trước cũng đã có câu nói rất hay về con người đó là "Một mặt người, bằng mười mặt của”. Câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng lại bao hàm rất nhiều ý nghĩa sâu sắc cho chúng ta, từ đó chúng ta như biết thêm được vai trò cũng như trách nhiệm của bản thân với chính con người với xã hội.
Câu tục ngữ có thấy xuất hiện hai số đếm đó là một và mười. Ta thấy "một " là đơn vị đếm chỉ số ít, nhỏ. Và đi kèm với số ít đó là "mặt người" ở đây chính là thân thể cũng như là tính mạng con người. Ngược lại thì "mười" lại được xem là đơn vị đếm chỉ số nhiều. Đi liền với mười lại là " mặt của" như để những vật chất có giá trị. Thông qua việc so sánh này chúng ta có thể hiểu "một mặt người bằng mười mặt của" dường như cũng đã muốn nói rằng đó là: Tính mạng của một con người bằng rất nhiều thứ của cải vật chất có giá trị to lớn và còn có nhiều to lớn hơn thế nữa. Qủa thực ông cha ta đúc kết câu tục ngữ này nhằm khuyên nhủ cho mỗi chúng ta một bài học quý. Trong mọi trường hợp thì mỗi con người chúng ta cũng như phải biết đặt sự an toàn cho tính mạng lên trên của cải vật chất đù đó là những thứ vô cùng quý báu. Và cũng đừng nên hi sinh vì tiền bạc, vật chất to lớn và con người là còn tất cả.
Quả đúng như vậy đó, khi mà có con người sẽ có rất nhiều của cải, từ xưa đến nay điều đó đã được chứng minh. Thực tế cho thấy được rằng nếu một con người mất đi, thì những của cải chắc chắn sẽ còn đó nhưng nó có được sinh sổi nảy nở ra nhiều hơn trước không? Mà dường như khi đổi lại của cải vật chất đã bị mất đi, con người vẫn sống đó thì một ngày không xa chắc chắn một điều rằng của cải sẽ được làm ra nhiều. Như để có thể khẳng định rõ hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu trên nhiều khía cạnh khác nhau đề nói về vấn đề. Những điều này dường như nó không xa lạ đâu chúng ta tìm hiểu ngay trong chính gia đình. Và chính chúng ta cũng nên thử hỏi rằng những gia đình có người đã mất thì lúc đấy ta sẽ biết thêm về giá trị tính mạng của một con người. Vẫn còn đó thực tế những gia đình gặp hoàn cảnh không may như vậy, thì nếu họ sẽ không làm ra nhiều của cải vật chất như những gia đình có đầy đủ các thành viên. Chắc chắn khi còn có người thì họ sẽ không hề lùi bước mà họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm kinh tế. Và ta cũng thử hỏi những con người như cũng đang cận kề giữa 2 chữ sinh – tử thì ta còn biết hơn nữa tầm quan trọng của con người. Và muốn hiểu được giá trị của mạng người và của chúng ta hãy xem những bệnh nhân đang khao khát khỏi bệnh, với họ lúc đó mới có thể hiểu ra rằng tiền bạc chỉ là thứ ngoài thân, sức khỏe của con người, con người mới thực sự có giá trị hơn hết.Có lẽ rằng chính vì con người có giá trị to lớn như vậy cho nên mới được so sánh một cách đầy khập khiễng như vậy. Một mặt người thôi là có thể bằng mười mặt của rồi. Nhưng nói đi cũng phải nói lại đó chính là bên cạnh ấy vần có vô vàn những kẻ quý tiền bạc hơn sinh mạng thân thể mình. Ta như biết được rằng tiêu biểu ta phải kể đến những người buôn ma túy phạm đến vòng pháp luật. Hay đó còn có những người chỉ vì tiền mà bất chấp tất cả. Qủa thật tực tế rằng họ biết rằng những việc làm đó sẽ bị phấp luật xử lí nhưng vần cố làm. Chính tiền bạc đã làm lu mờ ý chí của họ, và ta không khỏi tự hỏi tại sao những con người ấy không biết nghĩ cho bản thân cùng như toàn xã hội? Và sao họ không không biết rằng việc làm đấy sẽ gây hại, như giết nhân loại của chúng ta từng ngày từng giờ. Và quả thật khi đứng trước những hành vi như vậy xã hội cần phải lên án gay gắt mới được.
Qua câu tục ngữ hay này em như đã có cho mình một các nhìn nhận sâu sắc hơn về tính mạng con người và hiểu được giá trị đáng quý của con người. Tựu chung lại ta như thấy được người xưa đúc kết câu tục ngữ đó quả đúng đắn chí lí và thật đúng. Qủa thật đó là một trong những chân lí đắt giá, sáng ngời. Chắc chắn rằng nó sè là bài học kinh nghiệm quý báu sống mãi trong tiềm thức mỗi người đất Việt của chúng ta.
Đề 1: Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu cảm nhận câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của". Đoạn văn có sử dụng trạng ngữ.
Đề 2: Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu cảm nhận câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Đoạn văn có sử dụng trạng ngữ.
GIÚP MÌNH VỚI, MÌNH CẦN GẤP GẤP LẮM RỒI!!!!!!
CẢM ƠN TRƯỚC NHEN!!!!
câu 1: Quả đúng như vậy có con người sẽ có rất nhiều của cải ,. từ xưa đến nay điều đó đã được chứng minh . nếu một con người mất đi , của cải chắc chắn sẽ còn đó nhưng nó có được sinh sổi nảy nở ra nhiều hơn trước không , đổi lại của cải vật chất đã bị mất đi , con người vẫn sống đó thì chắc chắn một điều rằng của cải sẽ được làm ra nhiều . để khẳng định rõ hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu trên nhiều khía cạnh . không xa lạ đâu chúng ta tìm hiểu ngay trong chính gia đình . thử hỏi rằng những gia đình có người đã mất thì lúc đấy ta sẽ biết thêm về giá trị tính mạng của một con người , những gia đình gặp hoàn cảnh không may như vậy , họ sẽ không làm ra nhiều của cải vật chất như những gia đình có đầy đủ các thành viên . họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm kinh tế .
đang cận kề giữa 2 chữ sinh - tử thì ta còn biết hơn nữa tầm quan trọng của con người . những con người đó sẽ chia sẻ với ta tâm trạng của họ,. chắc chắn rằng , họ đều muốn cứu lấy tính mạng dù có mất rất nhiều tiền bạc . trong lúc nước sôi lửa bỏng ấy của cải đã không còn giá trị . nó chỉ như một thứ hình dung vô ảo mà thôi có thể vứt đi như một chiếc lá hay cái rác . ta lại hỏi những con người làm bác sĩ . họ sè cho ta hiểu sâu sắc hơn về câu tục ngữ . những con người hành nghề bác sì cứu giúp con người bằng lương tâm của mình . họ không quá vì tiền bạc của cải . vậy qua tất cả những bằng chứng trên , ta có thể khẳng định thật rõ ràng sinh mạng con người là báu vật còn tiền bạc , vật chất chỉ là tầm thường . tiền bạc sẽ không bao giờ mua lại được một sinh mạng khi nó đã mất đi
Trạng ngữ : Ai
2)
Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta, Và được khắc thành những lời mộc mạc mà chan chứa nghĩa tình gửi gắm vào trong từng câu ca dao tục ngữ, đã được ghi nhận qua câu tục ngữ: “uống nước nhớ nguồn”, một câu tục ngữ khác cũng cùng thể hiện lời khuyên đạo nghĩa đó: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Ta cùng nhau giải thích câu tục ngữ trên để hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó mà ông cha ta muốn nhắn nhủ.Bằng những từ ngữ thật giản dị thật dễ hiểu nhưng thật sâu sắc. Người ăn quả là kẻ hưởng thụ thành quả lao động do người khác, do xã hội tạo nên. Những thành qur đó bao gồm thành quả về vật chất và thành quả về tinh thần. Thành quả vật chất gồm lương thực, thực phẩm, y phục,tiện nghi đời sống…Thành quả tinh thần là những thành quả về tri thức mà ta tiếp thu, nền văn hóa văn minh mà ta đang hưởng thụ và mọi giá trị tinh thần khác. Còn kẻ trồng cây là những gieo hạt, châm bón cho cây đâm hoa kết trái, tức là những người đã làm ra những sản phẩm về vật chất cũng như tinh thần cho xã hội; bao gồm gia đình, xã hội, dân tộc ta và cả nền văn hóa do nhân loại để lại cho chúng ta ngày hôm nay. Người ăn quả và kẻ trông cây được nhấn mạnh bởi từ “nhớ”, sự liên kết đó nhắc nhở ta khi ăn một quả gì đó thì ta phải nhớ đến công lao của kẻ trồng cây.Qua đây ta cần xác định thái độ và quan niệm sống của mình: phải cố gắng học tập thật tốt, trau luyện tài năng và nhân cách đẻ sau này đóng góp công sức bản thân cho sự nghiệp trồng cây để lại cho thế hệ mai sau, nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đi trước, đồng thời góp phần phát triển xã hội mai sau.
Đề 2:Từ thời xa xưa đến nay, nhân dân Việt Nam ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Điều đó có nghĩa là khi được ăn trái thơm, quả ngọt ta nên nhớ đến người đã không quản ngại khó khăn, chăm sóc, tưới cây hàng ngày.Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, nó còn mở rộng nghĩa ra hơn nữa. Đó là những gì chúng ta đang được hưởng thụ ngày hôm nay. Để dựng nên đất nước Việt Nam ngày nay, không người dân Việt Nam nào có thể quên được công lao to lớn của 18 vị vua Hùng. Người mà đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh, giành lại độc lập từ tay bọn thực dân Pháp-kẻ mưu mô, gian xảo nhất lúc bấy giờ, vị chủ tịch vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Cùng với hi sinh anh dũng ở nơi chiến trường của hàng nghìn anh hùng dân tộc chỉ mong đất nước được hòa bình. Đó là một trong những câu tục ngữ đã được ông cha ta đúc kết lại chỉ mong con cháu sau này sẽ sống theo những gì mà ông cha ta đã dạy.
Nếu có gì không ổn thì có thể sửa lại và mình chỉ biết làm đề 2 thôi. Sorry!
Chwusng minh sự đúng đắn của câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày
Vậy ăn quả nhớ quả trồng cây là gì? Khi ăn Quả Ta là người hưởng thụ còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả nghĩa là khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó
Nhà nhà đều thờ tổ tiên, ngày giỗ các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà , cụ kị .Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi ko quản đường xá xa xôi cùng nhau cùng nhau về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa chiền thờ các bặc tiền bối các anh hùng dân tộc cua mọi thời đại để rồi đó ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liêt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiên sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã bị hi sinh hạnh phúc , hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước ngày 20-11 là ngày được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống mình nthì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước
Là học sinh , để thể hiện đạo lí “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với cha mẹ, chúng ta cần hêt lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa
Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người: sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.
Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quantrọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào cóthể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt đểđánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thứctrong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”hay “Uống nước nhớ nguồn” .
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhânvăn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no,hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồngcây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tớicông sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằmkhuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với nhữngngười đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thểhiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với ngườikhác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đócũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người vớicon người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưngmà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinhtrên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồhôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéoléo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoánghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều,rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đíchphục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâmhuyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục đểngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó.Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành độngđể có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực vềđạo lí mà mỗi con người cần phải có.
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”.Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hìnhthức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính làngười tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốnchữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nướctrong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờvơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ýnghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với conngười. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhânvăn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùngvĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập chođất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm thángsống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm,bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giànhlấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoáhoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêmsáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ lànhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa lànhững người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tínhtoan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêucon người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.
Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu đượcvề đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi conngười, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩmchất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nókhông tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã cócông dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡchỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩnchứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộcsống trên hành tinh này....
Đề : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''
Các cậu phải tự làm đấy nếu không thì sẽ không được chọn đâu!
Kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng rất nhiều bài học sâu sắc cùng với những đạo lí làm người được đúc kết từ biết bao kinh nghiệm quý giá của ông cha ta từ ngàn đời xưa để lại cho con cháu, trong đó có câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ này nói về lòng biết ơn của con người trong đời sống xã hội – một truyền thống tốt đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam.
Trong các câu tục ngữ quý báu của ông bà ta, đều có những hình ảnh so sánh, ẩn dụ vô cùng độc đáo và sâu sắc để từ đó làm nổi bật lên những lời khuyên, lời dạy bảo về đạo lí làm người và về những bài học trong cuộc sống. “Ăn quả” là hành động thể hiện sự hưởng thụ. “Nhớ” là trạng thái của lòng biết ơn, sự tưởng nhớ. “Kẻ trồng cây” là người đã tạo ra thành quả để cho ta hưởng thụ. Khi ăn một quả chín thơm, ta phải nhớ đến công lao vun trồng, chăm sóc của người trồng cây. Từ hình ảnh ấy, ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu về một vấn đề đạo đức sâu xa hơn trong cuộc sống: “Ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.”
Thực tế, lòng biết ơn đã được thể hiện rõ ở trong mỗi gia đình. Chúng ta được lớn lên trong vòng tay ấm áp của bà, trong tiếng hát ru ầu ơi của mẹ và trong sự che chở vững chắc của cha. Ông bà, cha mẹ là người đã cho ta sinh ra trên thế giới này, lo cho ta từng bữa ăn đến giấc ngủ, dành cho ta biết bao tình thương yêu, chăm sóc từ đó ta khôn lớn, trưởng thành. Vì thế, chúng ta phải kính trọng và biết ơn đối với những người đã có công sinh thành và dưỡng dục mình. Một nén hương thơm trên bàn thờ tổ tiên cùng với sự thành kính trong tâm hồn đã thể hiện được sự tưởng nhớ, hướng về cội nguồn vì “chim có tổ, người có tông”. Vào những ngày lễ Tết, con cháu thường đoàn tụ, quây quần bên nhau và dành những lời chúc tốt đẹp nhất dành cho ông bà, cha mẹ. Chính sự ấm cúng, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình đã làm ấm lòng biết mấy những người là bậc làm cha, làm mẹ. Nhiều gia đình còn tổ chức lễ mừng thọ cho cha mẹ mình để cầu mong thật nhiều sức khoẻ, niềm cho ông bà, cha mẹ để sống lâu, sống khoẻ với con cháu. Ai mà chẳng mong con cái mình khi lớn lên được hạnh phúc, sung sướng. Vì vậy, chỉ cần những hành động nhỏ thôi cũng đã thể hiện được sự báo hiếu về công lao sinh thành và dưỡng dục. Anh em trong nhà phải biết hoà thuận, bảo ban nhau, con cháu phải vâng lời, lễ phép với người lớn để trở thành con ngoan, trò giỏi, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi về già. Chúng ta phải sống làm sao để xứng đáng với tình thương yêu vô bờ bến cha mẹ dành cho ta, sống làm sao “cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con”.
Lòng biết ơn không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, mà còn mở rộng ra cả ngoài xã hội. “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – Câu nói của Bác như một lời dạy bảo, giáo huấn vô cùng sâu sắc đối với chúng ta về lòng biết ơn đối với các vua Hùng và các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh vì độc lập dân tộc. Truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” luôn là niềm tự hào của những người con đất Việt khi nhắc về quê hương, nguồn cội của mình. Chúng ta tự hào vì chúng ta là con của Rồng, cháu của Tiên, cùng mang dòng máu trong Lạc Hồng, cùng khắc sâu trong trái tim mình hai tiếng “Tổ quốc” thiêng liêng. Vì thế, cứ vào mùng mười tháng ba Âm lịch hằng năm, chúng ta thường nhắc nhở nhau: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Hành động cao đẹp này chính là sự biết ơn cùng với sự thành kính trong tâm hồn, hướng về cội nguồn của người Việt Nam. Để có ngày hôm nay, chúng ta đã phải đánh đổi biết bao mồ hôi, xương máu của những người chiến sĩ anh hùng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đất nước Việt Nam được thống nhất, dân tộc được hoà bình chính là nhờ công lao của Đảng và Bác Hồ, của những con người kiên cường, bất khuất, quyết tâm bảo vệ tự do cho đất nước. Đáp lại công ơn to lớn ấy, Nhà nước ta đã chọn ngày 27/7 làm ngày Thương binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến những anh hùng đã hi sinh tính mạng của mình để đổi lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngày nay, đất nước ta đang ngày càng đổi mới, ngày càng tiến bộ để có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Đó là thành quả của những giọt mồ hôi và nước mắt, của sự cống hiến hết mình của biết bao thế hệ tầng lớp nông dân và công dân trên khắp mọi miền đất nước. Những công lao to lớn ấy đã được Nhà nước ghi nhận qua các ngày lễ lớn ở Việt Nam. Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 là ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các y bác sĩ luôn tận tụy ngày đêm để chăm lo cho sức khỏe mọi người. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để các bậc phụ huynh và học sinh gửi lời tri ân đến quý thầy cô giáo – những người lái đò đang âm thầm và lặng lẽ đưa chúng em đến bến bờ tri thức, đến cánh cửa tương lai đang mở rộng. Người Việt Nam ta không thể sống thiếu những lễ hội và phong tục tốt đẹp ấy vì nó chính là nền tảng của nết sống văn minh, mang đậm nét đẹp văn hóa.
Tóm lại, câu tục ngữ trên đã khẳng định và khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn đối với những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Hôm nay chúng ta là người ăn quả để mai sau chúng ta là người trồng cây. Hãy giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó vì nó chính là phẩm chất đạo đức cao quý, nét đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam.
Cái này là mình tự làm 100% tìm trên mạng không có đâu bạn yên tâm nha cô mình có sửa qua rồi
Chúc bạn học tốt
Từ bao đời nay, nhân dân ta luôn sống với những truyền thống tốt đẹp của cha ông, của tổ tiên: lòng yêu thương con người, tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau… Những tình cảm, đạo lí đó đã góp phần tạo nên bề dày truyền thống của nhân dân ta. Một trong những phẩm chất cũng rất đáng tự hào của nhân dân ta chính là lòng biết ơn. Và để nhắc nhở, khuyên nhủ con cháu đời sau học tập và phát huy truyền thống đó, ông cha ta đã có câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”.
Hai câu tục ngữ là những lời khuyên nhủ sâu sắc về đạo lí biết ơn. Câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có nghĩa là khi “ăn quả”, ta phải nhớ đến công ơn của người đã bỏ công, sức lực để trồng cây, mang đến cho ta những hoa ngọt, trái lành. Cũng như khi uống nước, ta phải nhớ tới “nguồn”, là nơi sản sinh ra dòng nước mát lành cho ta. Nói chung, cả hai câu tục ngữ đều mang một ý nghĩa sâu sắc. “Ăn quả” và “uống nước” là ẩn dụ cho sự hưởng thụ thành quả, còn “kẻ trồng cây” và “nguồn” đều ẩn dụ cho người, nơi tạo ra thành quả. Cả hai câu trên đều nói lên rằng, khi hưởng thụ thành quả, ta phải nhớ đến công ơn những người đã tạo ra thành quả đó.
Có lẽ ai cũng biết, thành quả không tự nhiên mà có, nó phải trải qua quá trình sức lực của con người, do con người tạo ra. Có bao giờ khi ăn cơm, bạn nhớ tới công ơn của các bác nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo? Khi đi qua những công trình, đường xá, bạn có nhớ đến sự vất vả của cô chú công nhân không? Chúng ta được nuôi dưỡng khôn lớn, có kiến thức là nhờ nghĩa mẹ, ơn thầy. Chúng ta được sinh ra và sống trong một đất nước hòa bình, đó chính là công sức, sự hi sinh xương máu của cha ông… Nói tóm lại, những thành quả chúng ta hưởng thụ hôm nay đều là một phần sức lực do người khác tạo ra và chúng ta phải luôn biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.
Bên cạnh đó, biết ơn còn làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn. Có ai mà không cảm thấy vui khi được người khác biết ơn? Mỗi khi làm được một việc gì đó, được người khác nhớ đến, tôn trọng mình, mỗi chúng ta luôn cảm thấy vui và hạnh phúc với những gì mình đã cống hiến, mang đến cho người khác. Sẽ chẳng có ai thấy vui khi thấy người ta chỉ dửng dưng, vô tâm trước những việc mình đã làm cho họ. Đó là sự vô ơn, bạc nghĩa, không đúng với đạo lí từ xưa đến nay của nhân dân ta.
Không những vậy, Từ bao đời nay, sống theo đạo lí biết ơn đã trở thành một điều cần thiết ở mỗi người dân Việt Nam. Điều đó không thể hiện qua lời nói mà đó là những hành động cụ thể, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Chúng ta luôn tôn trọng và nhớ về công ơn của cha mẹ, ông bà, những người đã sinh ra chúng ta. Đó là lòng biết ơn. Mỗi người học sinh hay đã từng là học sinh đều nhớ về người thầy người cô, những người cho ta tri thức vào đời. Đó cũng là lòng biết ơn. Trong các gia đình luôn có những bàn thờ tổ tiên, những ngày giỗ thờ cúng để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Và gần gũi hơn, mỗi người dân sống trên đất Việt đều hướng về những ngày giỗ tổ, những lễ kỉ niệm để thể hiện lòng biết ơn của mình.
Biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp, làm cho con người trở nên sống đẹp hơn, được mọi người yêu mến, tôn trọng. Nếu mọi người luôn biết ơn đến những người đã mang điều tốt đẹp đến cho mình thì xã hội này sẽ luôn tươi đẹp, đáng sống biết bao.
Vậy chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn của mình? Đó không phải là những việc làm khó ngoài khả năng mà đó là việc mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể làm được. Sống trong cuộc sống này, hãy luôn nhìn lại và biết ơn những người đã có ơn với chúng ta, gần gũi với chúng ta. Từ đó, ta sẽ có những hành động, những việc làm tốt, xứng đáng với công ơn đó. Để đền đáp công ơn nuôi dưỡng và dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ, mỗi học sinh chúng ta nên học cách ngoan ngoãn, vâng lời, luôn chăm ngoan học giỏi để họ vui lòng.
Biết ơn là phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Ông cha ta luôn muốn nhắn nhủ với con cháu đời sau phải học tập và phát huy truyền thống đó. Hai câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” đã giúp em nhìn lại mình và thấy được rằng, mỗi chúng ta nên sống có trước có sau, phải nhớ và tôn trọng những người đã mang đến những điều tốt lành cho ta.
mk viết cho p dàn bài nha
_Mở bài:
Đi từ chung đến riêng:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu " uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói nên lòng biết ơn đối với những ai đã làm lên thành quả lao động cho con người hưởng thụ .
Đi từ thực tế đến đạo lí:
Đất nước Việt Nam có nhiều đền ,chùa và lễ hội . Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng : " uống nước nhớ nguồn"
_Thân bài:
*Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
Uống nước : Hưởng thụ thành quả vật chất ,tinh thần
Nguồn: nguồn gốc, cọi nguồn của tất cả những thành quả bao gồm con người, lịch sử , truyền thống
Nhớ nguồn:Thành quả không tự nhiên mà có , nên người được hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy
*Nhận định đánh giá:
Câu tục ngữ nêu nên đạo lí làm người
Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế.
-Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc
_Kết bài:
Đi từ nhận thức tới hành động:
Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc,đạo lí của người hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Kết bài có tính chất tổng kết:
Câu tục ngữ ngắn gọn mà hàm ý sâu xa, nói về nghĩa vụ của những ai đang hưởng thụ các thành quả
chúc p hk tốt
Chứng minh câu tục ngữ:" Thương người như thể thương thân".
ình cảm yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một đăc điểm nổi ật, là truyền thống trong quan điểm sống của con người Việt Nam. Tình cảm ấy ngày càng được phát huy và thấm sâu vào máu thịt của mỗi người dân. Cùng mang một nội dung giống với câu tục ngữ:"Lá lành đùm lá rách" bài ca dao dưới đây là một cách nhắc nhở thế hệ sau tiếp nối quan điểm sống tốt đẹp này:
"Thương người như thể thương thân
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Bài ca dao như một cách nói rất tự nhiên, chân thành, ngắn gọn mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu đầu tiên là lời dạy về lòng thương người, câu thứ hai là lời nhắc nhở tình thương dành cho đồng bào, dân tộc. Lòng thương người được ví một cách rất dễ hiểu qua từ "thương thân". Ý câu đầu của bài ca dao muốn nói, chúng ta thương bản thân chúng ta như thế nào thì hãy đối xử với người khác, những người xung quanh chúng ta như vậy. Bởi chúng ta đều là con người. Đã là con người cho dù có khác nhau về ngoại hình, tính cách, công việc hay địa vị xã hội; họ cũng vẫn là con người. Giống chúng ta họ cũng biết đau, biết hận; biết buồn vui và hạnh phúc. Tất cả những trạng thái tâm lý họ đều giống chúng ta và những nhu cầu cơ bản để sống cũng giống ta. Họ là con người, họ cũng có quyền được sống. Nhưng không phải ai cũng may mắn. Xung quanh chúng ta có rất nhiều những người kém may mắn, những mảnh đời cơ cực, những miếng vá của cuộc sống này. Người sống trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành một cộng đồng một đoàn thể. Trong gia đình có mối quan hệ bố mẹ với con cái, anh chị em, những người cùng họ hàng huyết thống… Ngoài nơi làm việc có đồng nghiệp, bạn bè… Họ là những người gần gũi bên ta nhất. Họ là những người đã cùng ta vượt qua những tháng năm thăng trầm của cuộc sống. Họ chẳng khác nào những bộ phận gắn liền trên cơ thể chúng ta không thể tách rời. Mà cuộc đời thì không phẳng. Họ có thể gặp hoạn nạn, khó khăn vậy làm sao mà ta có thể quay lưng làm ngơ cho được bởi máu chảy thì ruột mềm:
"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần"
Phạm vi của lòng thương người ấy rộng ra nữa là những người cùng ta vượt qua hoạn nạn khó khăn trong cuộc sống. Tuy không máu mủ nhưng họ lại là người có tình nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng để chia sẻ ngọt bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm chẳng khác gì anh em một nhà. Boeir vậy mà bài ca dao mới có câu thứ hai để khẳng định lại lần nữa. Cộng đồng xã hội, đất nước mà ta đang sinh sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em. Họ cùng là một dân tộc Việt Nam, là đồng bào, là con của mẹ Âu Cơ xưa kia. Mối liên hệ ấy không thể nào chối bỏ. Tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nên mới: "Người trong một nước phải thương nhau cùng". Trải qua một thời gian kháng chiến trường kì, nhân dân ta, nước ta, dân tộc ta đã đồng lòng đoàn kết để tiến tới thắng lợi vẻ vang giành lại độc lập cho dân tộc. Đã biết bao lần nhân dân ta hưởng ứng lời kêu gọi "Một nắm khi đói bằng một gói khi no". Cũng đã bao người giống như anh cu Tràng trong "Vợ nhặt" của Kim Lân thương người đàn bà là nạn nhân của cái đói mà đem về cưu mang. Ngày nay, là vô vàn những hoạt động từ thiện như 'Đông ấm", "Bữa cơm nhỏ"… Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng "Thương người như thể thương thân – Người trong một nước phải thương nhau cùng " của ông cha ta. Tình cảm đẹp ấy là một đạo lý, là một nét đẹp con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh hạnh phúc.
Thế nhưng trong xã hội ngày nay, bên cạnh những hoạt động, những cách cư xử đẹp, đúng với đạo lý thì vẫn còn không ít những người chỉ quan tâm tới bản thân mà thờ ơ, bàng quan trước nỗi đau của đồng bào. Thật đáng buồn và đáng phê phán. Ta nên hiểu rằng, yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình là một việc làm tốt đáng để cho mọi người thực hiện và noi theo. Nó là tình cảm chung, nếp sống chung của toàn xã hội. Và tình cảm ấy cần được phát triển hơn nữa, nâng rộng ra hơn nữa. Bài ca dao trên là một bài học sâu sắc về đạo lý làm người. Nó mãi mãi nhắc nhở chúng ta về lòng nhân ái, về tình người, mỗi người chúng ta cần phải thực hiện tốt. Hãy phát huy những bài học giá trị của ông cha ta. Nó không chỉ thể hiện nhân cách làm người mà còn góp phần xây dựng một đất nước văn minh, tiến bộ.
Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải “Thương người như thể thương thân”. Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là một trong những phẩm giá của con người VN.
Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính với bản thân mình.
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xã hội VN. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi XH, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân nhân của họ. Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật… Đông thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc VN.
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.
thế nào là rút gọn câu?
Khi nói hoặc viết,ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu,tạo thành câu rút gọn.
khi nói hoặc viết ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn
Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn
Viết đoạn văn ko quá 8 câu để giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Câu tục ngữ 'Ăn quả nhớ kẻ trồg cây' giúp ta hiểu đc về đạo lí làm người.Lòng tôn kính,sự biết ơn ko thể thiếu trog mỗi con người,đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay.Chúg ta luôn phải trau dồi ~phẩm chất cao quý đó,hãy biết rèn luyện,phấn đấu bằng ~ hành động nhỏ nhất vì nó ko tự có trog mỗi chúg ta.Chúg ta cần phải biết ơn ~người đã có côg dẫn dắt ta trog cuộc sống nhất là đối vs ~người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầycô. Bài học đó sẽ là 1 kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ đó và nó có vai trò,tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.
Tục ngữ có câu: "Có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim. Em hãy giải thích câu tục ngữ trên.
Có chí thì nên:
Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn phải phấn đấu để đạt được mục tiêu, cùng trong một môi trường giáo dục nhưng có người thì thành công lập nghiệp có người thì lại dang dở trên con đường của mình, đó phải chăng là một vấn đề trong câu có chí thì nên đang muốn đề cập tới.
Câu tục ngữ trên có ý nghĩa mong muốn con người sống cần có chí hướng điều đó vô cùng quan trọng nó tạo nên một ý nghĩa sâu sắc cho con người, có chí đó là những dự định và có niềm đam mê và đam mê với chính công việc mà mình sẽ theo đuổi, thì nên đây là biểu tượng nói về sự thành công, có chí hướng biết vươn lên và có những động hướng trong tương lai sẽ giúp cho con người thành đạt trong cuộc sống và công việc những điều đó đã tạo nên cho con người nền tảng để có thể phát triển ý tưởng và những dự đinh ước mơ của chính mình, những người như vậy đã tạo nên những niềm tin tươi sáng cho con người.
Trong câu tục ngữ trên ý muốn nói đến những chí hướng và ý chí của con người trong quá trình the đuổi ước mơ, sống và học tập trong một môi trường nhưng có người rất thành công do họ có chí hướng và muốn phát triển bản thân, những điều đó đã tạo nên những điều cực kì quan trọng đó là nền tảng để con người có thể phát triển chính khả năng của mình. Khi gặp khó khăn sẽ không nản bước, vẫn luôn cố gắng vươn lên đó là những điều quan trọng của mỗi người, chúng ta cần coi câu tục ngữ này là một bí kíp quan trọng trên con đường lập thân lập nghiệp của mình. Những ai có chí hướng chắc chắn sẽ nên người và thành công, những sự tiến thủ trong cuộc sống biết vươn lên và phát triển chính khả năng của mình bằng những hiểu biết thực sự sẽ giúp cho con người phát triển được khả năng của chính mình những điều đó đã giúp cho chúng ta có những bước tiến quan trọng trong cuộc sống này.
Những câu tục ngữ này có ý nghĩa sâu sắc hơn khi con người biết vận dụng câu này vào trong cuộc sống của chính mình, bởi trong cuộc sống có rất nhiều những người đã vận dụng những câu này và họ thực sự đã trở thành một người rất thành công và nó góp phần quan trọng cho con người, một trong những điều đó đã làm nên những điều diệu kì nó như một liều thuốc tinh thần thúc đẩy con người biết vươn lên tự làm chủ cuộc sống của mình, trong cuộc sống những ai đã thành công đều xuất phát từ việc họ là những con người có chí hướng và biết phấn đấu vì mục tiêu trong cuộc sống, những mục tiêu đó là niềm tin và những sự chí hướng trong hướng của sự phát triển bản thân nó làm nền những thành tựu đáng kể cho con người.
Mỗi người chúng ta đã biết vận dụng hiệu quả câu tục ngữ này chưa? Đó là một câu hỏi luôn được sử dụng để thức tỉnh con người khi họ đang đi sai lệch hướng, chúng ta mỗi người luôn mong muốn những điều tốt lành sẽ đến nhưng không thể thấy khó khăn mà vấp ngã hay bỏ cuộc, chúng ta ngày càng phát triển bản thân bằng những điều đó, mỗi người khi có lòng quyết tâm bền bỉ thì chắc chắn chúng ta sẽ thành công trên con đường chúng ta đã chọn.
Những con người có chí dù họ gập khó khăn hay trên con dường đến với tri thức của họ có gặp khó khăn thì những điều đó chỉ là những điều nhỏ và tiếp thêm động lực cho họ, mỗi người chúng ta đều có thể phát triển chúng theo những điều tuyệt diệu và chính những điều này đã tạo nên cho chúng ta sự bền bỉ kiên trì và sẵn sàng vượt qua tất cả mọi điều trong cuộc sống này, những điều đó không chỉ tác động đến con người một cách mạnh mẽ mà nó tác động đến niềm tin của mỗi người, câu tục ngữ này đã thức tỉnh rất nhiều người khi họ đi lệch hướng, họ tìm lại được chính con đường của mình, trong những điều đó, họ là những người tự làm chủ được bản thân của mình, họ vươn lên bằng chính sức lực của mình.
Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những người có chí hướng như những bạn học sinh học lớp 12 họ luôn có những kế hoạch và dự định tương lai phía trước, chính vì vậy họ đặt ra mục tiêu và cố gắng hoàn thành được mục tiêu đó, mục tiêu đó làm nền tảng tinh thần và là mục tiêu cho họ phấn đấu và phát triển bản thân, mỗi chúng ta đều có khả năng phát triển chính bản thân mình bằng những điều đó, những điều đó làm nên nhiều ý nghĩa mang những tính chất thúc đẩy lòng quyết tâm của mỗi người điều đó tạo nên những mục tiêu phấn đấu họ có thể phát triển bản thân mình bằng những hình ảnh mang tính chất tạo thêm động lực cho mỗi người, những điều đó tạo nên một con người có lòng quyết tâm và ý chí kiên cường để vượt qua mọi khó khăn gian nan vất vả để vươn tới mục tiêu và đã được thành công.
Câu tục ngữ trên có ý nghĩa giáo dục con người sâu sắc, mỗi người sẽ lấy nó làm mục tiêu phấn đấu trên con đường theo đuổi mục tiêu của mình, những ai có lòng quyết tâm và ý chí kiên cường thì những người đó sẽ đạt được những thành công đáng kể trong cuộc sống này.
Có công mài sắt, có ngày nên kim:
Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt - nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang... với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.
Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó.
Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.
Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.
Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.
Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!!!
Chúc bạn học tốt!
Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn, mảnh, nhỏ xíu. Đầu kim nhọn sắt. Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua. Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời. Còn sắt là vật liệu làm nên kim. Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu bền bỉ. Nhưng có đi có lại. Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công.
Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công .
Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú .
Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn – chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.
Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim. Câu tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan, tin tưởng .
Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tuc. Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp.
Lòng kiên trì bền bỉ, tinh thần hăng say lao động là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuộc sống sẽ chẳng có gì tốt đẹp tự đến với ta nếu ta không chuyên tâm, không chịu đi tìm tới nó để đạt được mục đích của mình. Muốn vậy tư phải nhẫn nại, không ngại khổ dám vượt qua tất cả và trang bị cho mình tinh thần hăng say lao động kiên trì thì chắc chắn kết quả tốt đẹp trước sau cũng đến với ta. Đúc rút kim nghiệm sống qua bao đời nay để nhắc nhở con cháu mình phải biết sống có nghị lực, nhân dân ta đã khẳng định: “Có công mài sắt có ngày nên kim” Mỗi người Việt Nam, có mấy ai mà không biết câu tục ngữ quen thuộc ấy. Nhưng để hiểu đúng, hiểu rõ nó, mỗi chúng ta nên tìm hiểu kỹ câu nói ngắn gọn nhưng sâu sắc ấy, thì việc khắc sâu và áp dụng nó một cách đúng đắn sẽ có một hiệu quả tốt đẹp. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng nói được bao điều ấy gợi cho ta một công việc và một kết quả đạt được; đó là nếu bỏ ra nhiều công mài sắt thì sẽ có ngày được kim xinh xắn có ích cho đời. Nếu chỉ hiểu đơn giản có vậy thì cũng không sai, nhưng chưa sâu, chưa kĩ, chưa thể giúp ích cho ta một cách tốt đẹp, hiệu quả. Ta có thể hiểu rộng hơn một chút; muốn có được kết quả như mơ ước cần phải có đức tính kiên trì bền bỉ, tình yêu lao động thiết tha và một thời gian lâu dài do sự thử thách của công việc, của cuộc sống. Tất cả những điều ấy khi chúng ta vượt qua được thì kết quả đã cầm chắc trong tay. Cũng như cách ví của chúng ta: Từ một miếng sắt khi bỏ công sức mài mòn thì sẽ trở thành cây kim được. Qua cách ví ấy ta cũng thấy được công việc đơn giản nhưng thật là gian nan khi muốn đạt kết quả. Câu tục ngữ bao hàm một ý nghĩa lớn lao gói gọn trong tám từ cô đọng. Trên đời này chẳng có gì làm nên nếu không có yếu tố: Cần cù, kiên định, tình yêu lao động.Tất cả đều trải qua một quá trình dài mà hình thành được, có khi cả cuộc đời con người cũng chưa thể xong và phải có sự kế tục của thế hệ sau. Thật vậy, vạn vật chung quanh ta và ta cũng thế, cũng dần dần hoàn thiện và chẳng có gì tự dung hoàn thiện ngay được trong cuộc đời này. Qua bao đời dúc kết và rút kinh nghiệm, qua thực tế cuộc sống hôm nay, câu tục ngữ trên không có điểm gì sai sót cả, đó là một chân lí không thể phủ nhận, không thể tách rời mỗi chúng ta. Từ việc nhỏ cho tới việc lớn, tất cả đều gắn bó với quan niệm ấy để tồn tại, để xây dựng. Bài học đó được nhân dân ta gởi gắm cho người lao động. Mai An Tiêm trên đảo hoang trơ trụi vẫn tìm được nguồn sống dồi dào nhờ vào đôi bàn tay trắng, nhờ vào đầu óc tìm tòi và con tim cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Tất nhiên, mọi việc không dễ dàng nhưng con người làm được. Chúng ta cần phải học tập, ghi nhớ lời dạy của nhân dân vì đó chính là dòng sỡ mẹ mát trong nuôi ta giữa cuộc đời khi gặp bất trắc cũng như khi dòng đời êm ả. Ta phải làm gì đây khi hiểu được lời dặn dò ân tình ấy? Không, đó không phải là chuyện đơn giản, không thể muốn làm gì cũng được bởi vì nếu áp dụng nó vào mục đích tốt đẹp thì kết quả sẽ tốt đẹp. Ngược lại, hậu quả sẽ tai hại nếu dụng vào mục đích xấu xa. Tầm quan trọng của câu tục ngữ thật lớn lao, thật khó nói hết. Nếu ta không làm gì cả cho ta, cho đời thì lúc đó ta như đồ bỏ; nếu ta làm rồi bỏ dở thì thật là vô ích. Nhưng khi ta làm theo, thật xứng đáng với từng hoàn cảnh thì chính ta và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn lên rất nhiều. Là một học sinh, là người con của cha mẹ, chúng ta cần phải kiên trì học tập, lao động để trở thành học sinh giỏi. Ta phải lễ phép ngoan ngoãn giúp đỡ cha mẹ để xứng đáng là con ngoan của gia đình. Là người chủ tương lai của xã hội, mỗi chúng ta phải lao động không ngừng, luôn luôn mở đường cho tương lai đất nước bằng công sức, trí tuệ và con tim đầy sức sống của tuổi trẻ. Đừng ai như những chú vờ suốt ngày bay lượn để chiều tối chết đi một cách vô ích không ai biết tới, không làm gì được. Giữa đời thường thiếu gì những kẻ ngồi mát ăn bát vàng, cả cuộc đời không làm gì để thực hiện ước mơ của mình, vun đắp cho đời. Có người không dám vượt qua thử thách vì ngại khó khăn. Còn chúng ta khi đã nhận thức và tâm niệm được “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thì, đừng bao giờ như vậy, đừng áp dụng nó vào mục đích đen tối, xấu xa gây hại, đừng bỏ mặc cuộc đời trôi đi không chịu làm gì để rồi luyến tiếc, đừng nản chí khi gặp khó khăn, bởi vì sẽ “có ngày nên kim” nếu “có công mài sắt”. Đó không phải là điều mơ hồ xa xôi, đó không phải là cái gì to lớn, nó rất gần gũi hàng ngày với ta. Mỗi chúng ta hãy tự đứng dậy và bước lên phía trước mặc cho gian khó cản đường và hãy tin tưởng ở tương lai. Thực tế đã chứng minh điều ấy. Non sông ta phải trải qua bốn ngàn năm lịch sử dựng và giữ nước, rồi chín năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ hi sinh, tiếp đó là mười năm chống Mỹ cứu nước mới thống nhất được đất nước như ngày hôm nay là một minh chứng.
-Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ
Học thầy không tày học bạn
giúp mình, mình tick
Về nghĩa đen câu này có nghĩa là việc học thầy thì không bằng việc học bạn. Nghĩa bóng nó nói đến việc chúng ta học những kiến thức ở trường thì không bằng việc chúng ta học ở nhiều nguồn, nhiều nơi khác không chỉ là bạn bè. Tóm lại, câu tục ngữ đề cao việc học tập ở mọi người, mọi lúc và mọi nơi. Câu tục ngữ là sự so sánh không cân bằng giữa “học thầy” và “học bạn”. Tất nhiên câu tục ngữ không hạ thấp vai trò của người thầy mà chỉ nâng cao vai trò của người bạn trong việc học tập.
Câu tục ngữ trên là đúng đắn vì việc “học bạn” thì vô cùng cần thiết vì nó bổ sung kiến thức còn thiếu ở trường. Mồi ngày sự hiểu biết của con người ngày càng tăng lên, không học hỏi thì sẽ không theo kịp và bị tụt hậu, trở thành con người thừa của xã hội. Do đó, phải không ngừng học hỏi để mở mang đầu óc, trau dồi kiến thức bổ sung những chồ khuyết trong kiến thức của bản thân.
Ở trường, ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải, nhưng đó mới chỉ là cái cơ bản mà chúng ta cần tiếp nhận. Ngoài giờ học, trong cuộc sống, chúng ta cần biết mở mang kiến thức, hiểu biết, hoàn thiện bản thân. Có những việc thầy cô không thể trực tiếp chỉ bảo cho chúng ta thì lúc đó bạn bè – những người gần gũi với ta sẽ có thể giúp đỡ ta. Những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, khi trao đổi, học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái, tự tin, tránh e ngại mà có thể hỏi đi sâu vào vấn đề. Và chữ không tày, có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.
Việc học hỏi thật sự vô cùng cần thiết đối với bản thân mỗi người. Nhà trường, gia đình và xã hội nên giáo dục con em ý thức học tập không ngừng. Đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ, học hỏi, cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói, kết hợp với khả năng, suy nghĩ, liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ - đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Cần có thái độ tự tin, tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân, hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Phải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở, học trong đời thường, cuộc sống. Hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn. Đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa.
Câu tục ngữ trên sẽ luôn đúng đắn trong mọi thời đại và sẽ là lời nhắc nhở vô cùng giá trị đối với mỗi chúng ta.
"Học thầy có khi không bằng tự mình học nơi bạn bè"
Câu tục ngữ này không hẳn là đúng
-Chúc bạn học tốt-
Học thầy ở đây là học những điều hay lẽ phải những kiến thức mà người thầy truyền đạt một cách logic. Học thầy là 1 việc làm cần thiết, thầy là người có nhiều kinh nghiệm, kiến thức vững để truyền đtạ cho chúng ta, học từ thầy những kiến thức bổ ích cho mình.
Học bạn là học cũng theo sách vỡ, sự chỉ dẫn của thầy nhưng học bạn có thể hcj được nhiều thứ, như học cách đi ra bên ngoài, thế giới xung quanh. Bên cạnh đó ta có thể hỏi bạn những kiến thức mà mình chưa hiểu với sự giản giải của thầy. đó cũng là một ý kiến hay cho sự học hỏi từ bạn.
Học thầy ko tày học bạn nó ko hề có ý phủ nhận sự học tập từ thầy giáo mà chính là 1 lời khuyên hết sức đầy đủ và đúng đắn: Học ko chỉ học từ những kiến thức sách vở, từ những bài giảng, chừng đó chưa đủ mà cần phải học thêm từ bạn bè, chính bạn bè sẽ là người tận tâm chỉ bảo những điều mà ta khó nói với thầy cô, và bạn bè cũng là nguồn động lực giúp ta có thể vươn lên trong học tập.