Hướng dẫn soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn (trích) - Ngô gia văn phái

TC
Xem chi tiết
NT
10 tháng 10 2018 lúc 20:42

Câu thơ:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư".

* Điểm chung: đều nói về sự phân biệt ranh giới của phương Bắc và phương Nam, đồng thời khơi dậy ý trí chống giặc, khích lệ lòng tự tôn của dân tộc.

Bình luận (0)
HS
Xem chi tiết
HT
16 tháng 9 2018 lúc 10:17

Nguyễn Huệ là một người anh hùng rất tài giỏi, ông có tài điều binh khiển tướng. Nguyễn Huệ từng chỉ huy nhiều cuộc chiến lớn và đã giành thắng lợi, trong đó có cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Thanh, ông đã góp phần đem lại những mốc son vàng chói lọi cho lịch sử Việt Nam. Lê Chiêu Thống vốn là một tên vua ươn hèn, do lo cho cái ngai vàng mọt rỗng của mình nên hắn cầu cứu nhà Thanh, mở đường cho quân Thanh xâm lược nước ta. Ngày 24 tháng 11, Văn Tuyết vào Nam cấp báo cho Bắc Bình Vương, Lê Chiêu Thống thì nhận sắc phong của vua Thanh là Nam Quốc Vương, còn Sở và Lân rút lui về Tam Điệp. Điều này có nghĩa là nước ta mất hết đất từ cửa ải phía Bắc vào đến Thăng Long, đây quả là một biến cố lớn. Trước sự việc đó, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ dự định mở cuộc tấn công ra Bắc đại phá quân Thanh cứu nguy cho đất nước.

Mấy hôm trước khi xuất quân, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của Vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung vào tháng chạp năm Mậu Thân (1788). Nguyễn Huệ lên ngôi rất uy nghi đường bệ, nghi lễ vô cùng trang nghiêm. Đây là một con người có dung mạo vô cùng đặc biệt. Trong cuốn Các triều đại Việt Nam có viết: ông là người tóc quăn, da sần, tiếng nói sang sảng như chuông, mắt sáng như chớp có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối nên không một ai dám nhìn vào mắt Nguyễn Huệ. Ta có thể thấy ở vị vua này toát lên vẻ mặt cương nghị, oai phong, lẫm liệt. Vua Quang Trung sai lính là Hám Hổ Hầu tuyển quân ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, chẳng mấy chốc đã được một vạn quân tinh nhuệ. Sau đó, vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trại, những hàng quân thẳng tắp, gươm giáo nhất loạt bên mình, lá cờ tung bay phấp phới đã khí thế sẵn sàng luôn chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ đất nước. Trước khi xuất quân, vua Quang Trung cưỡi voi thân chinh ra doanh trại an ủi quân lính bằng phủ dụ của mình. Giọng nói của ông sang sảng giữa bốn bề núi rừng thanh vắng, đầy hào khí, tuyên bố với ba quân, khẳng định niềm tin, ý chí quyết chiến quyết thắng của đội quân chính nghĩa. Lời vua Quang Trung nói vừa như ân cần khuyên bảo, vừa như răn dạy khiến cho quân sĩ rất cảm phục. Vì vậy họ đồng thanh mà nói rằng: xin vâng lệnh không dám hai lòng. Ngay hôm sau, Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Các hàng quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. Đến núi Tam Điệp, ông gặp Sở và Lân. Vua Quang Trung phân tích rõ công tội của họ. Không những không chém mà còn tha tội chết cho họ. Quang Trung đã thể hiện sự am hiểu, lòng vị tha độ lượng và quân lệnh nghiêm minh, quân thua chém tướng khiến cho mọi người nhất là Sở và Lân đều vô cùng cảm động và biết ơn ông. Ngoài ra ông còn nói rõ sẽ cho quân sĩ hiểu rằng quân Thanh là đội quân lớn mạnh gấp mười lần đội quân mình, nếu chúng thua trận này ắt thấy thẹn mà báo thù như vậy việc binh đao không bao giờ dứt, lúc đó dân chúng sẽ lâm vào cảnh lầm than. Điều này đã thể hiện rõ vua Quang Trung còn rất biết lo xa, lo lắng cho vận mệnh dân chúng. Đêm 30 tháng chạp, ông cho mở tiệc khao quân, bữa tiệc Tết trước khi ra trận tuy làm không to, không khí không có tiếng đàn, ca hát nhưng quân sĩ ai ai cũng thấy lòng phơi phới niềm vui và niềm tin quyết thắng vào trận chiến hôm sau. Vua Quang Trung dõng dạc tuyên bố với một vài tướng sĩ của mình trước ngày thắng trận đã cho thấy ông là người có khả năng tiên đoán trước tình hình, có tầm nhìn xa trông rộng. Vào tối 30 Tết lập tức lên đường ra Bắc. Để giữ sức cho quân sĩ, ông liền nghĩ ra cách lấy cáng làm võng cứ hai người khiêng một người nằm ngủ luân phiên nhau đi suốt, đêm ngày, mau chóng thần tốc, tiến thẳng ra Bắc. Khi quân sĩ của vua Quang Trung ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước lúc đến sân Thanh Quyết, quân Thanh ở đó trông thấy cũng chạy nốt. Vua Qung Trung liền thúc quân đuổi theo, đến huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết không để tên nào về báo tin. Lại nói Quang Trung đi rất nhiều ngày đêm, quần áo sộc sệch bám đầy bụi đường, da den sạm đi vì nắng và gió. Có lúc quân sĩ còn lên cơn sốt nửa đường do không quen với khí hậu phía Bắc và do cái lạnh căm căm của ngày Tết. Nhưng ông vẫn đủ minh mẫn để chỉ huy cả đội quân tiến đánh. Việc tấn công của quân ta là hoàn toàn bí mật tiến về đồn Hà Hồi - Ngọc Hồi. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng, năm Kỉ Dậu (1789), sau khi đi suốt 3 đêm 3 ngày, nghĩa quân đã tới làng Hà Hồi. Từ nửa đêm mồng 3 tháng giêng vua Quang Trung lặng lẽ cho bao vây khắp làng, ông đã rất thông minh khi dùng kế nghi binh: bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc đó mới biết, ai nấy đều rụng rời xin hàng. Toàn bộ vũ khí và lương thực đều bị quân Nam lấy hết. Chính vì vậy nên việc hạ đồn Hà Hồi rất nhanh gọn. Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván cứ ghép ba tấm làm một bức, lấy rơm đắp nước phủ quanh ngoài. Mờ sáng ngày mồng 5, đoàn quân đã tiến sát đến đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra nhưng chẳng trúng người nào, nhân có gió Bắc bọn chúng liền dùng ống phun lửa, khói lửa mù trời. Nhưng bỗng trời trở gió Nam thành ra quân Thanh tự hại mình. Sự việc đó lại càng chứng tỏ việc làm của nghĩa quân Quang Trung là rất chính nghĩa đến trời đất cũng ủng hộ. Quân Thanh chống không nổi. Bỏ chạy tán loạn giẫm đạp, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Quân ta thừa thắng xông lên chém giết quân giặc, máu chảy thành suối. Quân Thanh đại bại. Giữa trưa hôm ấy, Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi vào thành. Vua Quang Trung cho mở tiệc khao quân ăn mừng, hôm ấy là ngày mồng 5 tháng giêng. Như vậy dự đoán của Quang Trung quả không sai. Quân sĩ hết sức vui mừng cho chiến thắng oanh liệt này.

Qua đây ta càng cảm thấy khâm phục trước chiến công thần tốc của vua Quang Trung. Nó mang lại một ý nghĩa vô cùng lớn lao. Tuy Đại Việt chỉ là một nước nhỏ nhưng dân tộc ta lại có một sức mạnh vô cùng ghê gớm, sức mạnh này có thể đánh bại bất kỳ một nước lớn nào dám sang xâm lược. Hằng năm, Việt Nam ta thường tổ chức lễ hội Đống Đa cũng là đế tưởng nhớ đến người anh hùng áo vải Quang Trung cùng toàn bộ quân sĩ đã dũng cảm chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

Bình luận (0)
NV
Xem chi tiết
H24
5 tháng 11 2018 lúc 21:19

1. Nghệ thuật trần thuật khi nói về chiến thắng: Chân thực, cụ thể, sinh động, sử dụng nhiều tính từ để miêu tả

Cảm xúc khi nói về chiến thắng: Tự hào, vui mừng, giọng văn hào sảng, sảng khoái, thoải mái

Bình luận (0)
H24
5 tháng 11 2018 lúc 21:21

2. (Cuộc tháo chạy của quân Thanh và vua tôi nhà Lê đúng không?)

Về vua tôi nhà Lê thì có phê phán, giọng văn có vẻ như có sự ái ngại, xấu hổ khi thấy vua tôi nhà Lê mình ủng hộ nay sa đọa, thua trận, thất thế phải chạy trốn.

Về quân thanh thì mỉa mai, tả thực, thể hiện sự căm ghét quân thù, sự hả hê khi giành chiến thắng, chứng kiến kẻ thù phải bỏ chạy.

Bình luận (0)
MY
Xem chi tiết
NV
9 tháng 10 2018 lúc 16:41

b) Trước khi tiến ra Thăng Long vua QT đã làm đc :

- Nghe tin giặc chiếm Thăng Long, định thân chinh cầm quân đi ngay

- 1 tháng : đốc xuất đại bình, lên ngôi ➝ kéo quân ra Bắc

- 2ngày (29-30): tuyển quân duyệt bình, phủ dụ, cho quân ăn Tết trước ➝ tấn công vào Thăng Long

⇒ Làm việc có kế hoạch, thực hiện đúng kế hoạch rõ ràng, có chủ đích.

=> QTrung là vị vua có hành động manh mẽ, quyết đoán.

Bình luận (0)
NV
9 tháng 10 2018 lúc 16:52

d)

* Vua tôi Lê Chiêu Thống :

- vội vã, cuống quýt, sợ hãi, bỏ chạy, cướp thuyền cá, ko kịp ăn, ko kịp nghỉ ngơi, cảm thấy nhục nhã xấu hổ.

→ Hình ảnh bè lũ bán nước có số phận nhục nhã, thê thảm

* Quân tướng nhà Thanh :

- Tôn Sĩ Nghị : chủ quan, khinh địch, bất tài, vô dụng, hèn nhát

- Quân nhà Thanh : giống như rắn mất đầu, bỏ chạy toán loạn, rày xéo lên nhau mà chết

⇒ Thất bại thảm hại

* Nghệ thuật :

- Trần thuật : miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống

- Giọng điệu (của tgiả về số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống): mỉa mai, trầm buồn, nhục nhã, ê trề

+ giọng điệu của tác giả về sự bi thảm của quân tướng nhà Thanh : hả hê, sung sướng, mỉa mai.

Bình luận (2)
H24
17 tháng 9 2018 lúc 20:38

fuck

Bình luận (0)
NV
Xem chi tiết
NH
7 tháng 10 2018 lúc 19:48

Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh. Nhờ vậy, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
NH
7 tháng 10 2018 lúc 19:56

- cảnh tháo chạy của quân tướng Thanh được miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận trước sự thất bại của kẻ thù. Âm hưởng nhanh gợi tả sự tân loạn, tan tác...

- cảnh tháo chạy của vua tôi được miêu tả dài hơn . Âm hưởng châm hơn toát lên vẻ chua chát, ngậm ngùi.

sở dĩ cóa sự khcs nhau vì :mặc dù tôn trọng tính khách quan trong phản ánh song không thể chối bỏ được thái dộ chủ quan khi quan sát, nhìn nhận; đối với quân tướng nhà Thanh, tác giả miêu tả với 1 tâm thế khác với miêu ta cuộc tháo chạy của vua tôi- dẫu sao thì cũng là vương triều mình đã từng phụng thờ

Bình luận (2)
MN
13 tháng 8 2019 lúc 10:15

Tham Khảo

Tuy cùng miêu tả cuộc tháo chạy, các chi tiết đều là tả thực nhưng âm hưởng khác nhau:

Đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh có nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau…”, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng trước sự thảm bại của lũ cướp nước. Đoạn văn miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống có nhịp điệu chậm rãi hơn, tác giả miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc theíet đãi thịnh tình “giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót

Có sự khác biệt trên là do các tác giả là những cựu thần của nhà Lê, trước sự sụp đổ của một vương triều mình từng phụng thờ nay đã sụp đổ, dù biết đây là kết cục không thể tránh khỏi nhưng cũng không tránh khỏi sự mủi lòng, thương cảm.

Bình luận (0)
BT
13 tháng 8 2019 lúc 13:41

Điểm khác biệt trong ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy(một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống):

- Đoạn miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả, ngòi bút miêu tả khách quan những vẫn ẩn chứa sự hả hê, sung sướng của người chiến thắng.

- Đoạn miêu tả cuộc tháo chạy của vưa tôi Lê Chiêu Thống: nhịp điệu có phần chậm hơn, dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, âm hưởng ngậm ngì, xa xôi.

Có sự khác biệt đó bởi các tác giả vốn là cựu thần của nhà Lê nên không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình thờ phụng, mang ơn.

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
H24
19 tháng 9 2018 lúc 22:47

Bạn tham khảo:

Trước khi tiến ra Thăng Long thì vua Quang Trung đã làm việc sau:

-Lên ngôi vua ,lấy niên hiệu ,tế lễ trời đát

- Bình ôn tướng sĩ ,sắp xếp đội quân

=>có thế thấy :ở ông con người mạnh mẹ quyết đoán

Bình luận (0)
TP
20 tháng 9 2019 lúc 21:21

Trước khi tiến ra Thăng Long vua QT đã làm đc :

- Nghe tin giặc chiếm Thăng Long, định thân chinh cầm quân đi ngay

- 1 tháng : đốc xuất đại bình, lên ngôi ➝ kéo quân ra Bắc

- 2ngày (29-30): tuyển quân duyệt bình, phủ dụ, cho quân ăn Tết trước ➝ tấn công vào Thăng Long

⇒ Làm việc có kế hoạch, thực hiện đúng kế hoạch rõ ràng, có chủ đích.

=> QTrung là vị vua có hành động manh mẽ, quyết đoán.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TS
18 tháng 7 2018 lúc 8:55

- Nội dung chính:
Nêu chủ quyền của đất nước, dân tộc; những dẫn chứng về việc TQ xâm lược nước ta và các anh hùng ta chống giặc -> khẳng định nghĩa vụ của mình và quân lính là phải vùng lên chống giặc
- Tác dụng:
+ Cho thấy việc quân Thanh sang nước ta xâm lược là sai
+ Chỉ ra nhiệm vụ
+ Khích lệ tinh thần chiến đấu, ý chí của quân sĩ

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
TP
15 tháng 7 2018 lúc 9:26

-Họ là những người viết tiểu thuyết lịch sử, họ phải tôn trọng sự thật lịch sử và phản ánh khách quan nhân vật, sự kiện lịch sử.
-Các tác giả dòng họ Ngô Thì vốn là những trí thức yêu nước nên chiến thắng của dân tộc đối với quân Thanh không thể không làm họ nức nức lòng, tự hào.
-Vai trò của Quang Trung trong chiến thắng của dân tộc là điều không thể phủ nhận.
-Văn-Sử-Triết bất phân

Bình luận (0)
DT
15 tháng 7 2018 lúc 21:30

- Hình tượng ng anh hùng Nguyễn Huệ rất đáng đc tôn kính và khâm phục
- Các tác giả là những nhà yêu nước, đứng trước sự thắng lợi của nghĩa quân tây sơn chống quân thanh, giành đc độc lập cho đất nước nên cũng rất tự hào và hạnh phúc
- Họ là những nhà viết sử nên cần tôn trọng sự thật lịch sử.

Bình luận (0)
MN
17 tháng 7 2018 lúc 22:13

-Họ là những người viết tiểu thuyết lịch sử, họ phải tôn trọng sự thật lịch sử và phản ánh khách quan nhân vật, sự kiện lịch sử.
-Các tác giả dòng họ Ngô Thì vốn là những trí thức yêu nước nên chiến thắng của dân tộc đối với quân Thanh không thể không làm họ nức nức lòng, tự hào.
-Vai trò của Quang Trung trong chiến thắng của dân tộc là điều không thể phủ nhận.

-Văn-Sử-Triết bất phân
Bình luận (0)