viết đoạn văn 15 câu nêu cảm nhận hình tượng vua Quang Trung Nguyễn Huệ
viết đoạn văn 15 câu nêu cảm nhận hình tượng vua Quang Trung Nguyễn Huệ
Lời lệnh dụ chính là sự tiếp nối tinh thần " Nam quốc sơn hà nam đế cư" từ thơ Lý Thường Kiệt tinh thần quyết chiên quyết thắng kẻ thù xâm lược và mang hòa khí " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn:" Các ngươi là những kẻ có lương tri nương năng hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn". Niềm tự hào dân tộc của vua Quang Trung lại âm vang lời tuyên bố hào hùng chủ quyền dân tộc của " Bình Ngô đại cáo".Rõ ràng lời dụ của Nguyễn Huệ mang tiếng nói của hồn thiêng sông núi.
Nguyễn Huệ là người có tinh thần quả quyết chí thông minh sáng suốt, có tài cầm quyền . Ngay cả những người trong triều đình Lê, những người đối lập với phong trào Tây Sơn cũng phải thừa nhận Nguyễn Huệ là người anh hùng dũng mãnh có tài cầm quân. Thể hiện ở khả năng biết địch biết ra. Nguyễn Huệ đã hiểu được chiến lược của quân Thanh vì chiếm được thành Thăng Long nhanh chóng nên ắt sẽ chủ quan khinh địch đặc biệt la trong nhưng ngày Tết vì thế vua Quang Trung đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc đánh một trận tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Ông không chỉ có tài phán đoán mà còn có tài điều binh khiển tướng. Ông biết tập chung vào các điểm then chốt trực tiếp chỉ huy các trận đánh chiến thuật. Vua Quang Trung rất linh hoạt, xuất quỷ nhập thần, lúc thì nghi binh thanh thế. Nguyễn Huệ là người có tầm nhìn chiến lược lúc xuất quân ông đã định trước ngày chiến thắng trở về:" Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh." Đang đi đánh giặc mà lòng đã nghĩ tới mối quan hệ hai nước và đời sống nhân dân 2 dân tộc:" Nhưnng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 lần nước mình, sau khi thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt, không phải phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy.
Quả thực hình ảnh vua Quang Trung oai phong lẫm liệt vào thành Thăng Long sớm trước 2 ngày và chiếc áo bào đỏ sạm đen khói súng. Vị vua đó đã trở thành niềm tự hào của con dân đất Việt.
Nguyễn Huệ, vị chiến tướng dùng kì mưu hạ thành Phú Xuân. Nguyễn Huệ, vị thống tướng đã tiêu diệt 3 vạn quân Xiêm xâm lược tại Rạch Gầm - Xoài Mút trong một trận thuỷ chiến trời long đất lở. Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đã đạp đổ ngai vàng Chúa Trịnh ở Đàng ngoài rồi kết duyên cùng công chúa Ngọc Hân làm chấn động Bắc Hà.Nguyễn Huệ - vua Quang Trung đã tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược, xây nên gò Đống Đa lịch sử bất tử.
Đọc Hồi thứ 14 “Hoàng Lê nhất thống chí, hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã để lại trong tâm hồn ta bao ấn tượng không phai mờ.
Những tác giả - người con ưu tú của dòng họ “Ngô Thì" ở Tả Thanh Oai đã mượn lời nói của người cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tâu với Thái hậu, rất khách quan, để giới thiệu Nguyễn Huệ với sự tâm phục và kinh sợ. Vì là người ở phía bên kia, phe đối địch, nên đại từ “hắn" mà người cung nhân này dùng để chỉ Nguyễn Huệ cũng chẳng hề làm mờ đi bức truyền thần về chiến tướng trăm trận trăm thắng.
“Không biết rằng, Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra bắc vào nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thay hắn trỏ tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hắn hơn sợ sấm sét".
Nên biết lúc bấy giờ, Tôn Sĩ Nghị và 29 vạn quân Thanh đã đóng chật Thăng Long, coi nước ta chi là quận huyện của chúng, Lê Chiêu Thống đã được Thiên triều cho làm An Nam quốc vương, nhưng với cái nhìn sắc sảo, người cung nhân cũ đã chỉ ra sự bại vong tất yếu của bọn cướp nước và bè lũ bán nước: “E rằng chẳng mấy lâu nữa, hắn lại trở ra, tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi?" Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 đã cho thấy lời nói ấy là một dự báo linh nghiệm, một chân lí lịch sử rất hùng hồn.
Nguyễn Huệ là một con người biết nghe và quyết đoán. Ngày 24 tháng Chạp năm Mậu Thân ( 1788) nhận được tin cáo cấp do Nguyễn Văn Tuyết đưa vào, Nguyễn Huệ “giận lắm” định “cầm quân đi ngay” nhưng trước lời bàn “hãy chính vị hiệu", ông đã nghe theo để “giữ lấy lòng người" rồi mới xuất quân đánh dẹp cõi bắc. Việc đắp đàn ở núi Bân, tế Trời Đất, thần Sông, thần Núi, lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung chứng tỏ cái tầm nhìn chiến lược của người anh hùng áo vải khi Tổ quốc đứng trước họa xâm lăng.
Dàn ý chi tiết
I. Mở bài :
- “Hoàng Lê nhất thống chí” là một cuốn tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán được viết theo thể chương hồi do nhiều tác giả trong Ngô Gia Văn Phái (Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du…) sáng tác. Đây là một bức tranh sâu rộng vừa phản ánh được sự thối nát, suy tàn của triều đình Lê Trịnh, vừa phản ánh được sự phát triển của phong trào Tây Sơn.
- Trong hồi thứ 14 của tác phẩm, hình tượng người anh hùng Quang Trung hiện lên thật cao đẹp với khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt và tài thao lược hơn người.
II. Thân bài:
1. Trước hết Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ quyết đoán:
- Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết.
- Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng “định thân chinh cầm quân đi ngay”.
- Rồi chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi hoàng đế, dốc xuất đại binh ra Bắc…
2. Đó là một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén:
* Ngay khi mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị hùng hổ kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, Nguyễn Huệ đã quyết định lên ngôi hoàng đế để chính danh vị, lấy niên hiệu là Quang Trung.
Việc lên ngôi đã được tính kỹ với mục đích thống nhất nội bộ, hội tụ anh tài và quan trọng hơn là “để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người”, được dân ủng hộ.
* Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta:
- Qua lời dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ở Nghệ An, Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”.
- Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…
- Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”.
* Sáng suốt trong việc sét đoán bê bối:
- Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của Quang Trung với Sở và Lân ta thấy rõ: Ông rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ra thì “quân thua chém tướng” nhưng không hiểu lòng họ, sức mình ít không địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Vậy Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen.
- Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sĩ “đa mưu túc trí” việc Sở và Lân rút chạy Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao.
3. Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng:
- Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”.
- Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 tới ta hoà bình. Đối với địch, thường thì biết là thắng việc binh đao không thể dứt ngay được vì xỉ nhục của nước lớn còn đó. Nếu “chờ 10 năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng”.
4. Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người:
- Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung hoạch định kế hoạch từ 25 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tiết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức 2 ngày.
- Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng đội quân vẫn chỉnh tề cũng là do tài tổ chức của người cầm quân.
5. Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận:
- Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.
- Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù.
- Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc hoạ lẫm liệt: trong cảnh “khói tỏ mù trời, cách gang tấc không thấy gì” nổi bật hình ảnh nhà vua “cưỡi voi đi đốc thúc” với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.
- Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
III. Kết bài
Với ý thức tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc, những người trí thức – các tác giả Ngô Gia Văn Phái là những cựu thần chịu ơn sâu, nghĩa nặng của nhà Lê, nhưng họ đã không thể bỏ qua sự thực là ông vua nhà Lê yếu hèn đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lẫy lừng của nghĩa quân Tây Sơn, làm nổi bật hình ảnh vua Quang Trung – người anh hùng áo vải, niềm tự hào lớn của cả dân tộc. Bởi thế họ đã viết thực và hay đến như vậy về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
Viết đoạn văn phân tích lời phủ dụ của vua Quang Trung
- Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết bằng chữ Hán theo lối tiểu thuyết chương hồi. Tác phẩm đã tái hiện giai đoạn lịch sử biến động của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Hồi thứ 14 của tác phẩm đã tái hiện sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Trong đoạn trích, tác giả đã miêu tả một cách chân thực, cảm động về người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ.
- Nguyễn Huệ là con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
+ Nghe tin quân Thanh tiến vào Thăng Long, ông không hề nao núng. Lòng căm thù giặc sôi sục, ông định thân chinh cầm quân đi ngay, nhưng lòng yêu nước đã đưa ông đến quyết định đúng đắn. Ông đã biết lắng nghe lời mưu sĩ, chỉ trong một tháng, ông đã làm được nhiều việc lớn: lên ngôi Hoàng đế, ra lệnh ân xá làm yên lòng dân, đoàn kết mọi người góp thêm sức mạnh ra trận, tuyển quân lính, mở cuộc duyệt binh, ra lời phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch đánh giặc ...
+ Lời phủ dụ giống như một bài hịch ngắn, hào hùng, khích lệ tinh thần quân sĩ, khơi dậy niềm tự hào, ý chí quyết tâm xả thân vì Tổ quốc. Trong lời phủ dụ, ông đã khẳng định mỗi nước có chủ quyền riêng nhưng từ xưa đến nay, phong kiến phương Bắckhông nguôi dã tâm xâm lược nước ta. Ông muốn mọi người phát huy truyền thống đấu tranh của dân tộc ta, đập tan dã tâm xâm lược. Những lời lẽ ấy cho thấy trí tuệ sáng suốt, nhạy bén của người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ.
+ Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén thể hiện trong việc xét đoán và dùng người. Việc lui quân về Ninh Bình theo ý của Ngô Thì Nhậm là đúng.Khi đến Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, nhà vua vẫn nói những lời để giữ kỉ cương, quân pháp: "Các ngươi đem thân thờ ta, ... thì quả đúng là như vậy." Đồng thời vần khẳng định chủ trương lui quân là hoàn toàn đúng đắn.
- Nguyễn Huệ là người anh hùng có ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng. Mới khởi binh đã định ngày chiến thắng, ngày mồng 7 hẹn quân ăn Tết ở Thăng Long. Nguyễn Huệ còn tính sắn kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng.
- Chân dung người anh hùng dân tộc được phác hoạ với tài dụng binh như thần. Nguyễn Huệ cho mở tiệc khao quân, chia quân thành 5 đạo. Ngày 25 tháng chạp xuất quân ở Phú Xuân (Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt 350 km đường núi đèo chỉ trong 4 ngày. Ở đây, ông tuyển thêm quân lính, tổ chức đội ngũ, duyệt binh lớn. Ngày 30 tiếp tục lên đường ra Thăng Long, tất cả đều đi bộ. Ngày mùng 5 tết đến Thăng Long, vượt kế hoạch 2 ngày, hành quân liên tục nhưng cờ nào đội nấy vẫn chỉnh tề. Phải nói rằng tài cầm quân của Nguyễn Huệ thật tuyệt vời.
- Đặc biệt, hình ảnh được tô đậm nhất là hình ảnh người chỉ huy tài tình, oai phong lầm liệt của Quang Trung Nguyễn Huệ trong chiến trận. Đến gần Thăng Long cho bắt sống bọn do thám, không để cho quân Thanh biết tin. Đêm mùng 3, cho bao vây làng Hà Hồi, rồi bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran, tước khí giới của đồn. Ngày mùng 5 tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Trong không khí khói toả mù trời, hình ảnh vua Quang Trung vần hiện lên oai phong lầm liệt. Quân thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống tự tử ...
- Hình tượng người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ được khắc hoạ chân thực, sinh động qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, qua một giọng văn đầy phân chấn xen lẫn tự hào. Đó là một người anh hùng với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần, là người tổ chức, linh hồn của chiến công vĩ đại. Từ vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng áo vải, người đọc càng khâm phục hơn tài năng nghệ thuật cũng như trân trọng ngòi bút tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc của Ngô gia văn phái.
Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc, thế tương quan giữa ta và địch. Trong lời phủ dụ quân sĩ ở Nghệ An:
+ Nguyễn Huệ đã khẳng định chủ quyền của dân tộc(“đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”) và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của quân Thanh, nêu bật dã tâm của chúng(“bụng dạ ắt khác…cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải”)
+ Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
+ Kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật nghiêm.
=> Lời phủ dụ có thể xem như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ phong phú, sâu xa, nó tác động, kích thích lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc.
- Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: Thể hiện qua cách xử trí vừa có lí vừa có tình với các tướng sĩ tại Tam Điệp.Ông rất hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người đúng việc
- Mới khởi binh, chưa lấy được tấc đất nào, vậy mà Quang Trung đã tuyên bố chắc nịch “phương lược tiến đánh đã có sẵn”, “Chẳng qua mươi ngay có thể đuổi được người Thanh”.
- Biết trước kẻ thù “lớn gấp mười nước mình”, bị thua một trận “ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù” khiến việc binh đao không bao giờ dứt nên Nguyễn Huệ còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng để có thời gian “yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”, làm cho nước giàu quân mạnh.
=>là người có ý chí sáng suốt,nhạy bén,quết thắng trước mọi thời cuộc
- Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết bằng chữ Hán theo lối tiểu thuyết chương hồi. Tác phẩm đã tái hiện giai đoạn lịch sử biến động của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Hồi thứ 14 của tác phẩm đã tái hiện sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Trong đoạn trích, tác giả đã miêu tả một cách chân thực, cảm động về người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ.
- Nguyễn Huệ là con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
+ Nghe tin quân Thanh tiến vào Thăng Long, ông không hề nao núng. Lòng căm thù giặc sôi sục, ông định thân chinh cầm quân đi ngay, nhưng lòng yêu nước đã đưa ông đến quyết định đúng đắn. Ông đã biết lắng nghe lời mưu sĩ, chỉ trong một tháng, ông đã làm được nhiều việc lớn: lên ngôi Hoàng đế, ra lệnh ân xá làm yên lòng dân, đoàn kết mọi người góp thêm sức mạnh ra trận, tuyển quân lính, mở cuộc duyệt binh, ra lời phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch đánh giặc ...
+ Nghe tin quân Thanh tiến vào Thăng Long, ông không hề nao núng. Lòng căm thù giặc sôi sục, ông định thân chinh cầm quân đi ngay, nhưng lòng yêu nước đã đưa ông đến quyết định đúng đắn. Ông đã biết lắng nghe lời mưu sĩ, chỉ trong một tháng, ông đã làm được nhiều việc lớn: lên ngôi Hoàng đế, ra lệnh ân xá làm yên lòng dân, đoàn kết mọi người góp thêm sức mạnh ra trận, tuyển quân lính, mở cuộc duyệt binh, ra lời phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch đánh giặc ...
+ Lời phủ dụ giống như một bài hịch ngắn, hào hùng, khích lệ tinh thần quân sĩ, khơi dậy niềm tự hào, ý chí quyết tâm xả thân vì Tổ quốc. Trong lời phủ dụ, ông đã khẳng định mỗi nước có chủ quyền riêng nhưng từ xưa đến nay, phong kiến phương Bắckhông nguôi dã tâm xâm lược nước ta. Ông muốn mọi người phát huy truyền thống đấu tranh của dân tộc ta, đập tan dã tâm xâm lược. Những lời lẽ ấy cho thấy trí tuệ sáng suốt, nhạy bén của người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ.
+ Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén thể hiện trong việc xét đoán và dùng người. Việc lui quân về Ninh Bình theo ý của Ngô Thì Nhậm là đúng.Khi đến Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, nhà vua vẫn nói những lời để giữ kỉ cương, quân pháp: "Các ngươi đem thân thờ ta, ... thì quả đúng là như vậy." Đồng thời vần khẳng định chủ trương lui quân là hoàn toàn đúng đắn.
- Nguyễn Huệ là người anh hùng có ý chí quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng. Mới khởi binh đã định ngày chiến thắng, ngày mồng 7 hẹn quân ăn Tết ở Thăng Long. Nguyễn Huệ còn tính sắn kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng.
- Chân dung người anh hùng dân tộc được phác hoạ với tài dụng binh như thần. Nguyễn Huệ cho mở tiệc khao quân, chia quân thành 5 đạo. Ngày 25 tháng chạp xuất quân ở Phú Xuân (Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt 350 km đường núi đèo chỉ trong 4 ngày. Ở đây, ông tuyển thêm quân lính, tổ chức đội ngũ, duyệt binh lớn. Ngày 30 tiếp tục lên đường ra Thăng Long, tất cả đều đi bộ. Ngày mùng 5 tết đến Thăng Long, vượt kế hoạch 2 ngày, hành quân liên tục nhưng cờ nào đội nấy vẫn chỉnh tề. Phải nói rằng tài cầm quân của Nguyễn Huệ thật tuyệt vời.
- Đặc biệt, hình ảnh được tô đậm nhất là hình ảnh người chỉ huy tài tình, oai phong lầm liệt của Quang Trung Nguyễn Huệ trong chiến trận. Đến gần Thăng Long cho bắt sống bọn do thám, không để cho quân Thanh biết tin. Đêm mùng 3, cho bao vây làng Hà Hồi, rồi bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran, tước khí giới của đồn. Ngày mùng 5 tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Trong không khí khói toả mù trời, hình ảnh vua Quang Trung vần hiện lên oai phong lầm liệt. Quân thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống tự tử ...
trong hồi thứ 14 có đoạn viết :" Vua Quang Trung lại truyền lấy 69 tấm ván ... quân Thanh đại bại ". nhận xét nghệ thuật đặc sắc
t
trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của nhân dân và vai trò của sự đoàn kết dân tộc
a. Con người hành động với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán:
* Trong mọi tình huống, Nguyễn Huệ luôn thể hiện là con người hành động với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán. Ông luôn xông xáo, giải quyết nhanh gọn và có chủ đích. Điều đó thể hiện qua từng thái độ, từng hành động của nhân vật:
- Nhận được tin giặc chiếm Thăng Long thì “giận lắm”,”định thân chinh cầm quân đi ngay”.
- Chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm rất nhiều việc lớn:
+ Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế để “chính vị hiệu”,”giữ lấy lòng người”.
+ Tự mình “đốc suất đạo binh” ra Bắc.
+ Tìm gặp người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp để hỏi kế sách.
+ Tuyển mộ quân sĩ và “mở cuộc duyệt binh lớn” ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ.
b. Con người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén trước thời cuộc:
- Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc, thế tương quan giữa ta và địch. Trong lời phủ dụ quân sĩ ở Nghệ An:
+ Nguyễn Huệ đã khẳng định chủ quyền của dân tộc(“đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”) và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của quân Thanh, nêu bật dã tâm của chúng(“bụng dạ ắt khác…cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải”)
+ Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
+ Kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật nghiêm.
=> Lời phủ dụ có thể xem như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ phong phú, sâu xa, nó tác động, kích thích lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc.
- Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: Thể hiện qua cách xử trí vừa có lí vừa có tình với các tướng sĩ tại Tam Điệp.Ông rất hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người đúng việc.
Ngày này 71 năm về trước, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông - Nam Á. Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định cuộc đấu tranh cách mạng kiên cường của dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, đã giành được độc lập và khẳng định được vị thế độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ cuộc sống của mình. Trong công cuộc đổi mới, chúng ta vẫn luôn đoàn kết một lòng vượt mọi khó khăn, thử thách để xây dựng đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ theo tinh thần Tuyên ngôn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả dân tộc ta đã vượt qua những thác ghềnh của lịch sử để quyết tâm xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng nêu rõ: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết, nhân dân ta đã đánh bại những kẻ xâm lược tàn bạo và lập nên những chiến thắng lừng lẫy trong lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết mà nhân dân ta đã phát triển kinh tế, xã hội; đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc. Chính vì vậy, cần không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là kết quả hợp thành của nhiều nhân tố: Lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đại đoàn kết đã trở thành truyền thống quý báu; ý thức độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc; sự năng động, sáng tạo, dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hy sinh của người dân Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của đất nước. Quá trình đấu tranh gian khổ của dân tộc ta ngày càng bồi đắp lòng yêu quê hương, đất nước, tình đoàn kết bền chặt của các tầng lớp nhân dân.
Những bài học kinh nghiệm về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Nội dung, phương thức phát huy sức mạnh đại đoàn kết phải được thường xuyên hoàn thiện, bổ sung phù hợp nhu cầu và hoàn cảnh đất nước từng giai đoạn. Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc còn phải hướng vào mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng và sáng tạo khoa học - công nghệ, hội nhập quốc tế thắng lợi. Trên cơ sở các phong trào hành động của thanh niên, nông dân, công nhân, phụ nữ, công chức, viên chức, nhà khoa học, doanh nhân, cần tạo ra sức mạnh nội lực để không ngừng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, xây dựng đất nước giàu mạnh.
Với niềm tin vào sự đổi mới và lãnh đạo sáng suốt của Đảng, vào tương lai tươi sáng của đất nước, các tầng lớp nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, chung lòng cùng Đảng và Nhà nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng vào cuộc sống.
đọc những lời của vua Quang Trung với quân sĩ (SGK-trang 66).viết 1 đoạn văn tổng-phân-hợp (khoảng 10 câu)trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật Quang Trung được biểu hiện trong những lời nói của ông.
Quả thật dân tộc ta là 1 dân tộc anh hùng chưa bào giờ bị khuất phục trước giặc ngoại xâm.Minh chứng mở lại những trang vàng của dân tộc ta thấy biết bao anh hùng hi sinh thân mình chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Một trong những vị anh hùng của dân tộc đó chính là Nguyễn Huệ-người anh hùng áo vải đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan ba mươi vạn quân Thanh xâm lược, khiến bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói hồi thứ mười bốn trong tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí “ của nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái đã phản anh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ.Đến với tác phẩm để cùng tự hào về 1 giai đoạn lịch sử đầy hiểm hách của dân tộc.
Trước hết chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua khi tâu với bà Hoàng Thái Hậu . Mặc dù vẫn xem Nguyện Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn” nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ.Đoạn trích hồi thứ 14 đã miêu tả khá rõ tài năng phi thường của vua Quang Trung và bộ mặt đê hèn nhục nhã của bọn bán nước và cướp nước. Bằng những chi tiết hết sức sống động chân thực. Kết hợp với việc đứng trên lập trường chình nghĩa đoạn trích đạ làm sống lại hình ảnh vị vua tài năng cả về đạo đức lẫn quân đội.
Trước tiên ta thấy rằng mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.Khi được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long Nguyễn Huệ giận lắm , định cầm quân đi ngay.Nhưng ông đã nghe lời khuyên của mọi người: cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi rồi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Lễ xong mới hạ lện xuất quân.Hành động đó đã tạo được niềm tin uy tín đối với nhân dân đồng thời dễ thu phục binh lính tạo nên 1 thói vững chắc trong lực lượng của nghĩa quân . Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác là bước đầu của sự thành công.
Việc Nguyễn Huệ tự mình dốc xuất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm tết Nguyên Đán cũng chứng tỏ tàu năng quân sự của ông.Đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là mất cảnh giác. Và ông còn rất hiểu sức mạnh tinh thần đối với quân sĩ : trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm cho tướng sĩ:”…Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long các người đã biết chưa?…Người phương Bắc không phải nòi bũng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyễn có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các Ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuần lòng người, đấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc…”Từ những lời động viên trên ta thấy Quang Trung quả là 1 vị vua không chỉ giỏi võ nghệ mà còn là vị tướng rất giỏi tâm lí. Ông đã khơi gợi được lòng căm thù giặc và tự hào về trang sử vàng của dân tộc để khích lệ binh sĩ.
Nguyễn Huệ còn dự đoán chình xác những sự việc sắp xảu ra.Ông là một người đầy tự tin :”Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược chiến tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh”.Nhưng ông cũng luôn luôn đề phòng hậu hoạ:”Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù.Như thế việc binh đao không bao giờ dứt”.Và ông đã dự định chọn người “khéo lời lẽ để dẹp việc binh đao-đó cũng chính là Ngô Thời Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung ta thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn người dân phải chịu cảnh binh đao sương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách đánh tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất” Vua truyền lấy sáu chục tấm ván cứ ghép liền ba tấm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín.Quân Thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả”.Quang Trung là vị vua rất thông minh tiên đoán chính xác và còn là 1 người hết lòng yêu thương dân tránh những hậu quả cho nhân dân, binh lính.
Ông còn là người có tài điều binh khiển tướng, ra quân đánh thắng như chẻ tre.Bắt sống toàn bộ quân Thanh đi do thám tại Phú Xuyên, dùng mưu để gọi loa vây kín làng Hà Hồi, quân Thanh “rụng rời sợ hãi” phải đầu hành. Vua Quang Trung cỡi voi dốc chiến. Sáng mồng năm dồn Ngọc Hồi bị tiêu diệt.Sâm Nghi Đống phải thất cổ tự tử hàng ngàn giặc bị giết “thây chất đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. Hàng vạn giặc phải bỏ mạng ở đầm Mực.Tôn Sĩ Nghị”sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp…nhắm hướng Bắc mà chạy. Quân tướng “hoảng hồn, tan tác bỏ chạy”.Thừa thắng, vua Quang Trung tiến vào giải phóng kinh thành Thăng Long đúng trưa mồng năm tháng giệng năm Kỉ Dậu. Chiến thắng Đống Đa 1789 đã làm cho tên tuổi người anh hùng dân tộc sáng mãi ngàn thu. Người anh hùng Nguyễn Huệ đã góp vào một trang sử Vàng của dân tộc một chiến công vẻ vang hiếm hách.
Bằng lối văn biền ngẫu kết hợp với những chi tiết hết sức chân thật sống động với quan niệm đứng trên lập trường chính nghĩa.Hồi 14 đã thuật lại việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh người đọc đã hình dung chân dung người áo vải:Quang Trung- Nguyễn Huệ. Ông không chỉ là nhà quân sự thiên tài mà còn là một vị vua giàu lòng yêu nước.Đây là ý kiến của mình nha...nếu có sai sót cho mình xin lỗi nạ
Hình ảnh của vua Quang trung
- Là một vị vua anh minh
- Một vị tướng có tài thao lược
- Được nhân dân yêu mến
- Nhân cách cao đẹp
- Có lòng yêu nước nồng nàn
- Quả cảm tài trí
Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán: từ đàu đến cuối đoạn trích , Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai roongjmaf ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
Hơn thế nữa ông còn có một trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. Đưa ra lời phủ dụ có thể coi như bài hịch ngắn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng người yêu nước và truyền thống quật cường của đân tộc.
Sáng suốt nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người, thể hiện qua cách xử tri với các tướng sĩ tại Tam Điệp, khi Sở và Lân mang gươm trên lưng chịu tội. ông rất hiểu sở trường sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người đúng việc,…
Hình ảnh người anh hùng Quang Trung trong bài Hoàng Lê Thống Nhất trí
(viết 1 đoạn văn)
Giúp mik cần gấp
Trong nền văn học cổ của Việt Nam, một trong những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu được viết bằng chữ Hán của tác giả Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du là “ Hoàng Lê nhất thống chí” là tiêu biếu nhất. Cả tác phẩm đã làm nổi bật lên toàn cảnh của xã hội phong kiến lúc bấy giờ, đó là khoảng thời gian những năm cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19. Nổi bật trong đó là 17 hồi thể hiện cuộc sống thối nát vua quan Lê Trịnh và phong trào Tây Sơn cùng hình tượng dũng mãnh của người anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ. Đó chính là hình ảnh cao đẹp trong lịch sử dân tộc.
Đầu tiên, Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt và ý chí kiên cường cùng tính cách quyết đoán. Điều đó đã được thể hiện một cách rất rõ ràng trong việc quyết định cùng những hành động để lên ngôi hoàng đế của ông. Khi quân Thanh tràn vào đất nước, hòng ý muốn chiếm giữ kinh thành Thăng Long thì Nguyễn Huệ dù lúc ấy chỉ là Bắc Bình Vương đã quyết tâm phải trở thành vua để có thể thống nhất đất nước. Ông luôn lắng nghe những lời khuyên bảo của những tướng sĩ và phân tích theo nhiều phương hướng khác nhau để biết được đâu là những điều mang lại lợi ích cho dân tộc. Sự quyết đoán của ông đã được thể hiện qua việc ông hoàn thành được hai công việc quan trọng nhất: đó chính là lên ngôi hoàng đế và hạ lệnh xuất quân vào ngay 25 tháng chạp năm Mậu Thân.
Là một người có những mưu lược, sáng suốt, ông đã nhận định được tình hình của quân giặc, của bên quân mình một cách tỉ mỉ và chi tiết. Điều đó đã được thể hiện một cách rất rõ nét qua những lời thủ dụ của ông trước khi đánh trận. “ trong khoảng vũ trụ, đất nào sao đấy đều đã phân biệt rõ ràng…”. ông đã vạch trần bộ mặt tham lam của những kẻ có ráp tâm lớn nhất- quân Thanh trong khẩu hiệu “ phù Lê diệt Trình” của chúng. Đó chỉ là cái cớ để bọn chúng có thể kéo quân sang bờ cõi của nước ta một cách công khai. Mặt khác, ông lại khích lệ tinh thân của những chiến sĩ bằng những cách như ca ngợi truyền thống chiến đấu chống lại quân xâm lược. Muốn có được những điều đó, chúng ta phải cố gắng đồng tâm hiệp lực để dựng nên sức mạnh to lớn. Với những lời lẽ phân tích rõ ràng cùng những lập luận chặt chẽ, giúp cho chúng ta có sự liên tưởng với “ Hịch tướng sĩ”- Trần quốc tuấn và “ Nam quốc sơn hà”- Lý thường kiệt. Bằng những cách khéo léo của mình, ông đã khơi dậy được lòng căm thù giặc và sự kính trọng của những người lính mong muốn được chiến đấu cho tổ quốc. Sự sáng suốt của ông còn được thể hiện trong việc ông biết nhìn nhận và đánh giá khả năng của từng cá nhân, xem xét họ là những người như thế nào, để họ có cơ hội giúp sức cho tổ quốc. Ví như hai tướng lĩnh Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân, đáng lẽ họ là những người đáng bị phạt tội nhưng cuối cùng lại được vua Quang Trung sắp xếp cho một vị trí trong hàng ngũ quân lính của mình. Am hiểu bề tôi của mình như thế nào, quân đội của nhà vua lại càng có sự liên kết chặt chẽ bấy nhiêu. Đó chính là cái tài của một người lãnh đạo quân sự mà không phải ai cũng làm được.Vua Quang Trung cũng là một người có tầm nhìn xa trông rộng, biết lựa chọn thời cơ cho mình sao cho chiến thắng được quân địch một cách nhanh chóng nhất. Khi ấy, quân Thanh đang chiếm đóng gần hết vùng đất Bắc Hà, nhưng ông vẫn kiên quyết nêu ra mục tiêu tưởng chừng như không thể “ mười ngày đánh đuổi người Thanh”. Đó tưởng chừng là điều không thể nhưng cuối cùng lại trở thành sự thực. Ông làm cho đội quân áo vải của mình di chuyển từ nam ra bắc một cách thần tốc và chiến đấu khiến cho những kẻ xâm lược không kịp phòng bị, tạo nên những chiến thắng nhanh chóng.
Ông còn chuẩn bị cho tướng Ngô Thì Nhậm thương thuyết với quân Thanh để tránh cho những chuyện binh đao sau này. Thế mới biết, phải là người có chiến lược và tầm nhìn như thế nào thì vua Quang Trung mới có thể làm được những điều như vậy. Không những vậy, ông đã lập cho mình kế hoạch mười năm sau khi lên ngôi sẽ thay đổi đất nước như thế nào. Tất cả đều đã chứng minh được một điều vua Quang Trung là người có tầm nhìn chiến lược và là một trong những nhà quân sự, chính trị tài ba bậc nhất đất nước.
Nhờ có những đóng góp to lớn của hai nhà viết kịch mà chúng ta đã biết được thêm rất nhiều về những người anh hùng của dân tộc. Qua đây, em càng thêm trân trọng những giá trị lịch sử và ngưỡng mộ tài năng của người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ. Đó sẽ mãi là một tấm gương sáng, một tài năng vĩ đại của dân tộc Việt Nam chúng ta
Ông có một nét đẹp của vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí , tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam.Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán: từ đàu đến cuối đoạn trích , Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai roongjmaf ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
Hơn thế nữa ông còn có một trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. Đưa ra lời phủ dụ có thể coi như bài hịch ngắn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng người yêu nước và truyền thống quật cường của đân tộc.Sáng suốt nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người, thể hiện qua cách xử tri với các tướng sĩ tại Tam Điệp, khi Sở và Lân mang gươm trên lưng chịu tội. ông rất hiểu sở trường sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người đúng việc,…
Tóm tắt văn bản Hoàng Lê nhất thống chí
Trả lời:
Lê Chiêu Thống sợ uy danh của quân Tây Sơn, sang cầu cứu nhà Thanh. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo quân vào Thăng Long. Ngô Văn Sở, tướng của Tây Sơn cho quân lui về núi Tam Điệp để bảo tồn lực lượng và cho quân cấp báo với Nguyễn Huệ. Thuận theo lòng tướng sĩ Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung sau đó tiến quân ra Nghệ An. Ở Nghệ An nhà vua lấy thêm quân mở cuộc duyệt binh lớn, huấn dụ quân sĩ ai nấy đều đồng sức đồng lòng rồi tiến quân ra Bắc. Đến núi Tam Điệp gặp hai tướng Lân, Sở, Ngô Thời Nhiệm bàn kết hoạch sau khi đánh xong quân Thanh, mở tiệc khao quân.
Hẹn với tướng sĩ tối 30 lên đường, ngày 7 Tết tới Thăng Long. Giặc trấn thủ ở đó chưa đánh đã tan vỡ. Toán quân do thám bị bắt sống hết. Nửa đêm ngày mồng 3 Kỉ Dậu bắt đầu tấn công đồn Hạ Hồi quân giặc sợ hãi xin hàng. Sau đó tiếp tục dang thành chữ nhất tiến công đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, rơi vào kế nghi binh của Tây Sơn, bị dồn xuống đầm vực, bị vui giày đạp chết hàng vạn người. Giữa trưa hôm ấy quân Tây Sơn kéo vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghĩ nghe tin sỡ hại không kịp mặc áo giáp chạy trốn. Vua Lê Chiêu Thống đem hoàn thân quốc thích rời bỏ kinh thành chạy theo quân Thanh đại bại.
Chúc bạn học tốt!
I. Tóm tắt 1
Được tin báo quân thanh vào thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra bắc, thân chinh cầm quân, vừa đi vừa tuyển quân lính. ngày ba mươi tháng chạp, đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng bảy năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về biên giới phía bắc, khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân.
II - Tóm tắt 2
Lo sợ trước sự lớn mạnh không ngừng của nghĩa quân Tây Sơn, Lê Chiêu Thống hèn hạ cầu cứu nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân Thanh vào Thăng Long mà không mất một mũi tên hòn đạn nên rất kiêu căng tự đắc. Tôn Sĩ Nghị hứa với Lê Chiêu Thống mùng 6 sẽ làm cỏ quân Tây Sơn. Tướng Lân và Sở theo kế của Ngô Thì Nhậm rút về Tam Điệp ,mặt khác sai Văn Tuyết đi báo tin cho Bắc Bình Vương ở kinh đô Huế. Nghe tin đó, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận và lập tức lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung. Xuất quân ngày 25 thì 29 đến Nghệ An. Tại đây Quang Trung chiêu lính cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất lính, chẳng mấy chốc đã được một đội quân tinh nhuệ. Nhà vua chia quân thành 5 đạo và đọc hịch dụ binh. 30 tháng chạp nghĩa quân hội tại Tam Điệp, trách phạt tướng bại trận nhưng nhà vua không quên động viên, khích lệ lòng quân. Tại Tam Điệp, Quang Trung đã nhìn thấu vận nước 10 năm sau và nhìn ra nhân tài Ngô Thì Nhậm giao trọng trách hòa hiếu giữa hai nước cho ông .Vua cho quân ăn tết trước, hẹn mùng 7 ca khúc khải hoàn. Rạng sáng mùng 3 tết, đạo quân tiến sát và diệt gọn đồn Hà Hồi, tiếp tục mùng 5 tết tiến đến đồn Ngọc Hồi, tiến vào Thăng Long mà quân Thanh vẫn không hề biết ,nghĩa quân đại thắng. Lại nói về Tôn Sĩ Nghị và vua tôi nhà Lê, chúng đón tết mà không hề hay biết sự vũ bão của quân Tây Sơn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên người không kịp mặc áo giáp chạy về Phương Bắc. Đám tàn quân chạy theo làm gẫy cầu phao, rơi xuống tắc nghẽn sông Nhị Hà. Vua Lê sợ hãi đưa thái hậu cũng tùy tùng bỏ chốn cướp cả thuyền của dân, đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị nước mắt lã chã rơi vô cùng thê thảm.
Lê Chiêu Thống sợ uy danh của quân Tây Sơn, sang cầu cứu nhà Thanh. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo quân vào Thăng Long. Ngô Văn Sở, tướng của Tây Sơn cho quân lui về núi Tam Điệp để bảo tồn lực lượng và cho quân cấp báo với Nguyễn Huệ. Thuận theo lòng tướng sĩ Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung sau đó tiến quân ra Nghệ An. Ở Nghệ An nhà vua lấy thêm quân mở cuộc duyệt binh lớn, huấn dụ quân sĩ ai nấy đều đồng sức đồng lòng rồi tiến quân ra Bắc. Đến núi Tam Điệp gặp hai tướng Lân, Sở, Ngô Thời Nhiệm bàn kết hoạch sau khi đánh xong quân Thanh, mở tiệc khao quân. Hẹn với tướng sĩ tối 30 lên đường, ngày 7 Tết tới Thăng Long. Giặc trấn thủ ở đó chưa đánh đã tan vỡ. Toán quân do thám bị bắt sống hết. Nửa đêm ngày mồng 3 Kỉ Dậu bắt đầu tấn công đồn Hạ Hồi quân giặc sợ hãi xin hàng. Sau đó tiếp tục dang thành chữ nhất tiến công đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, rơi vào kế nghi binh của Tây Sơn, bị dồn xuống đầm vực, bị vui giày đạp chết hàng vạn người. Giữa trưa hôm ấy quân Tây Sơn kéo vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghĩ nghe tin sỡ hại không kịp mặc áo giáp chạy trốn. Vua Lê Chiêu Thống đem hoàn thân quốc thích rời bỏ kinh thành chạy theo quân Thanh đại bại.
vẽ sơ đồ nội dung nghệ thuật bài hoàng lê nhất thống chí
ngoài lời phủ dụ khi sở và lân " đều mang gươm trên lưng mà chịu tội" QT giải quyết ntn?
giúp mk mai mk đi hc rồi