Hướng dẫn soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn (trích) - Ngô gia văn phái

H24
Xem chi tiết
DL
21 tháng 9 2022 lúc 21:26

Gợi ý cách làm nha.

Mở đoạn:

- Giới thiệu hiện tượng tăng giá khẩu trang trong khi đại dịch Covid - 19 diễn ra.

Ví dụ: Năm 2019 là một năm đầy đau thương với tất cả mọi người - đại dịch Covid truyền nhiễm diễn ra mạnh mẽ. Kéo theo đó là hiện tượng tăng giá khẩu trang ngăn ngừa dịch bênh.

Thân đoạn:

- Nguyên nhân khẩu trang tăng giá:

+ Xuất phát từ lòng tham lợi ích của người bán.

+ Thừa nước đục thả câu - thừa lúc ai ai cũng cần khẩu trang để tăng giá khẩu trang một cách trắng trợn kiếm tìm lợi ích bản thân trên sinh mạng người khác.

- Khi khẩu trang lên giá, mọi người đã chịu những điều gì?

+ Một số người nghèo phải sài một chiếc khẩu trang trong cả tuần.

+ Người giàu thì tha hồ sài phung phí.

+ .......

- Theo em hiện tượng này là sai trái, là không đúng với đạo đức con người. 

+ Khẩu trang không làm từ chất liệu quá hiếm có, không có lý do để tăng gấp 3-4 lần giá khẩu trang ban đầu.

+ Chúng ta cần có tình yêu thương con người trong cuộc sống, không vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi đến người vô tội.

+ ...

- Phê phán những người tăng giá khẩu trang trong đại dịch.

Kết đoạn:

- Liên hệ bản thân: Nếu em là người bán khẩu trang trong lúc đại dịch diễn ra thì em có tăng giá không?. Vì sao?

Bình luận (0)
MN
21 tháng 9 2022 lúc 23:34

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tăng giá khẩu trang trong đại dịch Covid19 là điều đáng buồn của một bộ phận người buôn bán...)

TB:

Nêu nguyên nhân tăng giá khẩu trang:

+ Do nhu cầu mua tăng cao

+ Do ham lợi nhuận lớn

+ Do khẩu trang khan hiếm

...

Hậu quả: 

+ Nhiều người không có khẩu trang sử dụng

+ Người bán thu một nguồn lợi nhưng thiếu đi lòng nhân đạo

+ Mất đi lòng tin trong nhân dân

...

Đánh giá về hiện tượng tăng giá khẩu trang:

Hiện tượng này khiến cho ý thức của những người bán khẩu trang đi xuống, khiến nhiều người không có khẩu trang sử dụng và điều đáng buồn là khiến cho nhiều người mất lòng tin việc mua khẩu trang...

Biện pháp ngăn chặn:

+ Xử phạt những người có hành vi tăng giá khẩu trang

+ Chia đều số khẩu trang bán trên các hiệu thuốc

...

KB: Nêu suy nghĩ của em về hành động tăng giá khẩu trang

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
MN
16 tháng 10 2021 lúc 10:00

Em tham khảo:

Gươm giáo của một thời đánh giặc bảo vệ non sông đã lùi vào dĩ vãng theo cách mà nó cần. Để rồi, để lại nơi đây, trong đời sống này là trách nhiệm, là ý thức để con người, mà đặc biệt là giới trẻ với trách nhiệm lớn lao trong hoàn cảnh mới của đất nước. Trách nhiệm - hai chữ ngắn gọn thôi mà nặng bao ưu tư trong từng hành động, việc làm, suy nghĩ. Tuổi trẻ như một đóa hoa ngát hương có thể làm gì đây để giãi bày lòng mình ,để cống hiến cho quê hương. Cây cầu nối đầu tiên ta có thể dựng xây mang tên học tập. Chìa khóa của mọi thành công là học tập, là khao khát vì ngày mai đẹp tươi của dân tộc Việt Nam. Trên hành trình học tập tri thức đó, tuổi trẻ cũng cần rộng lòng mình, nhân lên yêu thương vô hạn để giúp dân tộc Việt Nam ngày càn doàn kết, yêu thương nhau. Trên đôi vai ta là sứ mệnh phát triển đất nước. Đâu thể mãi là dân tộc AN Nam nhỏ bé bị ngoại quốc dồn ép, nạt nộ. Rồi ta sẽ lớn lên, sẽ trưởng thành để hai chữ Việt Nam thắp sáng và bay xa. Bạn ơi, dịch bệnh còn dài, khó khăn muôn ngả. Làm gì đây? Tại sao không cống hiến mình vào hoạt động tình nguyện hoặc chí ít cũng hãy là một người công dân biết tuân thủ yêu cầu, chỉ thị được đưa ra trong tình hình dịch bệnh. Trách nhiệm, vừa thiêng liêng mà vừa lớn lao biết bao nhiêu bạn ạ! 

Bình luận (0)
BP
Xem chi tiết
H24
15 tháng 10 2021 lúc 10:26

Tham khảo :

Ngày 30 tháng tháng chạp , vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân . Binh linh đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi . Khi đến núi Tam Điệp , Sở và Lân ra đón xin chịu tội . Vua Quang Trung phân xử xong thì cho mở tiệc khao quân , hẹn đến ngày mồng 7 sẽ vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng chiến thắng . Vua Quang Trung cho chia quân thành 5 đạo, đúng ngày gióng trống khua chiêng lên đường ra Bắc . Khi quân ra đến sông Gián , nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước . Khi đến sông Thanh Quyết , quân Thanh do thám đi từ xa thấy bóng cũng chạy nốt , vua cho người đuổi theo đến Phú Xuyên thì bắt sống được hết không để tên nào chạy thoát nên quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi vẫn không hay biết gì . Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu ( 1789 ) , vua Quang Trung tiến đánh đồn Hà Hồi . Ông cho quân vây kín bốn xung quanh rồi bắc loa truyền gọi . Tiếng quân lính luân phiên dạ ran vang vọng khắp không gian khiến quân số của ta như có thêm hàng vạn người . Khí thế quân Tây Sơn mạnh hơn bội phần khiến cho địch rụng rời sợ hãi , liền xin ra hàng , vũ khí bị quân ta lấy hết . Vua Quang Trung chiếm được thành Hà Hồi mà không cần phải khởi dụng binh đao . Tiến vào trận Ngọc Hồi , vua Quang Trung sai người lấy sáu chục tấm ván , ghép liền ba tấm làm một bức , bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín , tất thảy được hai mươi bức rồi chọn những người lính khỏe mạnh nhất , cứ mười người khênh một bức , lưng giắt dao ngắn , hai mươi người khác cầm binh khí theo sát phía sau , dàn trận thành chữ nhất . Vua cưỡi voi đốc thúc sát phía sau , đến mồng 5 tháng giêng thì đến sát thành Ngọc Hồi . Quân ta khí thế ngút trời , ai nấy đều quyết tâm cao độ tiến vào trận chiến sống mái với kẻ thù . Cuộc chiến ngay từ mở đầu đã vô cùng căng thẳng . Quân Thanh từ trong thành Thăng Long cho nổ súng bắn ra , nhằm vào đội quân nhưng không trúng người nào . Nhân có gió bắc , quân Thanh đã dùng ống phun khói lửa ra , khói tỏa mù trời , cách trong gang tấc không nhìn thấy gì hòng làm quân ta rối loạn , mất tinh thần . Nhưng đúng lúc ấy , trời lại nổi gió nam , thánh ra quân Thanh lại lãnh đủ , tự làm hại mình . Quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung , gấp rút tiến quân , vừa che chắn , vừa xông thẳng lên phía trước . Khi hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất , cầm dao ngắn xông lên chém bừa , những bính linh theo sát phía sau cũng nhất tề xông tới mà đánh . Tiếng gươm giáo va nhau , tiếng người vang đội , tiếng hò hét vang trời . Vua Quang Trung sừng sững ngồi trên voi chỉ huy trận đánh , tiếng vua vang rền như tiếng sấm khiến cho quân ta càng thêm vững vàng , xông tới mà đánh . Quân Thanh không chống đỡ nổi , bỏ chạy tán loạn , giày xéo lên nhau mà chết . Tên thái thú lúc bấy giờ là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ mà chết . Quân Tây Sơn được thế chém giết lung tung , thây nằm đầy đống , mái chảy thành suối , quân Thanh đại bại . Giữa trưa hôm ấy , vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo quân vào thành . Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật , ngựa không kịp đóng yên , người không kịp mặc áo giáp , dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao , rồi nhằm hướng bắc mà chạy . Vua tôi Lê Chiêu Thống cũng hốt hoảng chạy trốn .

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
H24
5 tháng 10 2021 lúc 16:35

Ta ở câu đầu tiên ý nói vua Quang Trung.

Ta ở câu thứ hai ý nói là nước ta.

Bình luận (0)
H24
26 tháng 9 2021 lúc 17:28

Tham Khảo

Mỗi một đất nước, một dân tộc, một mảnh đất có những loại cây riêng với quê hương mình. Và ở nước ta cây lúa mộc mạc, bình dị đã trở thành cây nông nghiệp gần gũi, gắn bó nhất trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Cây lúa ấy đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ khi viết về vẻ đẹp quê hương.
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
Cây lúa thuộc loại cây rễ chùm, ưa nước. Cây lúa phát triển qua từng thời kì khác nhau, trải qua quá trình chăm sóc, tưới tiêu vất vả, cần mẫn của người nông dân mới cho những bông lúa uốn câu vàng óng. Cây lúa khi còn ở thời kì con gái trông duyên dáng như một thiếu nữ yêu kiều thướt tha trong bộ cánh xanh non mỡ màng. Lá lúa dài như những lưỡi kiếm, thi thoảng có làn gió thổi qua như những chiến binh đang múa kiếm nghe thật vui tai. Thân lúa mảnh, nhỏ, gồm nhiều lớp vỏ ngoài dầy bọc lấy nhau, như những cánh tay đang ôm ấp để bảo vệ bên trong. Cây lúa khi chín mang trên mình bộ cánh mới, không còn là màu xanh mỡ màng, trẻ trung đầy sức sống nữa mà là màu vàng óng, ngây ngất thơm mùi sữa non. Cây lúa luôn mang trên mình mùi hương rất đặc biệt, đó là mùi của đất quê, của hồn quê mộc mạc, thân thương, của những tấm lòng cần mẫn, chịu thương chịu khó, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Hạt lúa khi chín được bọc bên ngoài là lớp vỏ trấu màu vàng, bên trong là hạt gạo tròn, chắc mẩy bụ bẫm trông đến là thích mắt. Hạt gạo trắng ngần ấy là tinh hoa của mồ hôi, công sức nước mắt người dân lao động tụ lại để dâng lên hương trời. Vậy nên hương lúa lúc nào cũng thế, có mùi thơm ngát, rất ngậy, rất thơ.

Có nhiều loại lúa khác nhau, phù hợp với từng vùng miền, khí hậu riêng. Các loại thóc thường phổ biến là thóc nếp, thóc BC, thóc Việt Hương, thóc Tạp Giao, thóc Tám…Mỗi loài có những cách chăm sóc khác nhau, tưới tiêu và công dụng khác nhau, nhưng tựu chung lại đều rất hữu ích và là một nguồn lương thực không thể thiếu với người nông dân.

Cây lúa có rất nhiều công dụng. Trước hết nó là cây lương thực chính của nước ta, đồng thời cũng là thương hiệu, đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Hơn nữa, những cách chế biến khác nhau đem đến cho cây lúa rất nhiều lợi ích khác nhau. Hạt gạo trắng ngần là nguyên liệu để làm các sợi phở, bún, các loại bánh đa. Những loại cơm gạo, cơm cháy ruốc, bánh gạo, nước gạo rất tốt cho sức khỏe. Cây lúa cũng chính là nguyên liệu chính làm nên món bánh trưng bánh giầy-món ăn truyền thống tỏng mỗi dịp lễ, tết ở Việt Nam ta. Hay một thứ quà của lúa non đó là cốm đã được nhà văn Thạch Lam đưa vào trang văn của mình đầy trân trọng, tự hào.

Nhưng để có được hạt gạo trắng ngần, cây lúa phải phát triển khỏe mạnh, vì thế đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mẩn, cẩn trọng của người nông dân. Đặc biệt là việc tưới tiêu, vì là một loại cây ưa nước nên việc cung cấp đủ nước cho cây là rất quan trọng, ngoài ra người nông dân cũng liên tục phải quan sát trên cây lúa xem có những dấu hiệu bất thường nào khác để kịp thời tưới phân, chăm bón đúng lúc. Để làm ra hạt gạo nuôi sống con người không phải là điều gì dễ dàng, vì thế hạt gạo càng cần được trân trọng hơn bao giờ hết.


 
Cây lúa thật đẹp, một nét đẹp mộc mạc tinh túy của người dân đất Việt. Cây lúa đã trưởng thành, phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua biết bao cuộc đấu tranh gian khổ, cây lúa đã gắn liền với sự hi sinh chiến đấu, là lương thực giúp các anh đỡ đói lòng để vững tay súng. Có lẽ, dù trong chặng đường tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóc của dân tộc bây giờ và mai sau có phát triển chăng nữa, cây lúa cũng sẽ không bao giờ mất đi vai trò quan trọng của mình.

Bình luận (0)
NS
26 tháng 9 2021 lúc 17:55

Đất nước chúng là một đất nước có nền nông nghiệp chiếm đa số, trong đó cây lúa là cây trồng nông nghiệp vô cùng quan trọng gắn liền với truyền thống phát triển của dân tộc ta hơn 4000 năm văn hiến. Nền văn minh lúa nước là truyền thống đáng tự hào, cần phải gìn giữ và phát triển nó. Dù ngày nay chúng ta đang từng bước đi lên phát triển nền công nghiệp hiện đại, những những truyền thống quý báu của nền văn minh lúa nước vẫn luôn cần bảo tồn, lưu lại cho con cháu mai sau biết về một truyền thống của quê hương, dân tộc.

Cây lúa là một cây lương thực chủ yếu của Việt Nam. Dù ngoài lúa nước dân tộc ta còn trồng thêm nhiều loại cây thực phẩm khác như ngô, khoai, sắn…nhưng lúa vẫn chiếm vị trí hàng đầu. Nhờ lúa nước mà nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan.

Lúa làm ra gạo từ gạo chúng ta làm ra rất nhiều thực phẩm thơm ngon khác như các loại phở gia truyền “Phở Gà” “Phở Bò” là những loại ẩm thực nổi tiếng của Việt Nam trên thế giới. Trên khắp thế giới nếu đi tới đâu mà có phở thì ở đó có người Việt Nam sinh sống, nó trở thành một thực phẩm mang đậm bản sắc dân tộc của quê hương ta.

Rồi từ lúa gạo chúng ta làm ra rất nhiều loại bánh truyền thống khác như bánh đúc, bánh canh, bánh bột lọc… đều là những loại bánh vô cùng thơm ngon nổi tiếng thế giới. Nhiều du khách nước ngoài khi tới Việt Nam đã không thể nào quên được mùi vị của những loại bánh địa phương này.

Để tạo ra hạt bông lúa hạt gạo ít ai biết người dân phải trải qua rất nhiều công đoạn vô cùng khó khăn vất vả. Một nắng hai sương trên đồng. Trước tiên muốn có lúa, chúng ta phải ủ mầm. Ủ mầm chính là giai đoạn đầu tiên. Con người lấy những hạt lúa giống to chắc khỏe ủ nước rồi bọc kín trong giấy ni lông sau một thời gian khi những hạt lúa nảy mầm thì đem ra ruộng.

Những thửa ruộng này phải là những thửa ruộng đã được cày bừa, cho đất mềm đi và sâm sấp nước tạo thành thứ bùn nhão như bột làm bánh thì người dân bắt đầu rải những mầm lúa xuống, khâu này người nhà nông gọi là gieo mạ. Sau khi mầm lúa lên cao tầm 20-30 cm thì người dân sẽ “nhổ” chúng lên để cấy sang một thửa ruộng khác có đất được làm mềm hơn và nhiều nước hơn. Khi “cấy lúa” chúng ta thường phải cấy đều khoảng cách và cấy thẳng hàng, để khi lúa lớn lên ra bông lúa sẽ không bị ngả nghiêng.

Những cây lúa khi trưởng thành sinh sôi trổ bông, tạo thành những bông lúa vô cùng đẹp mắt. Những bông lúa khi còn xanh người ta gọi chúng là đòng đòng. Bọn trẻ con vùng quê như chúng tôi thường lấy những bông đồng đồng về giã cốm ăn vô cùng thơm ngon. Cốm này mà được bọc trong lá sen rồi ăn cùng chuối tiêu trong những ngày mùa thu mát mẻ thì thật tuyệt. Món cốm cũng trở thành đặc sản của người dân Việt Nam chúng tôi.

Từ những bông lúa non đồng đồng, những bông lúa trưởng thành hơn rồi chín vàng trở thành bông lúa chín rực rỡ đầy sức hấp dẫn với con người. Khi lúa chín người nông dân gặt lúa rồi tuốt lúa lấy hạt phơi khô cho vào bao tải cất đi còn thân cây lúa người ta gọi là dạ thì sẽ đốt thành tro “bón” xuống những thửa ruộng làm phân cho cây lúa sau này. hoặc có nơi họ để cho bò ăn, làm nấm rơm…

Công việc làm ra cây lúa vô cùng cực nhọc đúng như câu ca dao xưa đã nói

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Chủng loại lúa nước ở Việt Nam chúng ta chỉ có hai loại chủ yếu là lúa nếp và lúa tẻ. Lúa nếp thường dùng làm bánh như bánh chưng, bánh nếp, bánh trôi, bánh chay…bánh nếp ăn rất thơm và no lâu giúp con người chắc bụng làm việc nặng nhọc mà không lo thiếu chất dinh dưỡng, hay bị đói.

Những cây lúa nước có vai trò vô cùng đặc biệt với mỗi cuộc sống trong gia đình ở Việt Nam. Nó chính là thực phẩm chủ đạo, là món ăn không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người đất Việt. Dù đi đâu ở đâu thì những người con đã lớn lên trên mảnh đất có nền văn minh lúa nước này cũng không thể sống thiếu cơm gạo, không thể nào ăn những thực phẩm bánh mỳ, xúc xích để thay thế cơm tẻ. Lúa nước đã trở thành biểu tượng, nét văn hóa riêng biệt của nước ta.

 



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/thuyet-minh-ve-cay-lua-nuoc-lop-9

Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết
H24
22 tháng 9 2021 lúc 20:06

Tham khảo:

Trong số 8 nhiệm vụ mà bản Tuyên bố nêu ra, theo em nhiệm vụ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, cứu vãn sinh mệnh trẻ em, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh là nhiệm vụ quan trọng nhất.

Để được hưởng thụ, thực hiện các quyền khác thì điều kiện trước hết là các em phải được sống, được lớn lên khỏe mạnh. Điều 6 trong bài Tuyên bố đã nêu lên những số liệu đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới có 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng AIDS, hoặc do điều kiện sống: thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh, và do tác động của vấn đề ma túy. Những số liệu khủng khiếp này đã cho thấy nhiệm vụ quan trọng trước hết là phải bảo vệ được sức khỏe và sinh mệnh của trẻ em trên toàn thế giới.

Bình luận (0)
PT
Xem chi tiết
HS
25 tháng 9 2021 lúc 20:45

Câu hỏi tu từ => Khẳng định ý chí quyết chiến quyết thắng của vua Quang Trung nói riêng cũng như nhân dân cả nước nói chung.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
LD
4 tháng 10 2018 lúc 14:58

Đoạn trích trên gợi cho ta nhớ đến những câu thơ trong bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"

Qua đó ta có thể thấy cả hai đoạn trên đều cùng hướng về 1 mục đích:Nước Nam là của người Nam, người Bắc bụng dạ thâm độc muốn biến nước ta thành quận huyện của chúng, cho nên việc đứng lên đánh đuổi chúng là điều hiển nhiên. Đồng thời khơi dậy ý chí chống giặc, khích lệ lòng tự tôn của dân tộc trong tướng sĩ.

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
H24
5 tháng 11 2018 lúc 21:21

2. (Cuộc tháo chạy của quân Thanh và vua tôi nhà Lê đúng không?)

Về vua tôi nhà Lê thì có phê phán, giọng văn có vẻ như có sự ái ngại, xấu hổ khi thấy vua tôi nhà Lê mình ủng hộ nay sa đọa, thua trận, thất thế phải chạy trốn.

Về quân thanh thì mỉa mai, tả thực, thể hiện sự căm ghét quân thù, sự hả hê khi giành chiến thắng, chứng kiến kẻ thù phải bỏ chạy.

Bình luận (0)