Tình yêu thương của người cha thể hiện qua nhân vật anh Sáu( đoạn khi anh Sáu trở về chiến khu đến hết).
Tình yêu thương của người cha thể hiện qua nhân vật anh Sáu( đoạn khi anh Sáu trở về chiến khu đến hết).
Trong con người của Bác có muôn điều để chúng ta học tập, nếu chon ra một điều để học em sẽ chon điều gì?
Hình ảnh Anh Sáu (từ đầu đến lúc anh đi) gợi cho em suy nghĩ gì về người lính, người cha trong những năm tháng chiến tranh?
phương châm của UNESCO về việc học là : HỌC ĐỂ CHUNG SÓNG... viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Bạn tham khảo :
Con người ai cũng trải qua việc học, nhưng không phải ai cũng có ý thức học tập đúng đắn và chưa biết được mục đích đúng đắn của việc học. Học tập đang là vấn đề được quan tâm toàn xã hội. UNESCO là một tổ chức giáo dục – Khoa học – văn hóa của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Nhằm xác định mục đích học tập có tính toàn cầu.
Học để làm gì? Theo như mục đích về việc học tập mà UNESCO đề xướng thì mục đích đầu tiên chính là “học để biết”. Học để biết được về đời sống xã hội, tự nhiên và con người, nhờ học mà con người chúng ta mới biết được những điều thú vị trong cuộc sống, những nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Hằng ngày đi học, chúng ta nhận tri thức từ những lần nghe giảng của thầy cô hay từ sách vở nhưng đó chỉ là một phần kiến thức nhỏ mà chúng ta nhận được, muốn có kiến thức sâu rộng hơn chúng ta nên tìm hiểu, đào sâu những cuốn sách hay, đầy bổ ích. Hay tra trên mạng những điều thú vị xoay quanh chúng ta. Học là quá trình con người lĩnh hội kiến thức về Khoa học, kĩ thuật, xã hội, văn hóa và nhất là học để con người học cách chung sống với cộng đồng. “Học để biết” là quá trình con người tiếp nhận tri thức để mở mang tầm hiểu biết của mình.
Mục đích thứ hai mà UNESCO đã đề xướng đó chính là “học để làm”. Có câu “học đi đôi với hành”. Con người ta áp dụng những lí thuyết đã học vào trong cuộc sống hằng ngày, học lí thuyết chúng ta nên áp dụng để học thực hành.
“Làm” để tạo ra những giá trị vật chất cần thiết cho bản thân mình, cho đời sống xã hội. Học còn giúp chúng ta tìm được công ăn việc làm tốt sau này khi ra trường. Học mà không làm thì kiến thức mà mình đang nắm trong tay cũng như là bỏ đi.
“Học để chung sống” là mục đích thứ tiếp theo trong học tập. Đây cũng là mục đích quan trọng nhất. Học để có khả năng hòa nhập vào xã hội, có kĩ năng giao tiếp, ứng xử,… Học để thích nghi với mọi môi trường xung quanh, không để mình bị lạc hậu giữa mọi người xung quanh.
và cuối cùng là: “học để tự khẳng định mình”. Học để tạo được vị trí đứng tốt nhất cho mình, thể hiện được sự tồn tại mình trong cuộc đời. Ai ai cũng có thể khẳng định khi chúng ta có kiến thức, có hiểu biết, có năng lực, có khả năng chung sống. Từ việc học chúng ta có thể khẳng định khả năng lao động, sáng tạo và khẳng định khả năng nhân cách, phẩm chất,…
Mục đích về việc học tập do UNESCO đề xướng ra rất có ích cho mỗi chúng ta. Từ các học sinh, sinh viên đều có thể tuân thủ theo mục đích đó mà có thể học tập đúng đắn hơn.
“Cái rễ của học hành thì cay đắng
nhưng quả của nó thì ngọt ngào.”
Khi chúng ta học tất nhiên sẽ cảm thấy khổ sở, mệt mỏi hay chán nản nhưng khi học tập chăm chỉ chúng ta sẽ nhận được những kết quả học tập tốt nhờ sự chăm chỉ học tập của mình.
Nhưng cũng vì thế mà có rất nhiều không chịu lo học, lười biếng, không coi việc học ra gì, chỉ biết ăn chơi. Cũng có không ít một số người nghĩ rằng “mình chỉ học cho bố mẹ vui lòng”. Nhưng họ đâu biết rằng, học chính là học cho mình, học để sau này mình có một công việc tốt hơn. Thay vì ngồi trong văn phòng máy lạnh làm việc còn hơn là làm công nhân, trời thì năng ngóng cũng phải làm việc.
Để học tốt thì chúng ta nên xác định được rõ mục tiêu của việc học. Học là để cho bản thân mình, phát huy được khả năng của mình sẽ thành công và đạt được những ước mơ mà mình muốn. Phải xác định được mục tiêu học tập đúng đắn.
Hiện nay có nhiều không coi việc học là điều cần thiết. Học chỉ vì bằng cấp, vì thành tích, học không có khả năng làm, không biết chung sống, không biết khẳng định mình. Nguyên nhân dẫn đến là có học, có bằng cấp nhưng ứng xử thì vụng về, lối sống không văn hóa.
Hoc – Học nữa – Học mãi, học giúp chúng ta không bị lạc hậu, học để khẳng định mình, học để khẳng định sự thành công của bản thân. Là một học sinh thì em sẽ có cố gắng học tập thật chăm chỉ, học đúng cách, đúng với mục đích. Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình.
viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng
Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng đã mang lại cho người đọc bài học quý giá. Khi chúng ta sống trong một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu, học hỏi quá lâu ta sẽ trở nên thiếu hiểu biết, kiêu căng và tự phụ. Chính vì thế, để bản thân không trở thành một người kiêu căng, thiếu hiểu biết, chúng ta phải biết học hỏi, mở rộng mối quan hệ bạn bè, thầy cô, thấm nhuần câu thành ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn", phải biết thay đổi môi trường sống, tiếp thu những cái hay cái đẹp của thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, chúng ta không nên có tính kiêu căng, tự phụ, cho mình là giỏi nhất, điều đó dễ khiến cho chúng ta phải trả một cái giá đắt như chú ếch trong câu chuyện. Trong môi trường sống cũng như trong môi trường học tập, việc thay đổi môi trường, mở rộng hơn tầm nhìn, học hỏi của bản thân, tránh chủ quan và kiêu ngạo sẽ giúp chúng ta biết được nhiều hơn và giúp ích cho chúng ta trên con đường bước đến thành công của chính bản thân mình.
viết 1 bài văn về Thân phận người phụ nữ thời phong kiến qua những tác phẩm mà em đã học.
Thân phận người phụ nữ thời phong kiến qua những tác phẩm mà em đã học.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Người nông dân trước Cách mạng tháng 8 qua hình ảnh Lão Hạc.
Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã sinh ra những tác giả và tác phẩm để đời. Đặc biệt trong văn học hiện thực phê phán 1930-1945 ai đọc rồi thì không thể quên được, nó cứ ám ảnh đeo đuổi ta mãi. Mặc dù hình ảnh người nông dân bước vào văn học từ những câu ca xưa, từ những áng văn cổ điển nhưng đến với dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945, ta gặp những chị Dâu, anh Dậu, cái Tí, cái Bần, Chí Phèo, Thị Nở, lão Hạc, anh Pha …. Họ đến và họ không ra đi, họ bắt tay, xót xa, cay đắng mãi với cuộc đời họ. Họ bắt ta phải ngẫm nghĩ mãi về ánh sáng lương tâm, lương tri trong con người họ về sự cùng cực để bức ra cuộc sống ngột ngạt ấy của họ. Riêng mảng đề tài về người nông dân, chúng ta phải xếp lên nhóm đầu Lão Hạc, Chí Phèo của Nam Cao và Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Các tác phẩm tuy chỉ là những truyện ngắn nhưng sức khái quát của chúng không hề nhỏ. Đọc tác phẩm, người ta thấy cả không khí ngột ngạt mà người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám phải chịu đựng. Và ở giữa cái guồng quay tàn nhẫn ấy, có những con người, những thân phận đang cố chới với thoát khỏi dòng đời một cách đầy tuyệt vọng.
"Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng..." Viết đoạn văn không quá 1 mặt giấy nêu suy nghĩ của em về câu trên.
Tham khảo
Cuộc đời ngày càng thêm tất bật với bao công việc, dòng xoáy của những lo toan bộn bề cuốn con người hòa vào nó. Dường như chẳng ai là thoát khỏi vòng xoáy ấy. Sáng dậy làm việc đến tối khuya rồi nghỉ ngơi. Và ngày lại qua ngày tẻ nhạt buồn chán. Mỗi sớm bình minh ta phải mệt mỏi vì bao lo lắng suy nghĩ những lúc ấy cần lắm giây phút yên bình thì lời ca " Để gió cuốn đi" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại vang lên như nhắc nhở điều gì thầm kín.
"Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…"
Phải chăng ông đang gửi đến chúng ta thông điệp sống yêu thương chia sẻ. Đúng vậy con người được sinh ra được sống thật may mắn khi thượng đế đã ban cho ta trái tim để cảm nhận để yêu thương. Yêu thương là một từ ngữ tưởng như rất gần gũi mà lại cũng rất thiêng liêng trừu tượng thân quen. Yêu thương luôn luôn hiện hữu trong đời sống như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau"
Yêu thương là khi ta không ngần ngại trao đi những giá trị vật chất bên ngoài hay những tình cảm sâu kín bên trong, yêu thương là khi ta ngừng lại một phút một giây trên dòng đời tất bật để ngắm nhìn mọi thứ một hướng khác một cách riêng của mình để thấy cuộc đời này có biết bao việc tốt biết bao nhiêu bông hoa đang khoe sắc thắm biết bao nhiêu ngọn lửa đang sưởi ấm không gian.
Yêu thương nhỏ bé mà sao vĩ đại đến thế? Cuộc đời này chẳng thể định nghĩa được nếu thiếu đi yêu thương. "Sống" là lúc ta tồn tại, là cả quá trình lâu dài do con người tạo nên. Trong quá trình đó ta sẽ bắt gặp những phép màu nhưng cũng có cả hố đen. Bức tranh sống là nơi con người vẽ lên những hình khối sắc màu bằng cảm xúc thực sự từ đáy lòng. Nhưng nó chỉ đẹp nhất khi được tô điểm bằng tình yêu thương san sẻ giữa con người với con người. Yêu thương là chất keo gắn kết giữa người với người, là cây cầu vô hình song vững chắc để nối những trái tim lại với nhau. Có yêu thương ta mới thấy mình sống thật ý nghĩa. Và cũng chỉ có yêu thương ta mới cảm thương trước những người khốn khổ ta mới có thể xót xa trước cảnh thảm họa thiên nhiên tàn phá con người. Và cũng chính nhờ yêu thương mà những chiếc lá rách mới được lá lành bảo vệ, chở che, những mảnh đời bất hạnh mới tìm được bến đỗ bình yên để không phải lang thang trôi dạt vô định.
Cuộc sống đâu phải ai cũng may mắn ai cũng hạnh phúc chắc hẳn trong đời người ai cũng phải nếm mùi vị của sự thất bại đau đớn vì những lần vấp ngã những lúc hoạn nạn ấy cần lắm tấm lòng bao dung, đồng cảm để sẻ chia vơi bớt nỗi buồn. Đó có thể là người thân ta, bạn bè ta hay đôi khi chỉ là những người qua đường. Nhưng trong thời đại ngày nay công nghiệp đã làm con người ta sống quá nhanh sống quá tất bật. Vì vậy xin hãy "sống chậm lại, suy nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn". Ta hãy dành chút ít thời gian tĩnh lại để ngắm nhìn một bông hoa đẹp, nghe tiếng chim ríu rít lặng mình trong một bản nhạc cổ điển, hít thở và ngắm nhìn trời xanh… Tâm hồn con người như một mảnh đất nếu không có nguồn nước mát lành là yêu thương ấy thì làm sao màu mỡ, mầm xanh bé bỏng có thể vươn cao. Chỉ khi ấy tâm hồn mỗi người trở nên thanh thản thâm trầm, sâu sắc chín chắn và trưởng thành hơn.
"Một định lí mà ai cũng phải đồng tình: một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi, đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười bàn tay có mở rộng trao ban tâm hồn mới tràn ngập vui sướng" (Hai biển hồ). Tôi từng chứng kiến cảnh một sinh viên đại học nhà khá giả đã cởi chiếc áo rét của mình cho bà cụ đi bán hàng rong trong mùa đông giá rét, một em bé luôn mang trong mình hai đôi găng tay để cho người bạn khác không có. Hay đó là tấm gương Nguyễn Tiến Nam đã từng hy sinh cả tính mạng mình để cứu hai em nhỏ bị đuối nước. Bạn có biết người đàn bà trong "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu. Đó là một con người mạnh mẽ, mạnh mẽ không phải vì cơ thể chịu đựng được những đòn roi của người chồng. Sức mạnh của con người đó thể hiện ở lòng vị tha sự nhân hậu hết mực yêu thương chịu đựng tất cả vì con cái – những đứa con trên thuyền quanh năm thiếu đói. Đó còn là những nhà hảo tâm, những chương trình từ thiện vẫn đi khắp đất nước để giúp đỡ những hoàn cảnh éo le. Thói thường, nơi nào có một người chiến thắng thì ở nơi đó có rất nhiều kẻ thua cuộc, khi có một người giàu thì sẽ có vô số những người nghèo. Nhưng chắc chắn có một điều rằng nơi nào có nhiều người biết hi sinh vì người khác nơi đó sẽ chỉ có người thắng người giàu. Hạnh phúc thực sự chỉ đến khi bạn biết mạnh dạn cho đi chứ không phải giữ chặt, hãy đem tình thương của mình để gửi đến muôn đời như lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bởi mọi hương hoa đều bay theo chiều của gió chỉ có hương người đức hạnh còn mãi với thời gian.
Bên cạnh đó vẫn còn những người lối sống thờ ơ vô cảm, thiếu yêu thương, không biết đồng cảm và giúp đỡ người khác đáng phê phán. Con người chỉ sống duy nhất một lần trong đời. Vì vậy hãy biết yêu thương và trân trọng lẫn nhau. Thật nuối tiếc một điều gì đó khi nó đã mất đi, nhưng sẽ rất khó nhận ra những gì mình đang có. Năm tháng rồi cũng qua đi chỉ có tình người ở lại. Nó sẽ mãi là sức mạnh vĩ đại là hạnh phúc quý giá để níu kéo những con người lại gần nhau trong cuộc sống này.
Một ngày có hai mươi tư giờ, chúng ta dùng tám giờ để làm việc tám giờ để ngủ tám giờ để vui chơi ăn uống. Vậy thì cuộc sống sẽ thật tẻ nhạt biết bao! Hãy thử bỏ ra một chút thời gian để yêu thương bạn sẽ thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao. Vật chất rồi có lúc sẽ thừa còn yêu thương thì luôn luôn không đủ xin hãy:
"Cảm ơn đời mới sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"
Cho 1 ví dụ về trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại ?
Bác sĩ nói dối bệnh nhân rằng bệnh tình không đáng nghiêm trọng mà thực chất nó rất nguy hiểm => trấn an bệnh nhân
-> Không tuân thủ phương châm về chất
Ví dụ :
Cuộc đối thoại giữa hai bạn :
Khải: Đạt dậy chưa, đi học nào cậu.
Đạt : Mẹ tớ đang sắp về rồi.
=> Vi phạm phương châm quan hệ.
Bà cô ở quê nói chuyện với người cháu ở thành phố về chơi:
- Nhà mày có ăn rau muống không thì về cô cắt cho. Rau cô trồng ở bờ sông, chẳng bón phân, phun thuốc gì đâu!
- Ồ, cả nhà cháu đều thích ăn rau muống. Lát cô về cắt cho cháu xin nhé!
- Ừ, cô sẽ cắt hết một lượt. Chắc cũng được nhiều đấy!
- Cô cho cháu vừa vừa thôi. Cô còn để mà ăn chứ!
- Mày mà không lấy thì cô cũng chỉ để cho lợn chứ nhà cô có ăn hết được đâu!
Cái này ko tuân thủ theo phương châm lịch sự nha bạn