Đêm nay Bác không ngủ

TN
Xem chi tiết
PP
25 tháng 2 2018 lúc 16:50

Nội dung:Một đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch của Bác Hồ đã có sức mạnh cảm hóa anh bộ đội:anh đã vui sướng khi được thức cùng Bác.Qua câu chuyện cảm động đó,bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc,rộng lớn của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân.Đồng thời,cũng thể hiện tình cảm kính yêu và cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác.

Bình luận (0)
KY
25 tháng 2 2018 lúc 16:50

Bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác.

Bình luận (0)
DC
25 tháng 2 2018 lúc 16:53

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la, vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của anh đội viên với Bác.

Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
NM
25 tháng 2 2018 lúc 13:47

Hình tượng Bác Hồ là hình tượng trung tâm của bài thơ đã xuất hiện với vẻ “trầm ngâm yêu lặng”, suy tư, thâm trầm của nhà hiền triết phương Đông:

Lặng yên nhìn bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm.

Lần thứ ba anh đội viên thức dậy vẫn một hình ảnh ấy, nhà thơ khắc hoạ với bao khám phá diệu kì:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Tưởng như Bác đã hóa thân thành bức tượng vững chắc. Đối lập với Bác, anh đội viên là người hay xúc động. Lòng anh thì bồn chồn, khi thì thổn thức, khi thì hốt hoảng giật mình Đặc biệt đêm nay của anh đội viên làm tôn thêm tính chất thâm trầm, của hình tượng Bác. Phải chăng đây là nét đặc sắc thứ nhai trong hình tượng của Bác - người cha của lực lượng vũ trang Việt Nam.

Lòng yêu thương chiến sĩ là nét thứ hai trong hình tượng Bác:

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thật

Bác nhón chân nhẹ nhàng.

Bác không chỉ đốt lửa cho anh đội viên nằm, mà còn có cử chỉ chăm sóc ân cần tới giấc ngủ của chiến sĩ. Bác dém chăn cho từng người từng người một. Bác dém chăn cho chiến sĩ ngủ ngon để ngày mai ra trận hay chính Bác đang đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm tình thương cho con cháu! Điệp ngữ từng người biểu hiện sự chu đáo, diễn tả tình thương yêu bao la của Bác. Người lính nào cũng được Bác san sóc, cũng được Bác chia phần yêu thương. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp người.

(Theo chân Bác)

Một tình thương đằm thắm, tế nhị, dịu dàng. Chỉ toả sáng trong tâm hồn nhân hậu như Bác. Trước tình thương ấy, anh đội viên đắm chìm trong một cảm giác hạnh phúc:

Anh đội viên mơ màng,

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ầm hơn ngọn lửa hồng.

Từ thực tế mơ màng rồi đến giấc mộng, và hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy đúng là sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong con người!

Nét thứ ba trong hình tượng Bác Hồ là tình thương bao la. Người không chỉ thương các chiến sĩ trong lều tranh, mà thương tất cả đoàn dân công đang nằm dưới mưa đêm ngoài rừng lạnh.

Những vần thơ từu tượng tình cảm lo lắng, bồn chồn, sốt ruột của Bác:

Bác ngã không an lòng.

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau.

Đọc đến đây, tác giả thấy tấm lòng của Bác như đã hoà chung với tấm lòng chiến sĩ. Người mang theo nỗi lo, nỗi mong của từng chiến sĩ. Cao hơn nữa là lo cho cả dân tộc:

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

{Cảnh khuya, Hồ Chí Minh)

Khổ thơ cuối của bài thơ đã thực sự nâng tầm khái quát về hình tượng Bác lên đỉnh cao tuyệt vời:

Đêm nay Bác ngồi đó Đềm nay Bác không ngủ vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.

Từ chỗ cảm thấy “Bác không ngủ” là một việc lạ lùng, khác thường, không hợp lí, anh đội viên đã nhận ra ở Bác một tầm cỡ khác, có một cái thường tình khác - cái thường tình của các vĩ nhân, của Hồ Chí Minh. Từ chỗ thấy lạ đến chỗ không thấy lạ nữa là bước “nhảy vọt” trong nhận thức về vị lãnh tụ! Hai câu kết làm chấn động tâm hồn mỗi chúng ta: cái thường tình của Hồ Chí Minh là sự hy sinh, lòng thương yêu vô hạn đối với chiến sĩ, với dân tộc. Một cái thương tình, mà nếu ở xa Người, thì tác giả không dễ hiếu được. Nó trở thành lẽ sống của Người:

Bình luận (0)
PP
25 tháng 2 2018 lúc 13:57

Đêm nay Bác không ngủ

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
PP
25 tháng 2 2018 lúc 10:40

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: Bác Hồ như một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng đã bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụvĩ đại đối với bộ đội như tình cha - con, tình ông - cháu. Anh đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên: bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích… Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấyngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo, trong mái lều xơ xác, suốt đêm, Bác vẫn Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm”. Anh đội viênchưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nhưng khi hiểu ra, anh đội viên vui sướng mênh mông khi biết cả giấc ngủ của mình Báccũng lo cho bộ đội, dân công, lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ. “Anh đội viên nhìn Bác – Bác nhìn ngọn lửa hồng”. Bác đã truyền sang cho anh một sức mạnh, tiếp sức cho anh để ngày mai người lính – người con ấy lên đường và giành lấy thắng lợi. Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả, không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình. Cuộc đời Bác đã dành trọn vẹn để lo cho dân ,cho nước,Bác thức vì tình yêu thương và sự lo lắng cho vận mệnh của nước nhà, cho hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

Bình luận (0)
BH
25 tháng 2 2018 lúc 10:45

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: Bác Hồ như một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng đã bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ vĩ đại đối với bộ đội như tình cha - con, tình ông - cháu. Anh đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên: bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích… Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo, trong mái lều xơ xác, suốt đêm, Bác vẫn Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm”. Anh đội viên chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nhưng khi hiểu ra, anh đội viên vui sướng mênh mông khi biết cả giấc ngủ của mình Bác cũng lo cho bộ đội, dân công, lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ. “Anh đội viên nhìn Bác – Bác nhìn ngọn lửa hồng”. Bác đã truyền sang cho anh một sức mạnh, tiếp sức cho anh để ngày mai người lính – người con ấy lên đường và giành lấy thắng lợi. Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả, không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình. Cuộc đời Bác đã dành trọn vẹn để lo cho dân ,cho nước,Bác thức vì tình yêu thương và sự lo lắng cho vận mệnh của nước nhà, cho hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

Bình luận (0)
LL
25 tháng 2 2018 lúc 19:35

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: Bác Hồ như một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng đã bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ vĩ đại đối với bộ đội như tình cha - con, tình ông - cháu. Anh đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên: bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích… Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấyngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo, trong mái lều xơ xác,mà suốt đêm, Bác vẫn “Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm”. Anh đội viênchưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nhưng khi hiểu ra, anh đội viên vui sướng mênh mông khi biết cả giấc ngủ của mình Báccũng lo cho bộ đội, dân công, lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ. “Anh đội viên nhìn Bác – Bác nhìn ngọn lửa hồng”. Bác đã truyền sang cho anh một sức mạnh, tiếp sức cho anh để ngày mai người lính – người con ấy lên đường và giành lấy thắng lợi. Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả, không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình. Cuộc đời Bác đã dành trọn vẹn để lo cho dân ,cho nước,Bác thức vì tình yêu thương và sự lo lắng cho vận mệnh của nước nhà, cho hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DT
24 tháng 2 2018 lúc 22:13

Câu 1: Bài học:Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy

Câu 2: Bn chú ý đến các cử chỉ và hành động của bác:

nhóm lửa cho anh nằm

nhón chân nhẹ nhàng

vẻ mặt bác trầm ngâm

lo cho dân đến nỗi ko ngủ đc

Câu 3 :Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.

Câu 4: Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ mời đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng.Biết mình có ưu thế về sức khỏe nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh.Tôi đã quát những chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ.Thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó vừa ngơ ngác dưới đầm lên.Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi.Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chi Cốc khiến Dế Choắt bị hiểu lầm dẫn đến cái chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám chơi mà không dám chịu.Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chi đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan.Chỉ vì mốn thỏa cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mìnhmà tôi trở thành kẻ giết người.Lúc này tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng mọi việc đều đã muộn. Dế Choắt ốm yếu và đáng thương đã nằm yên trong lòng đất.Tôi thành tâm xin lỗi Dế Choắt và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời. Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thía cho mình.

Bình luận (0)
PP
24 tháng 2 2018 lúc 22:16

Câu 1:

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
LL
25 tháng 2 2018 lúc 8:59

Câu 1:

Bài học: Ko nên kiêu căng, tự phụ, trc khi lm vc j cx phải suy nghĩ trc sau.

Câu 3:

Có ng đã từng ns: "Ai vt cho thiếu nhi ng đó sẽ sống mãi trong lòng thiếu nhi." Thực vậy, đã hai mươi năm trôi qua những tác giả TDA vs tác phẩm "Bức trah cuả e gái tôi" vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí độc giả. Trong đó, tôi yêu thích nhất là nhân vật ng anh. Cái bt danh là Mèo mà anh trai tặng cho cô em gái đã nói hết những phẩm chất nghịch ngợm, trong sáng của KP. Anh cảm thấy vô cùng khó chịu khi em lục lọi đồ vật hay tò mò khi e chế màu vẽ, vẽ những bức tranh. Tác giả đã miêu tả rất sinh động khiến cho bài văn thêm có hồn và ý nghĩa hơn. Tới khi tài năng của KP bị phát hiện, ng a lúc này cảm thấy đau khổ, như bị ruồng bỏ, tủi thân. Vì vậy, ng anh sih ra thói ghen ghét, cáu băn vs e gái, đây là sự ghen tị về bản thân khi thấy mk ko tài giỏi như ng khác. Cuối cùng, gia đình cùng ng a đi nhận giải của KP, lúc này lại có đến hai ng anh: một ng a trong tranh và một ng anh ở bên ngoài. Đứng trc bức tranh của e gái, ng a cảm thấy ngỡ ngàng, r đến hãnh diện và sau đó là thấy xấu hổ. Nhưng cx chính bức tranh này mà ng a ms thức tỉnh, nhận ra những thói xấu, vết nhọ trong tâm hồn mình, đây là sự thức tỉnh rất đáng trân trọng. Qua hình ảnh nhân vật ng anh, tác giả muốn gửi gắm chúng ta rằng cẩn tự tin, ko mặc cảm, ko ghen tị vs ng khác, như vậy thì miềm vui chân thành ms đến vs chúng ta.

Bình luận (0)
TQ
Xem chi tiết
NK
23 tháng 2 2018 lúc 9:33

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái.

Bình luận (0)
BH
25 tháng 2 2018 lúc 10:45

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: Bác Hồ như một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng đã bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ vĩ đại đối với bộ đội như tình cha - con, tình ông - cháu. Anh đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên: bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích… Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo, trong mái lều xơ xác, suốt đêm, Bác vẫn Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm”. Anh đội viên chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nhưng khi hiểu ra, anh đội viên vui sướng mênh mông khi biết cả giấc ngủ của mình Bác cũng lo cho bộ đội, dân công, lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ. “Anh đội viên nhìn Bác – Bác nhìn ngọn lửa hồng”. Bác đã truyền sang cho anh một sức mạnh, tiếp sức cho anh để ngày mai người lính – người con ấy lên đường và giành lấy thắng lợi. Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả, không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình. Cuộc đời Bác đã dành trọn vẹn để lo cho dân ,cho nước,Bác thức vì tình yêu thương và sự lo lắng cho vận mệnh của nước nhà, cho hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

Bình luận (0)
YA
Xem chi tiết
TT
22 tháng 2 2018 lúc 20:29

Tham khảo :

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây

quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

Bình luận (0)
DT
22 tháng 2 2018 lúc 21:19

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
NK
Xem chi tiết
NN
20 tháng 2 2018 lúc 16:48

aa) hình ảnh ẩn dụ

td: tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.

b)

Bình luận (0)
TP
20 tháng 2 2018 lúc 18:40

b)

– Tình thương của Bác được diễn tả bằng hình ảnh thơ có chứa sức gợi lớn lao:

“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông , mọi kiếp người”

Tình thương ấy gắn liền với tình yêu, ân nghĩa như song sinh. Bác Hồ yêu nhân dân bằng thứ tình cảm trong trẻo như không khí, trời xanh, ân nghĩa như cơm ăn, áo mặc, ấm cúng như máu mủ ruột rà.

Bình luận (0)
LL
20 tháng 2 2018 lúc 19:15

Câu 1:

a. NT: ẩn dụ, điệp từ.

→ Điệp từ càng đã chuyển hành động sag trạng thái tâm lí vs mức độ tăng tiến về mặt tình cảm.

→ Cho thấy anh đội viên thương Bác, thấy Bác y như ng Cha già. Bởi lẽ, hai ng này có rất nhiều điểm giống nhau: đều có mái tốc bạc, tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc của các anh đọi viên như tình cảm của ng cha dành cho con cái.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
PP
20 tháng 2 2018 lúc 10:40

Bác là một người yêu đồng bào,dân tộc,yêu các anh bộ đội. Đây là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác Hồ. Bác không ngủ vì bác lo cho các anh ngày mai còn lên đường.Bác phải thức trắng đêm.Tình cảm của bác đối với các anh bộ đội như người cha ;bác đi dém chăn từng người một;Đốt lửa sưởi ấm cho các anh bộ đội. Đối với chúng ta đây là chuyện khác thường. Nhưng với Bác lại là một "lẽ thường tình". Vì Bác chính là Hồ Chí Minh. Và Hồ chí Minh là một người sống quên mình vì mọi người

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
TP
12 tháng 2 2018 lúc 21:25

- Lần thứ nhất thức dậy:

+ Từ ngạc nhiên: trời khuya Bác vẫn ngồi

+ Trào dâng niềm thương Bác: Càng nhìn lại càng thương

+ Cảm động khi chứng kiến cảnh Bác chăm sóc cho bộ đội

→ Trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ

- Lần thức dậy thứ ba:

+ Tâm trạng từ hoảng hốt tới tha thiết lo lắng: mời Bác ngủ

+ Anh đội viên cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân

+ Cuối cùng “anh thức luôn cùng Bác”

- Trong bài không đề cập tới lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, vì:

+ Lần thứ ba “Bác vẫn ngồi đinh ninh”chứng tỏ, trong đêm ấy anh đội viên thức dậy nhiều lần, lần nào cũng chứng kiến Bác không ngủ.

+ Trong lần thứ ba anh không nén được cảm xúc nên “nằng nặc” mời Bác đi ngủ.

Hình ảnh Bác gần gũi, thân thương, tấm lòng bao dung, vĩ đại của Bác được khắc họa chân thực qua lời kể của anh đội viên.

Bình luận (1)
NT
Xem chi tiết
H24
6 tháng 2 2018 lúc 22:05

May mắn được sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hòa bình, chiến tranh đã lùi dần về quá khứ, tôi cũng như bao lớp trẻ khác không còn phải sống trong sự tàn khốc của chiến tranh nhưng không thể quên trang sử hào hùng của dân tộc trong trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm bao năm qua. Nhưng cũng vì lẽ đó mà lớp trẻ hiện nay cũng sẽ không bao giờ có cơ hội được gặp, được nghe giọng nói của Người - một người ông, người cha thân yêu,hiền từ của mỗi người Việt Nam. Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm con đường đấu tranh mang lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Người một đời giản dị, cần mẫn hy sinh vì đất nước, vì dân, vì ngày mai tươi sáng hơn cho muôn thế hệ mai sau.

Được xem những bài văn, bài báo, những thước phim tư liệu nói về Bác tôi càng thấm nhuần về tư tưởng, đạo đức lối sống của Người. Bất cứ cương vị nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ nhưng Bác luôn nghĩ về dân: “Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Là thế hệ sinh sau, được thừa hưởng nền độc lập, tự do, hòa bình thống nhất của đất nước, tôi càng biết ơn những hy sinh to lớn mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta và của bao thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu và hy sinh.

Khi nghe về đức Vua trong những câu chuyện cổ, ta thường nhớ đến những cung điện nguy nga tráng lệ, bên cạnh hàng trăm tùy tùng hiến dâng vô vàn món ngon, vật lạ. Nhưng Bác lại hoàn toàn khác, với đôi dép cao su mà bôn ba cả thế giới, khiến bè bạn năm châu nể phục vì sự giản dị, đơn sơ. Người không câu nệ chuyện lễ nghi “Bác có phải là Vua đâu?”. Bác luôn hòa mình, chia ngọt sẻ bùi cùng nhân dân đến từng bát cơm, manh áo. Người không đồng ý việc mình được đối đãi đặc biệt như một vị lãnh tụ, một ông Vua mà chỉ mong được bình đẳng như mọi người. Năm 1961, khi về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, Bác đứng nói chuyện với đồng bào giữa cái nóng gay gắt, đồng chí Chủ tịch huyện tìm mượn chiếc ô che cho Bác thì Người quay lại hỏi “Thế chú có đủ ô để cho tất cả đồng bào không?”. Cái tôi cá nhân trong con người vĩ nhân luôn đứng sau cái chung của quần chúng. Bác bình đẳng, quan tâm tới mọi giai cấp. Từ cụ già đến em bé, từ miền ngược đến miền xuôi, mỗi tầng lớp như nằm riêng một ngăn nơi trái tim bao la yêu thương của Người.

Hình ảnh Bác ngồi quạt cho thương bệnh binh hay ra đồng làm ruộng với nông dân hiện lên trong tôi đầy xúc động. Với một trái tim lớn chứa đựng “ham muốn tột bậc là làm sao cho nước tađược hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, Người trở thành một nhà cách mạng mang trong mình tâm trí của một nhà văn hóa lớn. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ những thành tựu cũng như những sai lầm mà phong trào cách mạng đã trải qua. Người hiểu cần thanh lọc và tiếp nhận những gì có lợi nhất có mục tiêu đã xác định. Người đứng vượt hẳn lên những người đương thời ở tư duy và cái nhìn biện chứng nhờ vào những kinh nghiệm mà phong trào cách mạng đã trải qua để khi về với Tổ quốc, hôn nắm đất quê hương đang đói nghèo, đau khổ, Người hiểu rõ cần phải làm gì cho nhân dân”: độc lập dân tộc, tự dovà hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu trước sau như một của Người.

Được xem những thước phim tư liệu về Bác tôi đã nhiều lần rơi nước mắt. Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức vĩ đại của Bác ngày qua ngày được truyền tụng, được kể lại như những bài học về cách làm người, về chữ tài, chữ đức trong mỗi con người ở mọi thời đại. Mỗi khi nghe kể, được biết đến hơn bao giờ hết, tôi cảm phục tấm gương một Vị Chủ tịch nước vĩ đại mà giản dị, gần gũi với tất cả niềm thành kính khôn nguôi. Ngày Người ra đi, câu cuối cùng để lại cho Đảng, cho dân tộc: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Chữ “Dân” luôn ở vị trí trung tâm trong trái tim Bác, luôn ở vị thế cao nhất trong tâm tưởng Người. Chính tình yêu thương bao la, chân thành và tha thiết ấy đã tạc nên tượng đài Hồ Chí Minh bất tử trong lòng người dân Việt Nam. Đó là những cảm nhận của tôi, một con người của thế hệ đi sau - đang được sống và học tập trong một nền độc lập, tự do, một đất nước không còn chiến tranh mà Bác Hồ kính yêu và biết bao các thế hệ người Việt Nam yêu nước đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để xây dựng lên một nền độc lập cho đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tôi luôn thầm hứa với Bác và với các Anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, phải ra sức phấn đấu học tập hơn nữa, rèn luyện sức khỏe, trí tuệ, trau dồi đạo đức cách mạng để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa bởi “cuộc đời hoạt động cách mạng và tư tưởng vĩ đại của Người sẽ trường tồn và sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta”.

Bình luận (5)