Sinh sản vô tính ở thực vật là gì ? Cho vd Sinh sản hữu tính ở động vật là gì ? Cho vd giúp với mai thi 😫😫😫
Sinh sản vô tính ở thực vật là gì ? Cho vd Sinh sản hữu tính ở động vật là gì ? Cho vd giúp với mai thi 😫😫😫
- Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống mẹ
vd: khoai lang, rau muống,...
-Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
vd: trùng roi, thủy tức,..
Câu 1 : Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh? Phân biệt động vật nguyên sinh?
Câu 2: Cách phòng chống bệnh các loại động vật nguyên sinh kí sinh?
Câu 3: Nhận biết các đại diện của ngành giun, phòng chống bệnh giun kí sinh?
Câu 4: Nhận biết các đại diện của thân mềm. Đặ điểm chung, vai trò của thân mềm?
Câu 5: Đặc điểm chung của ngành chân khớp, vai trò, các đại diện, sự đa dạng về tập tính?
Câu 6: Đặc điểm chung của lớp động vật thuộc ngành chân khớp?
Trả lời nhanh cho mình nha, thứ 6 thi mất rùi!
Câu 1.
-Đặc điểm chung của ĐVNS:
+Cơ thể có kích thước hiển vi,chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
+Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.
+Di chuyển bằng roi bơi,lông bơi,chân giả hoặc tiêu giảm.
+Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
-Phần phân biệt tớ ko biết.Xin lỗi!
Câu 5.
-Đặc điểm chung của ngành chân khớp:
+Phần phụ phân đốt,các đốt khớp với nhau,làm phần phụ rất linh hoạt.
+Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
+Có vỏ kitin vừa che chở bên ngoài vừa làm chỗ bám cho hệ cơ(gọi là bộ xương ngoài)
-Vai trò:
*Có lợi:
+Cung cấp thực phẩm cho con người:tôm,cua,...
+Làm thức ăn cho động vật khác:chân kiếm tự do,rận nước,...
+Làm thuốc chữa bệnh:ong,tằm,bọ cạp,...
+Thụ phấn cho cây trông:ong,bướm,...
+Làm sạch môi trường:bọ hung,...
+Xuất khẩu:tôm hùm,cua nhện,...
*Có hại:
+Có hại cho cây trồng:châu chấu,...
+Là động vật trung gian truyền bệnh:ruồi,muỗi,...
+Hại đồ gỗ,hạt cây công nghiệp:mọt,mối,...
-Đại diện:ong,tôm,nhện,châu chấu,...
lá cây chế tạo chất gì ngoài ánh sáng ? trình bày thí nghiệm chứng minh
lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng
Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối 2 ngày. Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. Đặt chậu cây đó ngoài sáng (nơi có nắng gắt), rồi ngắt chiếc lá bỏ băng giấy đen và cho vào cồn 90° đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục ở lá. Rửa sạch lá trong cốc nước ấm. rồi bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iốt loãng), ta thu được kết quả: chỗ bịt giấy đen (không thu nhận ánh sáng) không có tinh bột, nghĩa là lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
Ta làm các bước sau :
Bước 1 : Để một chậu trồng cây vào chỗ tối trong hai ngày .
Bước 2 : Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt .
Bước 3 : Đem chậu cây đó để ra chỗ nắng gắt từ 4 - 6 giờ .
Bước 4: Ngắt chiếc lá , bỏ bây giấy đen , cho vào cồn 90 độ , đun sôi để tẩy hết diệp lục trong lá , rửa bằng nước ấm.
Bước 5 : Bỏ chiếc lá vào cốc đựng tinh bột ( dung dịch iốt loãng ) , ta thu được kết quả :
- Phần che : vàng cam --> không tạo tinh bột
- Phần không che : xanh đen --> có tinh bột .
Kết luận : Lá cây chế tạo ra tinh bột .
1 người có nhóm máu O làm thế nào để truyền cho người có nhóm máu A?
Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất. Nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Kết quả là, những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O, vì các kháng thể trong huyết tương của nó sẽ tấn công các loại khác. Tuy nhiên, những người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, vì nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên thù địch trong hệ thống miễn dịch. Chính vì thế, những người mang nhóm máu O được gọi là "nhà tài trợ toàn cầu".
1 Cách phòng ngừa bệnh giun?
2 nêu cấu tạo giun đốt và giun dẹp
chỉ mk với
chọn đúng hoặc sai
1. sản phẩm của quá trình quang hợp là tinh bột và khí ôxi
2.khi ko có áh ság, cây thải ra nhiều khí cacbonic
3.sự sống trên trái đất ko liên quan đến sự quang hợp của cây xanh
4.quá trình hô hấp của cây xanh chỉ thực hiện ở lá cây
1. vì sao lại xếp mực bơi nhanh với loài ốc sên bò chậm chạp?
2.vì s nói hình dạng và cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lội.
3.đặc điểm chung cua lớp giáp xác là gì?
4. Đặc điểm chung của ngành thân mềm là gì?
GIUP MÌNH VỚI ! >.<
Câu 4:
- Thân mềm, cơ thế không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thố.
- Có hệ tiêu hóa phân hóa.
- Có khoang áo phát triển.
Câu 1:
Mực và ốc sên cùng một ngành thân mềm vì chúng có nhiều điểm giống nhau(bạn xem trong tập ha) nhưng mực bơi nhanh hơn ốc sên do lớp vỏ đá vôi của mực đã bị tiêu biến qua các con đường tiến hóa. (Vì trong quá trình sống chúng ko cần sử dụng lớp vỏ này nên nó sẽ tự thoái hóa do đó vì sao mực và bạch tuột bơi nhanh lí do là vỏ đá vôi của chúng bị thoái hóa). Nhưng thay vào đó mực và bạch tuột có " vũ khí" chiến đấu lợi hại của nó đó là những xúc tu dài hay là trò phun mực của mực ống sẽ giúp mực bắt mồi hiệu quả trong biển khơi
Câu 3:
Thường sống ở nơi ẩm hoặc môi trường nước, có dạng chân khớp, có vỏ được cấu tạo bởi thành phần CaCO3, cơ thể được bao bọc bởi một bộ xương ngoài kitin, nhờ lớp vỏ thấm canxi và vôi hóa làm cho vỏ giáp xác rất cứng cáp!
1.Vì chúng có đặc điểm giống nhau:
- Thân mềm, cơ thế không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thố.
- Có hệ tiêu hóa phân hóa.
- Có khoang áo phát triển.
2.Thân cá chép hình thoi dẹp, mắt không có mi mắt, thân phủ vảy xương tì lên nhau như ngói lợp; bên ngoài vảy có một lớp da mỏng, có tuyến tiết chất nhày. Vây có những tia vây được căng bởi lớp da mỏng, khớp động với thân. Đó là những đặc điểm giúp cá bơi lội nhanh trong nước.
3.Đặc điểm chung của lớp giáp xác : Thường sống ở môi trường ẩm hoặc môi trường nước, có dạng chân khớp, có vỏ được cấu tạo bởi thành phần CaCo3, cơ thể được bao bọc với bộ xương ngoài bằng kitin, nhờ lớp vỏ thấm canxi và vôi hóa làm cho vỏ giáp xác rất cứng cáp .
4.
-Thân mềm, không phân đốt -Có vỏ đá vôi(trừ mực,bạch tuộc) -Có khoang áo phát triển -Hệ tiêu hóa phân hóa -Cơ quan di chuyển thường đơn giản (riêng mực và bạch tuộc)
trong buổi trồng cây của trường, bạn An nói với bạn Tuấn ''mình đem cây dâm bụt này trồng dưới bóng râm của cây bàng kia đi'',bạn Tuấn ko đồng ý với bạn An,mà đem trồng ở nơi có ánh sáng .Theo em bạn nào làm đúng
Bạn Tuấn đúng. Vì:
+ Cây râm bụt là cây ưa sáng. Nếu mà bạn An đem trồng cây râm bụt dưới bóng râm của cây bàng thì sẽ không đủ ánh sáng cho cây râm bụt thực hiện quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cho cây và sự sinh trưởng và phát triển của cây râm bụt cũng bị ảnh hưởng.
1 gen có tổng số nu là 3000, gen có số liên kết hidro trong cặp AT bằng số liên kết hidoro trong cặp GX. Gen bị đột biến thay thế, 2 cặp AT bằng 2 cặp GX. Hãy tính số nu mỗi loại trong gen sau đột biến
+ Ta có: 2 (A + G) = 3000 nu (1)
- Số liên kết H của cặp AT = số liên kết H của cặp GX \(\rightarrow\) 2A = 3G (2)
+ Từ 1 và 2 ta có:
A = T = 900 nu; G = X = 600 nu
+ gen bị đột biến thay thế 2 cặp AT = 2 cặp GX
\(\rightarrow\) số nu từng loại của gen sau đột biến là:
A = T = 888 nu; G = X = 602 nu
Rèn luyện cơ thể có ý nghĩa gì?Nêu tác dụng của lao động, thể dục thể thao đến hoạt động của cơ thể