Mn ơi mn có thể giúp em viết bài văn suy nghĩ của em về câu tục ngữ học ăn học nói học gói học mở dc kh ạ em cảm ơn mn trc ạ
Mn ơi mn có thể giúp em viết bài văn suy nghĩ của em về câu tục ngữ học ăn học nói học gói học mở dc kh ạ em cảm ơn mn trc ạ
Quá trình học tập của con người là không ngừng nghỉ. Học để hoàn thiện bản thân, để có những thành quả trên con đường thực hiện ước mơ. Nhưng chúng ta không chỉ học kiến thức, mà còn phải học cả cách ứng xử. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Học tập là việc mà mỗi một con người phải luôn cố gắng thực hiện, để tiếp thu kiến thức, hoàn thiện bản thân, cống hiến cho quê hương đất nước. Ngoài việc học tập tri thức trên ghế nhà trường, con người còn phải học tập cách ứng xử đúng mực. Con người cần học cách ăn uống thanh lịch, học cách nói năng nhã nhặn và cách ứng xử khéo léo, đúng lúc đúng chỗ.
Đầu tiên, con người phải “học ăn”. Ăn uống là cách mà con người thể hiện trình độ văn hóa và sự thanh lịch của bản thân. Các nước trên thế giới đều có văn hóa ẩm thực riêng biệt. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của việc học cách ăn uống cho lịch sự. Người nhẹ nhàng, nho nhã thì cách ăn uống sẽ lịch sự đáng yêu. Ông bà ta có câu: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, tức là phải có ý tứ trong bữa ăn. Tùy theo tình thế mà ứng xử, để người khác có cảm tình và thêm tôn trọng với bản thân ta. Để rèn giũa tính cách cho con trẻ, cha mẹ cũng luôn nhắc nhở về cách ăn uống sao cho nhã nhặn. Tất cả những điều đó cho thấy quả thật cần “học ăn” để hoàn thiện thêm tính cách con người.
Học ăn rồi thì nhất định phải “học nói”. Bởi lời nói là công cụ giao tiếp vô cùng quan trọng của mỗi con người. Lời ăn tiếng nói giúp cho mối quan hệ giữa người và người trở nên thông cảm, gắn bó hơn. Lời nói khéo léo, hòa nhã khiến cho người nghe thêm hiểu vấn đề, và từ đó, hiệu quả lời nói thêm nhiều, đem tới thành công cho người giỏi nói năng. Tổng thống Mỹ Obama được mệnh danh là một nhà chính trị có tài hùng biện. Ông cho rằng: “Lời nói có thể thay đổi thế giới”. Ông bà ta xưa cũng có lời khuyên rằng:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Thế mới biết “học nói” là một việc quan trọng chẳng kém gì học tập các tri thức khác. Mà học nói thì phải bắt đầu từ học sử dụng tiếng Việt cho đúng cho hay . Và chúng ta cũng cần rèn luyện nhân cách cho tốt, cho đẹp. Bởi quả thật là lời nói phản ánh tính cách của con người rất rõ nét.
Câu tục ngữ còn khuyên con người nên “học gói, học mở”. Trong cuộc sống, sẽ có rất nhiều tình huống phức tạp xảy ra, đòi hỏi chúng ta phải biết cách ứng xử khéo léo thì mới có thể giải quyết được chúng một cách êm xuôi. Những mối quan hệ giữa người và người, bên cạnh sự trung thực, thì cũng cần đến sự tế nhị. Có những sự việc mà đứng trước nó, ta nên biết cách “gói” lại cho gọn, chấm dứt phiền phức. Chẳng hạn như những mâu thuẫn xảy ra trong đời thường, nếu có thể thì chúng ta cần gói ghém lại cho khéo, tránh khoét sâu mâu thuẫn, nhất là trong mối quan hệ bạn bè chung trường chung lớp. Cũng có những khi, ta phải khéo léo “mở” lòng để đón nhận những tâm tình của mọi người xung quanh, để hiểu được bạn bè người thân, giúp đỡ, chia sẻ cùng họ những buồn vui ở đời. Việc “học gói, học mở” ấy cũng không nằm ngoài những quy tắc ứng xử như lòng biết ơn “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, sự hòa thuận trong gia đình “Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”, hoặc là lòng tôn sư trọng đạo “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.
Tóm lại, là học sinh, thuộc lớp người trẻ của đất nước, học tập luôn là nhiệm vụ trọng tâm. Mỗi chúng ta cần có phương pháp học tập đúng đắn, toàn diện, học tri thức và cả học tập cách ứng xử trong cuộc sống, học để làm người tốt, học để hoàn thiện bản thân về mọi mặt. Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể gặt hái thành công, trở thành người hữu ích.
Đây nhé bạn tham khảo nha!
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Mỗi chúng ta đều giống một đoá hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông hoa nở sớm và những bông nở muộn, có những đoá hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đoá hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.
[…]
Hãy bung nở đoá hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang,
Vũ Thuỳ Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Xác định câu chủ đề của đoạn trích.
Câu 3. Xác định các số từ và nói rõ chức năng của số từ trong đoạn trích
Câu 4. Chỉ ra các phép liên kết và từ ngữ thực hiện phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích
Câu 5. Trong đoạn trích, người viết so sánh ta giống hình ảnh nào?
Câu 6. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Hãy bừng nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu”.
Câu 7. Nhận xét về cách trình bày đoạn của tác giả trong đoạn trích trên.
Câu 8. Qua nội dung của đoạn văn trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 9. Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: "Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa" không? Vì sao?
1:Nghị luận
2:nói về điều đẹp đẽ của bản thân như 1 đóa hoa
3:số từ "một đóa hoa" đúng trước danh từ "chúng ta' chỉ về số lượng
4: phép thế (đóa hoa/bông hoa)
5:trong đoạn trích người viết đã so sánh ta với những bông hoa lớn,những bông hoa nhỏ
6:trong cuộc đời mỗi người đều có những khác biệt riêng,không ai giống ai. Hãy tự tạo cho bản thân trở nên rực rỡ,bông lụa. Dù ta đang ở trong hoàn cảnh nghèo khó,giàu sang thất bại hay thành công đều tự tin mà đứng lên tỏa sáng
7:cách trình bày của tác giả khiến độc giả dễ hiểu,không rối răm nhưng mang ý nghĩa sau sắc
8:qua nội dung trên em rút ra bài học cho bản thân là hãy yêu bản thân mình tự tạo những điểm nhấn và rực rỡ như những đóa hoa
9:em đồng tình với ý kiến của tác giả vì mỗi chúng ta như la những con nười đepk đẽ và khác biệt.
Đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng ( đề tài, cốt truyện, tình huống truyện, sự kiện, nhân vật, không gian, thời gian )
Có ý kiến cho rằng thời nay đọc sách giấy là lạc hậu sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng vừa nhanh vừa dễ vừa đỡ tốn kém Em hãy viết bài văn trình bày ý kiến phản đối của mình về vấn đề trên( không chép mạng nhé )
Câu văn sau có mấy cụm danh từ?
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng.
A. Một cụm danh từ.
B. Hai cụm danh từ.
C. Ba cụm danh từ
D. Bốn cụm danh từ.
Chọn B.
CDT 1: con lừa của một ông chủ trang trạng.
CDT 2: một cái giếng.
Xác định và phân tích biện pháp tu từ được trong câu văn sau :'' tôi sống bên cạnh năm người phụ nữ , người mất chồng , người mất con , người xa chồng nhiều năm nên cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi sự yếu đuối và khó tính '' !! Giúp mk nhanh nha , bn nào nhanh đầu tiên mk theo dõi bn ý và tim cho bn ý luôn nè !!
BPTT: liệt kê.
Tác dụng:
- Làm rõ những người mà nhân vật "tôi" sống cạnh là người có hoàn cảnh như thế nào, từ đó đoạn văn thêm mạch lạc xúc tích hấp dẫn hơn.
- Câu văn thêm mượt mà, tính nội dung cao hấp dẫn người đọc.
Viết bài văn thể hiện ý kiến phản đối của em với vấn đề sau: Thường xuyên cho bạn chép bài của mình khi làm kiểm tra cũng là một cách để giúp đỡ bạn bè.
Em hay viết đoạn văn về đề tai giá định có sự dung dau cham lưng
Viết bài văn biểu cảm về mẹ(khoảng 400 chữ)
Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn từ 3-5 câu cảm nhận về thành phố Hạ Long
Làm ơn giúp tui vs