Đây thôn Vĩ Dạ

UP
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
DL
24 tháng 5 2022 lúc 6:21

đưa đoạn trích lên để mn dễ trl nha

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
VH
16 tháng 3 2022 lúc 16:02

tham khảo

Trong cuộc sống thường nhật, với biết bao sự lo toan vất vả đặt ra cho ta nhiều thách thức cam go mà nếu muốn đi tiếp ta phải cố gắng vượt qua. Hạnh phúc trong cuộc đời phụ thuộc nhiều vào góc nhìn và suy nghĩ riêng của mỗi người. Do đó, tinh thần lạc quan chính là một liều thuốc an thần quý giá giúp ta vững vàng bước đi và cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống.

Lạc quan là một thái độ sống của mỗi người, luôn tìm thấy sự tích cực trong các sự việc, cho dù những sự việc đó là không tốt đẹp, suôn sẻ. Lạc quan khiến con người luôn giữ bình tĩnh tươi cười trong mọi lúc mọi nơi, người có sự lạc quan sẽ luôn có sự nhẹ nhàng thanh thản, an nhiên tự tại. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết:

“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui,
Chọn những bông hoa, chọn những nụ cười…” ,

Lạc quan sẽ thấy tâm hồn mình khỏe mạnh mà sức khỏe tinh thần lành mạnh giúp ta tận hưởng cuộc sống tốt hơn, đồng thời tăng cường sức khỏe thể chất và sức chịu đựng của cơ thể. Các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh người có suy nghĩ lạc quan về sức khỏe thì sống lâu hơn người có suy nghĩ bi quan.

Thật vậy, sống lạc quan giúp con người dễ dàng vượt qua khó khăn, bởi vì họ sẽ luôn tìm thấy cánh cửa khác mở ra khi đã có nhiều cánh cửa khép lại. Họ sẽ luôn tìm kiếm được các tình huống khả quan tốt đẹp hơn sau một thất bại hay khó khăn nào đấy. Họ biết rút kinh nghiệm để biến thành kinh nghiệm sống và luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn. Khi tinh thần luôn vui vẻ lạc quan thì con người ta cũng sẽ có nhiều suy nghĩ tích cực sáng suốt, có nhiều hành động sáng tạo và đúng đắn hơn. Người lạc quan sẽ biết chấp nhận đối đầu với thực tế để tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng khoa học và luôn tự tin vào bản thân để cố gắng hết mình vì công việc.

Đọc “ Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch ta cảm nhận rất rõ tinh thần lạc quan của Người: “ Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”. Trong sự khốn cùng của gông tù xiềng xích, Bác đã rèn được yếu tố tinh thần mạnh mẽ và đã chiến thắng được hoàn cảnh nên tạo ra những điều tốt đẹp vĩ đại. Chính vì cái nhìn lạc quan như vậy nên Người có thể ngắm trăng làm thơ, mỗi bước đi, tiếng xích chân sùng xẻng nghe cứ vui:

“Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung”

Hay:

“Trong tù khoan khoái giấc ban trưa
Một giấc miên man suốt mấy giờ
Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới
Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ”…

Bao nhiêu năm bị bắt bớ tù đày đã nổi lên một nhân cách sống, một tinh thần lạc quan mà chúng ta học mãi vẫn không hết để rồi lịch sử đã công nhận Bác Hồ là một vĩ nhân của thế giới.

Những thành tựu đổi mới bắt nguồn từ đổi mới tư duy. Việc đổi mới tư duy mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra rất khái quát, nhưng hết sức cơ bản và có ý nghĩa quan trọng cho việc tiếp tục đổi mới về sau. Với tinh thần lạc quan công cuộc đổi mới được triển khai trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ những lực cản đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, nảy sinh ra những nhân tố mới, động lực mới, thúc đẩy công cuộc đổi mới ở Việt Nam giành được nhiều thành quả.

Tinh thần lạc quan còn có thể truyền cảm hứng cho người khác, nét mặt vui tươi tinh thần tích cực sẽ làm cho môi trường sống đó lành mạnh, chan hòa hơn. Các vướng mắc, khó khăn gì nếu cùng được chia sẻ và nhìn nhận ở góc độ tích cực thì cũng nhanh chóng qua đi khiến cho cuộc sống vui tươi, an nhàn hơn, hiệu quả công việc cũng cao hơn và giá trị sống của con người sẽ được nâng lên một tầm cao mới.

Trong môi trường sống và làm việc của tôi cũng có những những người có tinh thần lạc quan đáng quý như Cô Trần Thị An, Thầy Vũ Quốc Khanh, Cô Trần Thị Lan Hương hay em học sinh Trần Thúy Nga ( 12a1; 2017- 2018). Họ là những người luôn có thái độ sống tốt và thân thiện với tất cả mọi người. Nhìn những ngày làm việc cuối của Cô An trước khi về hưu, Thầy Khanh sửa từng bài tập trong kho đề trắc nghiệm môn Toán, Cô Hương miệt mài với các tập hồ sơ và em Nga “ cô bé học trò nhỏ nhắn của trường THPT Đoàn Kết đã sống như một chiến binh kiên cường, dũng cảm”. Tôi thấy tâm hồn họ lúc nào cũng rộng mở, luôn tin tưởng vào công việc. Họ luôn tự tin hướng đến tương lai. Họ tìm kiếm cơ hội trong mọi khó khăn. Họ luôn tìm thấy trong mọi sự việc hàng ngày những lí do để vui sống, để sống có ý nghĩa, có ích. Họ có cách nhìn người bằng cặp mắt bao dung và luôn thấy những điều tốt đẹp. Nếu được trò chuyện với Cô An bây giờ ( khi đã về hưu) Tôi, Bạn vẫn sẽ cảm nhận được tinh thần đó.

Những ngày này, tôi cùng với các thầy, cô giáo ở Tổ tự nhiên của trường đang ngày đêm “ăn, ngủ” cùng trắc nghiệm, thật là vất vả làm sao! Có những lúc tôi cảm thấy mình kiệt sức, bởi công việc quá nhiều, “trận này chưa qua , trận khác đã đến”. Nói thật chỉ có 3 tháng làm trắc nghiệm thôi mà tôi đã có được đến 2 cặp kính đeo mắt rồi đó. Nhưng những lúc như vậy tôi lại nghĩ :

“Đời tự do ôi chan chứa bao tình
Vì tương lai ta đổ giọt mồ hôi ơ hò... ơ hò”

(Hoàng Sông Hương).

Và rồi, những người bên cạnh như Cô An,Thầy Khanh , Cô Lan Hương , em Nga đã truyền thêm cho tôi sức mạnh, tinh thần lạc quan, giúp tôi hy vọng vào kho trắc nghiệm chúng tôi làm năm nay sẽ là trái ngọt cho năm học 2019 và những năm về sau. Tôi tin rằng với tinh thần Lạc quan như thế sẽ giúp chúng tôi nâng cao hiệu quả công việc và hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Các bạn ạ! Chúng ta hãy luôn tạo ra ở tinh thần mình những niềm tin vững chắc để tìm thấy được ở mình sự lạc quan mạnh mẽ nhất. Khi cuộc đời bạn có trăm lý do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lý do để cười. Hãy rèn luyện cho mình kĩ năng sống này bạn nhé vì nó sẽ giúp ta tự tin vui vẻ hơn khi làm việc, sự lạc quan sẽ giúp ta biết sống có ý nghĩa hơn và tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Hãy luôn tạo cho mình tinh thần Lạc quan để cảm nhận và quý trọng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng cho mỗi người.

Điều cuối cùng tôi muốn nói, sống lạc quan giúp cho con người ta thêm yêu đời, yêu cuộc sống, vượt qua mọi khó khăn của cuộc đời. Người sống lạc quan luôn nhìn cuộc đời bằng cặp mắt yêu thương, đó chính là lí do họ gắn bó với cuộc sống. sống lạc quan giúp ta luôn nhìn về tương lai, mong muốn một tương lai tốt đẹp.

…Và những được mất riêng của mình.
Đời người ai cũng có.
Hãy cho nhau tình yêu.
Hãy thương nhau thật nhiều.

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
16 tháng 9 2021 lúc 17:22

tham khảo:

Vẻ đẹp của khu vườn thôn Vĩ buổi bình minh là :

Vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ Vẻ đẹp huyền ảo, nên thơ Vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết Vẻ đẹp u buồn, sâu lắng

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
H24
16 tháng 9 2021 lúc 17:19

Tâm trạng nôn nao, vồ vập khi đứng trước cái đẹp. Cảm nhận về một hiện tại ngắn ngủi của thân phận đau thương Cảm nhận sự ngắn ngủi của kiếp người trước quy luật nghiệt ngã của thời gian. Tâm trạng lo âu vì đêm mai không còn trăng nữa.

Bình luận (1)
HT
Xem chi tiết
MN
5 tháng 5 2021 lúc 12:20

Bạn tham khảo nha:

Hàn Mặc Tử là nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, những sáng tác của ông được sáng tác và đi vào lòng người cũng một cách rất tự nhiên sâu lắng, để lại nhiều suy ngẫm cho độc giả. Một trong những bài thơ như thế chính là bài thơ “ Đây thôn vĩ dạ”, bài thơ nhắc tới miền quê xứ Huế thơ mộng, với vẻ đẹp vừa giản dị vừa yêu kiều như chính người con gái mà tác giả đang thầm thương trộm nhớ. Không những thế, bài thơ còn nói lên niềm khát khao, tình yêu quê và sự gắn bó thiết tha của thi sĩ.

Không giống với các bài thơ khác,mở đầu bài thơ “ đây thôn Vĩ Dạ” lại không phải là một câu miêu tả hay câu cảm thán, mà là câu hỏi tu từ:” Sao anh không về chơi thôn Vĩ”. Cảm hứng của bài thơ được khơi nguồn từ bức thư của Hoàng Thị Kim Cúc, viết cho Hàn Mặc Tử, những lời thơ khiến cảm xúc của tác giả ùa về, lại khơi gợi ra những nỗi nhớ về một miền thơ mộng hữu tình

Câu đầu của bài thơ, mở đầu một câu hỏi đã lạ, lại mở đầu với câu hỏi mà không có người trả lời,khiến mạch cảm xúc của bài thơ trở nên bâng khuâng khó tả. Tuy không ở gần, không được một lần về thăm Vĩ Dạ, nhưng bằng với nỗi nhớ diết da đã đưa Hàn Mặc Tử về với quê hương. Câu hỏi tu từ như một lời trách móc,hờn dỗi của một cô gái như thủ thỉ ràng, sao lâu rồi mà tác giả không về thăm quê lấy một lần. Câu hỏi vốn đưa ra không phải để trả lời, mà gợi ra cảm giác bâng khuâng, khó tả. Nó giống như một lời mời gọi, vừa như là một lời giới thiệu mà cũng là sự tiếc nuối của chính tác giả lâu không về thăm thôn Vĩ. “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ” như một lời tự vẫn, tự trách móc mình.

Khung cảnh Vĩ Dạ dần hiện ra với bao nhiêu cảnh, vừa có nắng vừa màu sắc rực rỡ, lại vừa có hình ảnh của những cành trúc đung đưa trước ngõ nhà ai. Cái tài cái độc đáo của tác giả là gợi ra sự tưởng tượng mới lạ cho chính người đọc

Không trực tiếp ở Vĩ Dạ, nhưng với nỗi niềm nhớ Vĩ Dạ tha thiết khiến tác giả có thể tượng tương ra cảnh chính mình đang đặt bước chân về với quê hương thân yêu. Mỗi câu thơ như dẫn ra một vẻ đẹp của nơi đây, không những thế, ngôn từ dùng để miêu tả khung cảnh, không chỉ đẹp mà còn có tính gợi. Mọi thứ như đều hoà hợp và ánh lên một vẻ đẹp thanh tú, thuần khiết. Hình ảnh hàng cau gợi ra những vẻ đẹp thanh thoát, cao vút và vươn lên đón ánh nắng sớm mai. Len lỏi vào đó là những tia nắng bình minh vừa rực rỡ lại vừa dịu dàng, như trải lên cho Vĩ Dạ một vẻ thân thiện lại đầy sự mời mọc. Nắng ở đây càng trở nên đẹp hơn, kì lạ hơn khi tác giả khoác cho nó với ngôn từ “ nắng mới lên thật tinh khiết mà cũng thật trong trẻo,không một chút gợn của một ngày dài đã trải qua

Lúc này, Hàn Mạc Tử như dẫn dắt người đọc đi sâu hơn vào khung cảnh của thôn Vĩ, và với biện pháp so sánh, những vườn tược nơi đây đã trở thành những thứ mà dưới con mắt của một người nghệ sĩ được hóa thành chốn hữu tình:” vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Dường như cây cối ở thôn Vĩ quanh năm tốt tưới, từ “ mướt” được sử dụng ở đây quả thật không quá chút nào, xanh mướt, mơn mởn và đầy sức sống. Nhịp thơ uyển chuyển kết hợp với từ ngữ mang tính tượng hình cao, cảnh vật nơi đây như càng thêm huyền bí,đẹp đẽ, vừa có màu của nắng mới lên, vừa có màu xanh mướt của những khu vườn, mọi thứ đều tươi mới, đầy nhựa sống. Câu cuối của khổ 1 gợi ra nhiều suy nghĩ và liên tưởng nhất:” Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Phải chăng là hình ảnh lá trúc đang sà xuống những khu vườn vuông vắn tươi đẹp của xứ Huế, hay những cành trúc đang buông mình trước cửa của những ngôi nhà xứ Huế. Đâu đấy lại gợi ra vẻ e ấp của cô gái Huế với khuôn mặt phúc hậu, gợi ra vẻ đẹp duyên dáng mà cũng kín đáo.

Những câu thơ tiếp theo cho tôi thấy một nét khác của Huế, một sự chuyển biến về tâm trạng của nhân vật trữ tình:

“Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

Những câu thơ cho ta thấy tâm trạng trữu nặng của Hàn Măc Tử, hai câu thơ đầu gợi cảnh chia li sầu não buồn đến sâu thẳm.  Điệp từ” gió” và “mây” cùng với nhịp điệu của câu thơ càng khiến cho khung cảnh chia li hiện rõ. Gió mây thường là một cặp, thường quấn quýt bên nhau nhưng ở đây “gió theo lối gió, mây đường mây”. Hoa rơi nước cuốn là điều hiển nhiên nhưng lại ẩn chứa một tâm sự buông bã đến não lòng, sự chia li chia lìa ngày một hiện hữu. Nhìn cảnh hoa trôi gió cuốn mà chúng ta lại nhìn ra cả tâm trạng của thi nhân. Lòng buồn thiu, không có một nỗi niềm nào chất chứa. Hình ảnh trăng hiện ra, không chỉ ở bài thơ này mà còn nhiều bài thơ nổi tiếng của các nhà thơ khác.Ánh trăng là biểu tượng cho cái đẹp, tượng trưng cho hạnh phúc và thanh bình. Đối với Hàn Mặc Tử hình ảnh trăng trong thơ gợi cho người đọc một niềm hi vọng, một niềm tin. Chỉ có trong thơ mới có thể có sông trăng và thuyền chở trăng.  Nghệ thuật ẩn dụ của tác giả ở đây thật thơ mộng, mang đến cho ta niềm khao khát, đợi chờ. Nhưng lại mang một dự báo, hay một nỗi phân vân rằng “Có chở trăng về kịp tối nay”. Lời thơ cất lên như một câu hỏi không có đáp án. Hai câu thơ đặc tả tâm trạng khát khao gặp gỡ nhưng đồng thời cũng thể hiện nỗi lo lắng khôn nguôi.

Có thể nói Đây thôn Vĩ Dạ đã lấy nhiều cảm xúc của người đọc cả lúc ấy và cả độc giả thời đại hiện nay. Nó không chỉ gợi mở vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là những cảm xúc sâu lắng cùng với niềm khát khao yêu đời, yêu người của tác giả nói riêng hay những người con yêu xứ Huế nói chung. Cảm nhận hai khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ là một đoạn thơ hay trong những vần thơ tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc tử, một tâm hồn nhạy cảm với đời, với tình yêu, cuộc sống.


 

Bình luận (0)