Con Rồng, Cháu Tiên

VN
Xem chi tiết
NV
8 tháng 7 2018 lúc 22:51

Có lẽ đối với học sinh chúng ta cha mẹ là những người quá quen thuộc, ngoài họ ta còn có những người cha, người mẹ thứ hai. Họ là ai ? Đó là thầy và cô, họ vun đắp tâm hồn ta, dạy ta cách làm người, dạy ta nhiều kiến thức về tự nhiên và xã hội. Đối với tôi, cô giáo dạy tôi hồi lớp Hai để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Vì điều gì mà tôi lại quý cô đến vậy? Cô là người đã làm biến mất đi cái rụt rè nhút nhát trong con người tôi do một cú sốc tinh thần. Tôi đã không phải là chính mình khi bố tôi qua đời, con người ấy lạnh lùng, ít nói và hay cáu gắt nên thường xuyên bị bạn xa lánh, bị bạn bè bắt nạt. Cô giáo dường như hiểu tôi, cô đã bên tôi trong suốt năm học ấy, giúp tôi học, cùng tôi tới trường, ăn trưa cùng tôi. Cô tôi là một người ấm áp, hài hước mà cũng nghiêm khắc với những đứa lời học, bỏ bài. Còn những đứa chăm học, nghe lời cô thì mới thấy cô hiền từ như nào, cô quý như con, cô quan tâm ân cần chỉ bảo. Quãng thời gian ấy tôi làm sao quên được, người mẹ ấy mãi sống trong tôi.

Nguồn : nguyen thi vang

Bình luận (0)
TS
9 tháng 7 2018 lúc 6:55

Tham khảo

Cô giáo em cao cao, dáng người thon gọn, da trắng hồng, mặc áo dài rất đẹp. Bước vào lớp, cô như mang theo cả mùi thơm của nắng. Cả lớp ngây người nhìn cô. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống. Bắt đầu giờ học, cô nhẹ nhàng viết lên bảng dòng chữ mềm mại. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ. Chi một loáng, hàng chữ đẹp hiện ra. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Giọng đọc của cô thật ấm áp và truyền cảm. Khi giảng bài, khuôn mặt của cô luôn tươi cười biểu lộ sự thân thiện. Bàn tay cô nhẹ nhàng đánh nhịp theo từng câu văn, câu thơ. Đôi mắt cô luôn nhìn thẳng về phía học sinh thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trán cô lấm tấm những giọt mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Thỉnh thoảng cô đi xuống lớp xem chúng em ghi bài, thảo luận nhóm. Trong bài giảng, cô thường đặt câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự suy nghĩ của tất cả học sinh trong lớp. Cô lúc nào cũng gần gũi chúng em. Trong những giờ học căng thẳng, cô thường kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện ngắn rất hay và bổ ích. Kết thúc tiết học, bao giờ cô cùng lưu ý những điều cần nhớ cho chúng em. Cả lớp em ai cũng yêu quý và kính trọng cô.

Bình luận (0)
TA
Xem chi tiết
CA
20 tháng 6 2018 lúc 19:52

Các truyện tương tự truyện Con Rồng, cháu Tiên, các dân tộc khác ở Việt Nam cũng có những câu chuyện giải thích về nguồn gốc dân tộc tương tự, như:

Truyện Quả trứng thiêng của dân tộc Mường. Truyện Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ Mú.

Ý nghĩa của sự giống nhau:

Sự tương đồng về cách giải thích nguồn gốc của các dân tộc. Khẳng định về tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Sự gặp gỡ, giao thoa về nền văn hóa giữa các dân tộc.
Bình luận (0)
TP
20 tháng 6 2018 lúc 19:54

Các truyện tương tự truyện Con Rồng, cháu Tiên, các dân tộc khác ở Việt Nam cũng có những câu chuyện giải thích về nguồn gốc dân tộc tương tự, như:

Truyện Quả trứng thiêng của dân tộc Mường. Truyện Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ Mú.

Ý nghĩa của sự giống nhau:

Sự tương đồng về cách giải thích nguồn gốc của các dân tộc. Khẳng định về tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Sự gặp gỡ, giao thoa về nền văn hóa giữa các dân tộc.
Bình luận (0)
KT
20 tháng 6 2018 lúc 19:57

Có nhiều truyện như vậy lắm bạn ạ, ví dụ như:
* Truyện " Qủa bầu mẹ", của dân tộc Khơ - mú:
Ngày xưa có hai anh em mồ côi, một trai - một gái khi bắt được con dúi. Dúi xin tha mạng và đền ơn bằng cách chỉ cho hai người tránh khỏi nạn lục. Thoát được lũ, không còn ai, hai anh em mới chia nhau người cái nắp, người cái ống trầu làm tin và chia nhau đi tìm vợ, tìm chồng. Tìm không được họ lại gặp nhau, lại chia nhau mỗi người một ngã nhưng vẫn không đạt được ý nguyện nên họ buồn lắm. Thấy vậy, chim Tgoóc khuyên hai người lấy nhau. Ít lâu sau, người em có mang, đến 7 năm, 7 tháng, 7 ngày mới sinh ra được quả bầu. Khi người chồng dùi thủng quả bầu:
_Người anh chui ra đầu tiên, vì dính phải bụi than( do đốt quả bầu ), nên rất đen và là nguồn gốc người Khơ - mú.
_Người em út chui ra sau cùng nên da dẻ trắng trẻo và là nguồn gốc của người kinh.
Do thứ tự ra đời trước sau như vậy, nên địa bàn sinh sống của người Việt Nam cũng khác nhau; từ miền núi cho đến miền đồng bằng. Người Khơ - mú ở trên núi cao có nhiều rừng núi, sông suối thoả sức làm rẫy, làm nương. Người Kinh ( em út ) hết đất phải đi xa xuống tận vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, mở rộng nơi cư trú làm ăn, sinh sống.
Truỵện đầy màu sắc huyền bí: Con người sinh ra từ trái bầu, rồi do thần Đất bảo ban nơi cư trú và cách làm ăn, sinh sống.
* Truyện: " Kinh và Ba- na là anh em":
. . . Truyện kể rằng: Có hai anh em thấy người cha say rượu, trần truồng. Người em nhìn cười và bị người cha đuổi đi. Vợ chồng người em dắt nhau lên tận miền rừng núi sinh cơ lập nghiệp; đẻ con, đẻ cháu và là nguồn gốc người Ba- na. Người anh ở lại miền đồng bằng lấy vợ sinh cơ lập nghiệp làm ăn ,sinh sống và là nguồn gốc của người Kinh.
* Ở sử thi " Đẻ đất đẻ nước", của dân tộc Mường:
Chim thần đẻ ra nhiều trứng, trứng nở ra các dân tộc như người: Việt, Thái, H`Mông . . .
* Người Tà Ôi kể trong truyện cổ của họ rằng: Dân tộc Tà Ôi được sinh ra từ một quả bầu. “Ngày xưa khi trên trái đất chỉ có loài thú sống với nhau, con người chưa xuất hiện thì bỗng xảy ra một tiếng nổ dữ dội. Sau tiếng nổ thì mặt đất bỗng dưng thay đổi hẳn, các con thú vắng bóng. Chỉ may mắn còn sống sót mỗi hai con chó, một đực, một cái.

Hai con chó sống chung với nhau. Bỗng một hôm trời hạn hán, nước sông suối khô cạn, cây sim, cành móc đều chết cháy. Hai con chó tìm lên vùng cao để tìm thức ăn và nước uống. Vượt qua nhiều núi đèo hiểm trở, cuối cùng hai con chó cũng tìm được nguồn nước. Con chó cái lúc này đang bụng mang dạ chửa, nó cố lê mình đến bên bờ suối. Lúc nó chui đầu xuống dòng nước, cũng là lúc nó chuyển dạ, đẻ ra một quả bầu dài. Một nửa quả bầu nằm dưới nước, một nửa lại nằm vắt lên bờ.
Quả bầu cứ nằm như vậy suốt bao tháng liền. Nửa trên bờ của trái bầu bị nắng hạn nung nóng nên ngày càng đen thẫm lại, còn nửa dưới được mát mẻ nên trắng bợt ra.
Mãi lúc khi mùa xuân đến, khi trời ấm áp dần lên thì quả bầu bỗng vỡ ra và con người từ vòng quả bầu đó vươn dậy. Số người nằm nửa trên bờ của quả bầu có nước da ngăm đen, còn số được bảo vệ nên có làn da trắng trẻo.
Số người có làn da trắng xuôi theo dòng sông, suối về đồng bằng sinh sống trở thành người Kinh sau nầy. Những người có làn da ngăm đen lại đi ngược về ở phía đầu nguồn tìm rừng phát rẫy trở thành người Tà Ôi bây giờ...”

Ý nghĩa của sự giống nhau:

Sự tương đồng về cách giải thích nguồn gốc của các dân tộc. Khẳng định về tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Sự gặp gỡ, giao thoa về nền văn hóa giữa các dân tộc
Bình luận (0)
TA
Xem chi tiết
CA
20 tháng 6 2018 lúc 19:48

Ý nghĩa truyện Con rồng, cháu Tiên:

- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

- Truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Bình luận (0)
TP
20 tháng 6 2018 lúc 19:49

Ý nghĩa truyện Con rồng, cháu Tiên:

Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Bình luận (0)
NM
20 tháng 6 2018 lúc 19:51


Câu 4. Ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên”
Cách trả lời 1 :

+ Tôn vinh nguồn gốc đẹp đẽ của dân tộc, nguồn gốc cao quý thiêng liêng con Rồng, cháu Tiên.
+ Thể hiện nguyện ước đoàn kết anh em giữa các dân tộc trên dải đất Việt Nam:
- Mọi người đều có chung một tổ tiên, có chung cha mẹ, đều là anh em ruột thịt một nhà.
- 50 người lên núi, 50 người xuống biển => Miền núi hay miền biển cũng đều là anh em, phải giúp đỡ nhau, thương yêu đoàn kết “cùng chung lưng đấu cật”.

Cách trả lời 2 :

Truyện có ý nghĩa sau:

- Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.

- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ, vì vậy, phải luôn thương yêu, đoàn kết.

Cách trả lời 3 : Con rồng cháu tiên :
- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng cháu Tiên ===> Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc
- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng "đồng bào" (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) => Truyền thống đoàn kết của dân tộc

Bình luận (0)
TA
Xem chi tiết
TP
20 tháng 6 2018 lúc 19:48

Chi tiết tưởng tượng kì ảo la sự tượng tượng của người dân việt nam về sự kiện và nhân vật trong các truyền thuyết.
Hay nói cách khác, là sự thần thánh hoá hoặc hình tượng hoá các chi tiết trong truyện
vai trò của nó trong truyện con rồng cháu tiên là:
nhìu lắm, nếu nói cụ thể từng chi tiết thi không noi xuể
thôi, dể nói chung nhé!
vai trò lớn nhất là thể hiện sự kính trọng tổ tiên của nhân dân việt nam ta
người dân việt nam ta cho rằng tổ tiên của minh la noi giông cao sang,đẹp đẽ.
các chi tiết tương ki ảo khac nhú sinh cùng boc trăm trúng, không cần bú mơm mà lớn nhanh nhu thổi co ý nghĩa răng tất cả ng` dân nc việt nam dều là anh em , khi sinh ra ng` viet nam da co kha nang tu chong do voi cac tham hoa thien nhien, chien tranh .....

Bình luận (0)
NM
20 tháng 6 2018 lúc 19:50


Câu 3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.
+ Chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật, có tính chất hoang đường, kì lạ do hư cấu tưởng tượng.
+ Vai trò của các chi tiết tưởng tượng kì ảo:
- Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, huyền ảo, lung linh
- Thần thánh hóa các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ
- Giải thích các sự kiện theo cách riêng => Trình độ của mỗi thời đại

Bình luận (0)
NM
20 tháng 6 2018 lúc 19:52

Câu 3: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của chi tiết này trong truyện?

Trả lời:

- Tưởng tượng, kì ảo là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.

- Trong truyền thuyết này các chi tiết tưởng tượng có vai trò:

+ Tô đậm tính thần kì, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.

+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc dể chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.

+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.

Bình luận (0)
TA
Xem chi tiết
NM
20 tháng 6 2018 lúc 19:48

Câu 2: Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?

Trả lời:

- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

- Chuyện sinh nở của Âu Cơ thật kì lạ: nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra trăm con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.

- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia các con: Năm mươi con xuống biển theo Lạc Long Quân, còn năm mươi con lên rừng theo Âu Cơ, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

- Theo truyện này thì người Việt là con Rồng, cháu Tiên.

Bình luận (0)
NM
20 tháng 6 2018 lúc 19:53

Câu 2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân với Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
+ Cuộc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Đây là cuộc hôn nhân giữa hai bậc thần kì, trai tài, gái sắc, một mối duyên tình đẹp đẽ ở chốn có nhiều hoa thơm cỏ lạ và cung điện Long Trang lộng lẫy.
+ Chuyện sinh đẻ kì lạ
- Sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con.
- Tất cả đều hồng hào đẹp đẽ, mặt mũi khôi ngô.
- Đàn con không cần bú mớm, tự lớn lên như thổi, khỏe mạnh như thần.
+ Việc chia con
- 50 người con theo cha xuống biển
- 50 người con theo mẹ lên núi
- Để các con ở đều các phương, để kẻ miền núi, người miền biển khi có việc gì thì giúp nhau, đều là anh em một nhà.
+ Nguồn gốc của người Việt
- Theo truyện này thì người Việt chúng ta bắt nguồn từ nòi giống thần tiên, linh thiêng, tài giỏi, cao quý rất đáng tự hào.
- Đề cao ý thức dân tộc, ngợi ca cội nguồn tổ tiên => cách giải thích đẫm chất thơ và huyền thoại.

Bình luận (0)
HH
20 tháng 6 2018 lúc 19:58

+ Cuộc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Đây là cuộc hôn nhân giữa hai bậc thần kì, trai tài, gái sắc, một mối duyên tình đẹp đẽ ở chốn có nhiều hoa thơm cỏ lạ và cung điện Long Trang lộng lẫy.
+ Chuyện sinh đẻ kì lạ
- Sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con.
- Tất cả đều hồng hào đẹp đẽ, mặt mũi khôi ngô.
- Đàn con không cần bú mớm, tự lớn lên như thổi, khỏe mạnh như thần.
+ Việc chia con
- 50 người con theo cha xuống biển
- 50 người con theo mẹ lên núi
- Để các con ở đều các phương, để kẻ miền núi, người miền biển khi có việc gì thì giúp nhau, đều là anh em một nhà.
+ Nguồn gốc của người Việt
- Theo truyện này thì người Việt chúng ta bắt nguồn từ nòi giống thần tiên, linh thiêng, tài giỏi, cao quý rất đáng tự hào.
- Đề cao ý thức dân tộc, ngợi ca cội nguồn tổ tiên => cách giải thích đẫm chất thơ và huyền thoại.

Bình luận (0)
TA
Xem chi tiết
CA
20 tháng 6 2018 lúc 19:46

+ Lạc Long Quân:
- Vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ
- Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn
- Có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
+ Âu Cơ
- Thuộc dòng họ Thần Nông
- Là dòng tiên ở trên núi cao phương Bắc
- Xinh đẹp tuyệt trần
=> Như vậy cả hai đều có nguồn gốc là thần, tiên kì lạ phi thường.

Bình luận (0)
NM
20 tháng 6 2018 lúc 19:48

Câu 1: Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì la, cao quý về nguồn gốc của Âu Cơ và Lạc Long Quân.

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là:

* Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng:

- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.

- Lạc Long Quân "sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ", còn Âu Cơ "xinh đẹp tuyệt trần".

* Sự nghiệp mở nước:

Lạc Long Quân "giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh" - những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần còn "dạy dân cách trồng trọt chăn nuôỉ và cách ăn ở".

Bình luận (0)
HH
20 tháng 6 2018 lúc 19:58

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là:

* Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng:

- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.

- Lạc Long Quân "sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ", còn Âu Cơ "xinh đẹp tuyệt trần".

* Sự nghiệp mở nước:

Lạc Long Quân "giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh" - những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần còn "dạy dân cách trồng trọt chăn nuôỉ và cách ăn ở".

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết
HH
8 tháng 6 2018 lúc 18:12

Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều/ hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè. Quanh những mái nhà cao thấp.

Nhưng từ phức: In đậm

Bình luận (0)
HS
8 tháng 6 2018 lúc 19:26

Tớ in ậm những từ phức nhé:

Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè. Quanh những mái nhà cao thấp.

Bình luận (0)
AK
8 tháng 6 2018 lúc 20:28

Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè. Quanh những mái nhà cao thấp.

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
HS
6 tháng 6 2018 lúc 15:23

Lạc Long Quân là nòi rồng, sống ở thủy cung con trai của Thần Long Nữ. Lạc Long Quân đẹp trai, khôi ngô, sức khỏe phi phàm, có nhiều phép biến hóa, tài năng liệt vào bậc nhất. Thần đã ra tay trừ rất nhiều yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh … đem lại cuộc sống yên vui cho dân lành. Lạc Long Quân còn dạy dân trồng trọt, đánh cá, săn bắn, chăn nuôi và cách ăn ở. Lạc Long Quân là vị phúc thần vô cùng vĩ đại.

Không có yếu tố kì diệu thì sẽ không có truyền thuyết. Yếu tố kì diệu hoang đường tạo nên sức hấp dẫn và mău sắc thần kì của truyền thuyết. Ngư Tinh thân dài hơn 50 trượng, đuôi xòe như cánh buồm, chân nhiều như chân rết…, Hồ Tinh có 9 đuôi, sống trên nghìn năm… Mộc Tinh cao hàng ngàn trượng, tàng hình ẩn hiện. Ba con yêu quái này tượng trưng cho cái 4 ác, cho sức khỏe ghê gớm của lực lượng siêu nhiên rất kì lạ. Lạc Long Quân phải có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ mới tiêu diệt được. Cái bọc trứng của Âu Cơ nở ra 100 người con trai tuấn tú, lớn nhanh như thổi. Câu gọi của mẹ con Âu Cơ: "Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này !” Tuy ở tận thủy phủ xa cách nghìn vạn dặm, mà Lạc Long Quân cũng nghe được, chỉ nháy mắt đã hiện về, v.v… Đó là những yếu tố hoang đường kì diệu nhất của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên".

Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là một thiên diễm tình kì diệu. Cha Rồng mẹ Tiên nên mới có thể sinh ra được một cái bọc có một trăm trứng, nở ra một trăm đứa con trai tuấn tú, con cả là Hùng Vương. Hai tiếng "đồng bào" nghĩa là cùng chung một bọc, bắt nguồn từ sự tích thiêng liêng "Con Rồng, cháu Tiên”. Nó nói lên mỗi con người Việt Nam chúng ta đều cùng chung một cội nguồn, chung một dòng giống, cùng một huyết hệ vô cùng thân thiết. Hai tiếng "đồng bào" biểu lộ một cách chân thành tình yêu thương đoàn kết dân tộc.

Truyện "Con Rồng, cháu Tiên" là một huyền thoại tuyệt đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn cội, dòng giống của con người Việt Nam ta là vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu xa niềm tự tôn tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở tình nghĩa đổng bào và tình nghĩa cốt nhục vô cùng cao cả thiêng liêng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

… "Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ…"
("Đất nước" – Trường ca mặt đường khát vọng)

Hơi lạc đề nhưng có thể giúp cho bạn
Bình luận (0)
KT
6 tháng 6 2018 lúc 15:50

Vua Đế Minh có hai người con “con trưởng là Đế Nghi, con thứ là Lộc Tục”. Nhà vua yêu Lộc Tục hơn nên muốn cho Lộc Tục làm vua phương Bắc. Lộc Tục là người khiêm nhường nên đã nói với cha nhượng cho anh cả. Vì vậy vua cha cử Lộc Tục làm vua phương Nam (đất Văn Lang sau này). Đất Văn Lang tức nước Xích Quỷ có nhiều phong cảnh thanh kỳ. Dải Lĩnh Nam trùng trùng, điệp điệp, xanh như chàm, xa trông như rồng uốn khúc.. Lên làm vua, Lộc Tục lấy hiệu là Kinh Dương Vương, buổi đầu toan đóng đô ở chân núi Miễu Sơn, sau ấn định xây thành, đắp lũy ở Cửu Lĩnh.. Vua lấy Long Nữ con gái vua Động Đình Quân, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân kế nghiệp vua cha. Lạc Long Quân lấy hiệu là Hùng Hiền Vương di chuyển kinh đô về Nghĩa Lĩnh. Khi Kinh Dương Vương qua đời, Hùng Hiền Vương lấy nàng Âu Cơ con gái Đế Lai chúa tể động Lăng Xương, một xứ lân cận Văn Lang bên bờ giải Âu Giang. Âu Cơ có mang được 3 năm 3 tháng 10 ngày mới thấy chuyển dạ. Nơi nàng lâm bồn là một chiếc lều tranh bên đường không xa kinh thành, nàng sinh ra một cái bọc. Long Quân vô cùng kinh ngạc, Ngài cho quần thần dựng đàn tế cáo trời đất. Trong lúc cử hành lễ bái thì trời nổi mây ngũ sắc, năm người cao lớn dị thường đầu đội mũ Kim Quang, mặc áo bào xanh, lưng đeo đai ngọc.. tuyên bố “Ngọc Hoàng Thượng đế cử chúng ta xuống để thi hành nhiệm vụ đặc biệt. Hoàng Hậu sinh ra một cái bọc đó là điềm vô cùng tốt đẹp, trong bọc có một trăm trứng. Chúng tôi có bổn phận biến ra thành một trăm con trai, những người con này sẽ giúp nhà vua trị dân giữ nước”. Đúng ngày rằm tháng 1 năm sau, mây ngũ sắc lại tái hiện, ngôi nhà rực sáng, bọc trứng tự nở ra một trăm người con trai. Một hôm vua bảo Âu Cơ “Ta vốn là con cháu thủy thần, nàng thuộc loài tiên, nước lửa khắc nhau, không thể kết hợp lâu dài được. Vậy xin chia tay để giữ lấy dòng giống. Nàng nên đem 50 con lên núi, ta đem 50 con xuống biển, cùng nhau khai cơ mở nghiệp, tạo thế cho con cái và dân chúng dài lâu”.

Sau khi chia tay với Quốc mẫu Âu cơ, Lạc Long Quân cùng 50 người con còn lại xuôi đường lần ra Nam Hải. Đến đất Bình Đà bây giờ (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, cách biển không xa, sông nước mênh mang, Lạc Long Quân truyền cho các con dừng chân dựng trại, nổi lửa nấu ăn. Đi dạo khắp vùng một lượt, thấy thế đất nơi đây màu mỡ, sông suối lượn quanh, nhiều thềm đất cao mang dáng long chầu hổ phục, bèn quyết định chọn đất này làm nơi dựng xây cơ nghiệp. Ngày ngày, Lạc Long Quân cùng quần thần văn võ dạy dân trồng dâu nuôi tằm dệt vải, đuổi diệt thú dữ. Lại truyền cho các con lực chọn dân chúng khỏe mạnh, tỏa đi khắp vùng duyên hải khai khẩn đất hoang, lấn biển mở mang bờ cõi... Chẳng bao lâu, cả vùng đất với trung tâm là Bảo Cựu cuộc sống dân lành đã trở nên trù phú, mọi thảo khấu trong vùng bị dẹp tan. Ruộng đồng, làng xóm ngày một mở rộng, hình thành nên những làng xóm đầu tiên của châu thổ sông Hồng sau này. Vào một ngày cuối tháng Hai lịch trăng, trời bỗng nhiên nổi dông gió, sấm chớp lóe sáng cả vùng, Quốc tổ ăn vận trang phục oai phong, lẫm liệt, thân thương nhìn các con cháu và dân làng một lượt rồi hóa trong đêm. Cảm thương và tỏ lòng tri ân với người có công khai hóa vùng đất Bảo Cựu này. vua quan cùng dân làng tổ chức lễ tang linh đình, táng ngài tại gò đất cao nhất vùng, lập miếu (nay là Đền Nội Bình Đà) quanh năm thờ phụng.

Bình luận (0)
AK
8 tháng 6 2018 lúc 20:32

Lạc Long Quân là nòi rồng, sống ở thủy cung con trai của Thần Long Nữ. Lạc Long Quân đẹp trai, khôi ngô, sức khỏe phi phàm, có nhiều phép biến hóa, tài năng liệt vào bậc nhất. Thần đã ra tay trừ rất nhiều yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh … đem lại cuộc sống yên vui cho dân lành. Lạc Long Quân còn dạy dân trồng trọt, đánh cá, săn bắn, chăn nuôi và cách ăn ở. Lạc Long Quân là vị phúc thần vô cùng vĩ đại.

Không có yếu tố kì diệu thì sẽ không có truyền thuyết. Yếu tố kì diệu hoang đường tạo nên sức hấp dẫn và mău sắc thần kì của truyền thuyết. Ngư Tinh thân dài hơn 50 trượng, đuôi xòe như cánh buồm, chân nhiều như chân rết…, Hồ Tinh có 9 đuôi, sống trên nghìn năm… Mộc Tinh cao hàng ngàn trượng, tàng hình ẩn hiện. Ba con yêu quái này tượng trưng cho cái 4 ác, cho sức khỏe ghê gớm của lực lượng siêu nhiên rất kì lạ. Lạc Long Quân phải có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ mới tiêu diệt được. Cái bọc trứng của Âu Cơ nở ra 100 người con trai tuấn tú, lớn nhanh như thổi. Câu gọi của mẹ con Âu Cơ: "Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này!” Tuy ở tận thủy phủ xa cách nghìn vạn dặm, mà Lạc Long Quân cũng nghe được, chỉ nháy mắt đã hiện về, v.v… Đó là những yếu tố hoang đường kì diệu nhất của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên".

Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là một thiên diễm tình kì diệu. Cha Rồng mẹ Tiên nên mới có thể sinh ra được một cái bọc có một trăm trứng, nở ra một trăm đứa con trai tuấn tú, con cả là Hùng Vương. Hai tiếng "đồng bào" nghĩa là cùng chung một bọc, bắt nguồn từ sự tích thiêng liêng "Con Rồng, cháu Tiên”. Nó nói lên mỗi con người Việt Nam chúng ta đều cùng chung một cội nguồn, chung một dòng giống, cùng một huyết hệ vô cùng thân thiết. Hai tiếng "đồng bào" biểu lộ một cách chân thành tình yêu thương đoàn kết dân tộc.

Truyện "Con Rồng, cháu Tiên" là một huyền thoại tuyệt đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn cội, dòng giống của con người Việt Nam ta là vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu xa niềm tự tôn tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở tình nghĩa đổng bào và tình nghĩa cốt nhục vô cùng cao cả thiêng liêng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

… "Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ…"



Bình luận (1)
TL
Xem chi tiết
QT
3 tháng 6 2018 lúc 17:35

hình như là giải thích như thế này,không biết mình làm có đúng không!!?

hoa lư là hư loa

hư loa là hỏng loa

hỏng loa là hỏa long

hoa long là ..............rồng lủa

nếu đúng thì tick cho mình nhé!!!leuleucòn sai thì mong các bạn thông cảm!!!!!!!!!!!eoeo

Bình luận (1)
NM
3 tháng 6 2018 lúc 8:32

Bn lp maays vậy?Làm j có rồng lửa chứ

Bình luận (2)
KX
4 tháng 6 2018 lúc 10:48

Câu như vậy mà bạn cũng đố.

Bình luận (1)
PP
Xem chi tiết
DB
29 tháng 5 2018 lúc 14:39

Ai sinh ra là người Việt Nam, lớn lên trong vành nôi lời ru của bà, của mẹ đều được nghe những truyện dân gian lý thú. “Con rồng cháu tiên” hay truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ là một trong những truyền thuyết hay và lâu đời nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Em yêu thích truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” từ thuở nhỏ. Truyện với những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và hình tượng đặc sắc đã giải thích được nguồn gốc của giống nòi dân tộc Việt Nam cao quý.

Truyện kể về hai nhân vật là Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là những vị thần tiên giỏi giang thần kỳ, tài năng xuất chúng, phẩm chất cao quý. Lạc Long Quân vốn thuộc nòi rồng, con trai Long nữ sống ở vùng biển. Lạc Long Quân vô cùng tài năng và đức độ, mình rồng, có sức mạnh phi thường và nhiều phép lạ. Thần giúp người dân diệt trừ nhiều loài yêu quái “Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở”. Hình ảnh Lạc Long Quân trong truyền thuyết là biểu tượng đẹp về vị thần lớn của dân tộc ta, biểu tượng của đức tính nhân hậu của nhân dân và khí phách tinh hoa có từ xa xưa của dân tộc Việt. Còn Âu Cơ được tác giả dân gian miêu tả cũng vô cùng cao quý. Âu Cơ “thuộc dòng họ thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần”. Qua hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ, chúng ta thấy được sự cao quý, ấn tượng của các vị thần cũng như sự cao quý của nòi giống Việt.

Bên cạnh xây dựng hình tượng hai nhân vật là vị thần tiên, tác giả dân gian còn mang đến chi tiết mối lương duyên lạ kỳ. Đó là sự gặp gỡ đầy bất ngờ và kết duyên giữa rồng biển Lạc Long Quân và tiên trên núi là Âu Cơ. Chi tiết thể hiện sự đoàn kết, thống nhất giữa nhân dân Việt sống vùng đồng bằng, đồi núi với vùng biển sâu tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt ngày nay. Âu Cơ mang thai và “sinh ra một bọc trăm trứng, trăm trứng lại nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi. Mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần”. Đây là một chi tiết kỳ ảo, thú vị, rất đặc sắc và có ý nghĩa lớn trong việc giải thích toàn dân tộc Việt Nam dù ở nơi đâu cũng xuất xứ là con một nhà, cùng chui ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Qua đó, tác giả dân gian thể hiện một niềm tự hào sâu sắc về nguôn cội con cháu của thần rồng, thần nông. Chi tiết đàn con lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô ẩn chứa sức mạnh và nội lực của con người Việt Nam từ thuở xưa của dân tộc.

Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con, năm mươi người theo cha xuống miền biển sinh sống, năm mươi người theo mẹ sống trên miền đồng bằng, núi non. Bởi lẽ, Lạc Long Quân “vốn nòi rồng, ở miền nước thẳm”, Âu Cơ là “ròng tiên, ở chốn “non cao”, “kẻ ở cạn, người ở nước tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được”. Đó là chi tiết giải thích vì sao nhân dân ta có mặt ở khắp nơi trên mọi miền đất nước, cùng làm ăn sinh sống. Lạc Long Quân dặn dò Âu Cơ “kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn”. Lời dặn dò giúp đỡ lẫn nhau như nhắc nhở tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn của toàn dân tộc sống trên đất Việt bởi chúng ta đều là anh em một nhà. Qua đó, tác giả dân gian ca ngợi tinh thần đoàn kết vốn đã là truyền thống lâu đời của dân tộc từ xa xưa, một đức tính vô cùng cao đẹp cần gìn giữ và phát huy

Người con trai cả của Lạc Long Quân và Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Chi tiết nói lên sự ra đời của nhà nước Văn Lang và thời các vua Hùng. Bằng việc đan xen giữa các chi tiết lịch sử có thật và truyền thuyết về nguồn gốc con rồng cháu tiên, truyền thuyết càng khiến cho người đọc tin tưởng rằng toàn thể dân tộc Việt Nam đều được sinh ra từ bọc trăm trứng, khơi gợi niềm tự hào, tự tôn dân tộc cùng tinh thần đoàn kết của nhân dân ta từ bao đời. Các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo đã đề cao nguồn gốc cao quý và mag lại những chi tiết ly kỳ, hấp dẫn cho người đọc.

Lắng nghe truyền thuyết Con rồng cháu tiên, chúng ta luôn cảm thấy tự hào sâu sắc và nêu cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc để xây dựng đất nước giàu mạnh. Đọc truyện, em nhớ tới lời dạy của Bác Hồ kính yêu “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Bình luận (0)
TM
29 tháng 5 2018 lúc 14:44

Nhiều dân tộc trên thế giới có truyền thuyết suy ngẫm và giải thích về nguồn gốc của dân tộc mình. Đấy là một trong những biểu hiện của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn", “thờ kính tổ tiên". Dân tộc Việt Nam cũng vậy. Đã có một câu chuyện thật đẹp kể về nguồn gốc cao quý, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam: Người Việt Nam ta là “con Rồng, cháu Tiên".

Câu chuyện khẳng định: tổ tiên người Việt chính là Tiên, Rồng.

Có một vị thần nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân, “sức khỏe vô địch", “nhiều phép lạ", giúp dân diệt trừ nhiều loài yêu quái hại dân lành, rồi dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Đó là những công đức lớn lao mà Lạc Long Quân đã đem lại cho người Việt, những công đức đó chỉ có tâm lòng người Cha mới làm được cho con cháu của mình.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong các dinh chùa, miếu mạo ở Việt Nam ta, đều có hình ảnh con Rồng. Rồng trong tâm trí người Việt là tượng trưng cho sự cao quý, đẹp đẽ, đáng kính trụng, tôn thờ.

Lạc Long Quân kết hôn với một vị tiên nữ là Âu Cư, “xinh đẹp tuyệt trần".

Chúng ta là con cháu của những vị thần tiên khoẻ mạnh, nhiều phcp lạ, nhiều tài năng ấy.

Tại sao người Việt lại chọn hai vị thần này? Điều đó có lẽ không phải là ngẫu nhiên. Rồng như tinh hoa của đất trời kết tụ ở “vùng nước thẳm", còn tiên là người tập hựp được mọi vỏ đẹp của “chốn non cao". Núi và biển, giang và sơn, nước và non, chẳng phải là tất cả thế giới rồi hay sao? Sự hòa hựp tuyệt diệu ấy sẽ làm nảy sinh những điều kì lạ.

Đó là một trăm người con trai! Một lực lưựng đủ chinh phục một “giang sơn rộng lân".

“Bọc trăm trứng" là hình ảnh độc đáo nhân mạnh sự cùng chung một huyết thống, chung một lòng mẹ, cùng chung hưởng trí tuệ và sức mạnh người cha của dân tộc Việt Nam.

Những người con trai đó, “hồng hào", “đẹp đẽ", “tự lân lên như thối", “mặt mũi khôi ngô" là sự khẳng định dòng máu thần tiên cũng như khẳng định những phẩm chất đẹp đẽ về dáng vóc cơ thể cũng như trí tuệ của con người Việt Nam.

Khi Lạc Long Quân trở về thủy cung, Âu Cơ lại một mình “nuôi đùn con nhỏ", “tháng ngày chờ mong". Đó chính là hình ảnh muôn đời của tấm lòng Mẹ.

Chuyện năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo cha xuống biển phản ánh quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai, chinh phục tự nhiên, xây dựng cơ đồ từ thuở xa xưa của người Việt. Trong đó, tất cả người Việt, từ non cao núi thẳm đến biển xa sông rộng, đều cùng một cội rễ chung, đoàn kết bên nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Cả câu chuyện là một bài ca tự hào về nguồn gốc cao quý và sự khẳng định cội nguồn thống nhất đã làm nên sức mạnh vững bền của dân tộc Việt Nam từ thuở cha ông bắt đầu lập nghiệp trên mảnh đất ven bờ biển Đông này.



leu

Bình luận (0)
NT
29 tháng 5 2018 lúc 16:18

Ai sinh ra là người Việt Nam, lớn lên trong vành nôi lời ru của bà, của mẹ đều được nghe những truyện dân gian lý thú. “Con rồng cháu tiên” hay truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ là một trong những truyền thuyết hay và lâu đời nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Em rất yêu thích truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” từ thuở nhỏ. Truyện với những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và hình tượng đặc sắc đã giải thích được nguồn gốc của giống nòi dân tộc Việt Nam cao quý.

Truyện kể về hai nhân vật là Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là những vị thần tiên giỏi giang thần kỳ, tài năng xuất chúng, phẩm chất cao quý. Lạc Long Quân vốn thuộc nòi rồng, con trai Long nữ sống ở vùng biển. Lạc Long Quân vô cùng tài năng và đức độ, mình rồng, có sức mạnh phi thường và nhiều phép lạ. Thần giúp người dân diệt trừ nhiều loài yêu quái “Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở”. Hình ảnh Lạc Long Quân trong truyền thuyết là biểu tượng đẹp về vị thần lớn của dân tộc ta, biểu tượng của đức tính nhân hậu của nhân dân và khí phách tinh hoa có từ xa xưa của dân tộc Việt. Còn Âu Cơ được tác giả dân gian miêu tả cũng vô cùng cao quý. Âu Cơ “thuộc dòng họ thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần”. Qua hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ, chúng ta thấy được sự cao quý, ấn tượng của các vị thần cũng như sự cao quý của nòi giống Việt.

Bên cạnh xây dựng hình tượng hai nhân vật là vị thần tiên, tác giả dân gian còn mang đến chi tiết mối lương duyên lạ kỳ. Đó là sự gặp gỡ đầy bất ngờ và kết duyên giữa rồng biển Lạc Long Quân và tiên trên núi là Âu Cơ. Chi tiết thể hiện sự đoàn kết, thống nhất giữa nhân dân Việt sống vùng đồng bằng, đồi núi với vùng biển sâu tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt ngày nay. Âu Cơ mang thai và “sinh ra một bọc trăm trứng, trăm trứng lại nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi. Mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần”. Đây là một chi tiết kỳ ảo, thú vị, rất đặc sắc và có ý nghĩa lớn trong việc giải thích toàn dân tộc Việt Nam dù ở nơi đâu cũng xuất xứ là con một nhà, cùng chui ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Qua đó, tác giả dân gian thể hiện một niềm tự hào sâu sắc về nguôn cội con cháu của thần rồng, thần nông. Chi tiết đàn con lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô ẩn chứa sức mạnh và nội lực của con người Việt Nam từ thuở xưa của dân tộc.

Bình luận (1)