Hòa tan hỗn hợp Al - Cu bằng dung dịch HCl cho tới khi khí ngừng thoát ra thấy còn lại chất rắn X. Lấy a gam chất rắn X nung trong không khí tới phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,36 a gam oxit. Hỏi Al bị hòa tan hết hay không?
Hòa tan hỗn hợp Al - Cu bằng dung dịch HCl cho tới khi khí ngừng thoát ra thấy còn lại chất rắn X. Lấy a gam chất rắn X nung trong không khí tới phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,36 a gam oxit. Hỏi Al bị hòa tan hết hay không?
Giả sử a(g) chất rắn X chỉ có Cu
Suy ra $n_{Cu}=\frac{a}{64}(mol)=n_{CuO}$
Do đó $m_{CuO}=1,25a(g)< 1,36a$ (Vô lý)
Do đó trong X phải có Al
Dẫn 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào 800ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M
a,Tính khối lượng kết tủa tạo thành
b,Tính nồng độ mol của dung dịch tạo thành sau phản ứng,coi rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể
giúp mk với
a, Ta có: \(n_{CO_2}=\dfrac{3,136}{22,4}=0,14\left(mol\right)\)
\(n_{Ca\left(OH\right)_2}=0,8.0,1=0,08\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\dfrac{n_{CO_2}}{n_{Ca\left(OH\right)_2}}=\dfrac{0,14}{0,08}=1,75\)
Vậy: Pư tạo 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2.
PT: \(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_{3\downarrow}+H_2O\)
\(2CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow Ca\left(HCO_3\right)_2\)
Giả sử: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{CaCO_3}=x\left(mol\right)\\n_{Ca\left(HCO_3\right)_2}=y\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Theo PT: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{CO_2}=x+2y=0,14\\n_{Ca\left(OH\right)_2}=x+y=0,08\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,02\left(mol\right)\\y=0,06\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow m_{\downarrow}=m_{CaCO_3}=0,02.100=2\left(g\right)\)
b, Dung dịch sau pư chỉ gồm: Ca(HCO3)2.
\(\Rightarrow C_{M_{Ca\left(HCO_3\right)_2}}=\dfrac{0,06}{0,8}=0,075M\)
Bạn tham khảo nhé!
Một hỗn hợp 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn có khối lượng là 8,5 gam. Hỗn hợp này tan hết trong nước dư cho ra 3,36 lit khí H2 (đktc). Tìm hai kim loại A, B và khối lượng của mỗi kim loại.
Gọi công thức chung của 2 kim loại là R
PTHH: \(R+H_2O\rightarrow ROH+\dfrac{1}{2}H_2\uparrow\)
Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\) \(\Rightarrow n_R=0,3\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\overline{M}_R=\dfrac{8,5}{0,3}\approx28,33\left(đvC\right)\), mà 2 kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp
\(\Rightarrow\) 2 Kim loại cần tìm là Natri và Kali
Đặt \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Na}=a\left(mol\right)\\n_K=b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\dfrac{1}{2}a+\dfrac{1}{2}b=0,15\left(mol\right)\)
Ta lập được HPT:
\(\left\{{}\begin{matrix}23a+39b=8,5\\\dfrac{1}{2}a+\dfrac{1}{2}b=0,15\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,2\\b=0,1\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{Na}=0,2\cdot23=4,6\left(g\right)\\m_K=0,1\cdot39=3,9\left(g\right)\end{matrix}\right.\)
trình bày phương pháp hóa học để nhận biệt các khí không màu đựng trong các bình: CO, CO2, H2
Dẫn mỗi khí lần lượt qua bình đựng dd Ca(OH)2 :
- Vẩn đục : CO2
Cho tàn que đốm đỏ vào hai lọ khí còn lại :
- Tắt hẳn : CO
- Khí cháy với màu xanh nhạt : H2
Chọn đáp án đúng:
1) Trong thực tế khi điều chế KL người ta dùng cacbonoxit để khử KL nào?
a. Al2O3 b. CuO c. MgO d. Na2O
2) Dãy nguyên tố được xếp theo chiều tính PK giảm dần là:
a. F,P,S,Cl b. P,S,F,Cl c. F,Cl,S,P d. F,Cl,P,S
3)Cặp chất cùng tồn tại với nhau trong 1 dd ( ko phản ứng với nhau ) là:
a. Na2CO3 và CaCl2 b. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2
c. HNO3 và KHCO3 d. K2CO3 và Na2SO4
4) Có các nguyên tố A,B,C,D có số hiệu nguyên tử tương ứng là 11,15,19,17. Các nguyên tố cùng thuộc một chu kỳ là:
a. ABC b. ABD c. BCD d. ACD
Chọn đáp án đúng:
1) Trong thực tế khi điều chế KL người ta dùng cacbonoxit để khử KL nào?
a. Al2O3 b. CuO c. MgO d. Na2O
2) Dãy nguyên tố được xếp theo chiều tính PK giảm dần là:
a. F,P,S,Cl b. P,S,F,Cl c. F,Cl,S,P d. F,Cl,P,S
3)Cặp chất cùng tồn tại với nhau trong 1 dd ( ko phản ứng với nhau ) là:
a. Na2CO3 và CaCl2 b. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2
c. HNO3 và KHCO3 d. K2CO3 và Na2SO4
4) Có các nguyên tố A,B,C,D có số hiệu nguyên tử tương ứng là 11,15,19,17. Các nguyên tố cùng thuộc một chu kỳ là:
a. ABC b. ABD c. BCD d. ACD
Câu 1 : B
\(CuO + CO \xrightarrow{t^o} Cu + CO_2\)
Câu 2 : C
Câu 3 : D
\((A)Na_2CO_3 + CaCl_2 \to CaCO_3 + 2NaCl\\ (B)Ba(OH)_2 + Ca(HCO_3)_2 \to BaCO_3 + CaCO_3 + 2H_2O\\ (C)KHCO_3 + HNO_3 \to KNO_3 + CO_2 + H_2O\)
Câu 4 : B(Cùng thuộc chu ki 3)
1) Trong thực tế khi điều chế KL người ta dùng cacbonoxit để khử KL nào?
a. Al2O3 b. CuO c. MgO d. Na2O
2) Dãy nguyên tố được xếp theo chiều tính PK giảm dần là:
a. F,P,S,Cl b. P,S,F,Cl c. F,Cl,S,P d. F,Cl,P,S
3)Cặp chất cùng tồn tại với nhau trong 1 dd ( ko phản ứng với nhau ) là:
a. Na2CO3 và CaCl2 b. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2
c. HNO3 và KHCO3 d. K2CO3 và Na2SO4
4) Có các nguyên tố A,B,C,D có số hiệu nguyên tử tương ứng là 11,15,19,17. Các nguyên tố cùng thuộc một chu kỳ là:
a. ABC b. ABD c. BCD d. ACD
1) Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 1 e. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và nêu tính chất hóa học cơ bản của nó. So sánh tính chất hóa học cơ bản của X với nguyên tố Y có số hiệu nguyên tử là 32
2) Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 17, chu kỳ 3, nhóm VII trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học đặc trưng của X
3) Căn cứ vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hãy cho biết:
a) Tính chất hóa học của Mg và P
b) So sánh TCHH của Mg và P với các nguyên tố lân cận trong chu kỳ, trong nhóm nguyên tố
2. Theo dữ kiện bài ra => X là Cl
- Sơ đồ cấu tạo :
- Clo là một chất có tính oxi hóa mạnh. Trong các hợp chất như NaCl, KCl… Clo thường có mức oxi hóa là -1. Tuy nhiên, clo cũng là một chất có tính khử. Tính khử của clo được thể hiện trong trường hợp tác dụng với Oxi. Các mức oxi hóa của clo thường là +1, +3, +5 hay +7…
- Clo có thể tác dụng với kim loại , hidro , nước , muối gốc halogen yếu hơn , chất có tính khử mạnh ,...
Nêu phương pháp phân biệt 3 chất bột rắn: KCl, K2CO3, MgCO3
- Hòa tan các bột rắn vào nước .
=> Chất rắn kết tủa là MgCO3 , hai chất rắn thành dung dịch là KCl và K2CO3 .
- Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào hai dung dịch còn lại .
+, Dung dịch phản ứng tạo khí thoát ra là K2CO3
PTHH : K2CO3 + 2HCl -> 2KCl + H2O + CO2
+, Dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là KCl .
Trích mỗi chất một ít ra ống nghiệm làm thuốc thử :
Cho dung dịch HCl lần lượt vào từng mẫu thử :
- Sủi bọt : K2CO3 , MgCO3 (1)
- Không HT : KCl
Cho dung dịch thu được ở (1) lần lượt vào dd NaOH dư :
- Kết tủa trắng : MgCO3
- Không HT : K2CO3
MgCO3 + 2HCl => MgCl2 + CO2 + H2O
K2CO3 + 2HCl => 2KCl + CO2 + H2O
MgCl2 + 2NaOH => Mg(OH)2 + 2NaCl
Xác định các chất A, B thích hợp. Viết PTPƯ thực hiện chuyển dổi hóa học theo sơ đồ sau
CO ----> A ----> NaHCO3 ----> B ----> A
\(2CO+O_2\rightarrow2CO_2\)
\(CO_2+NaOH\rightarrow NaHCO_3\)
\(2NaHCO_3+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3+Na_2CO_3+H_2O\)
\(CaCO_3\rightarrow CaO+CO_2\)
Vậy A và B là CO2 và CaCO3 .
\(A : CO_2 ; B : Na_2CO_3\\ 2CO + O_2 \xrightarrow{t^o} 2CO_2\\ CO_2 + NaOH \to NaHCO_3\\ NaHCO_3 + NaOH \to Na_2CO_3 + H_2O\\ Na_2CO_3 + 2HCl \to NaCl + CO_2 + H_2O\)
Đốt cháy 11,2 lít khí metan. Thể tích không khí cần dùng đế đốt cháy hết lượng metan trên là bao nhiêu (đktc)? Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. *
nCH4 =11,2/22,4 = 0,5 (mol)
PTHH CH4 + 2O2 -to-> CO2 + 2H2O
...........0,5.........1.............0,5............1
Vkk= 5. VO2 = 5. 22,4 .1 = 112 l
\(n_{CH_4}\)\(=\dfrac{11,2}{22,4}=0,5\left(mol\right)\)
\(CH_4+2O_2\xrightarrow[]{t^o}CO_2+2H_2O\)
\(0,5\) \(1\) \(\left(mol\right)\)
\(V_{O_2}=1.22,4=22,4\left(l\right)\)
\(V_{kk}=22,4:\dfrac{1}{5}=112\left(l\right)\)
Đốt cháy hòa tan 10,765g hỗn hợp lưu huỳnh và photpho. Cần dùng 8,96l khí oxi ( đkc ).
a: tính % kl photpho và lưu huỳnh
b: tính kl oxit
Đặt :
nS = x mol
nP = y mol
mhh = 32x + 31y = 10.765 (g) (1)
S + O2 -to-> SO2
4P + 5O2 -to-> 2P2O5
nO2 = x + 1.25y = 0.4 (2)
(1) , (2) :
x = 0.11
y = 0.2625
%mP = 0.2625*31 / 10.765 * 100% = 75.59%
%S = 24.41%
moxit = mSO2 + mP2O5 = 0.11*64 + 0.25/2 * 142 = 24.79(g)