viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng / Ngày tháng 10 chưa cười đã tối'' (khỏang 10 đến 12 câu nha)
CẢM ƠN NHIỀU
viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng / Ngày tháng 10 chưa cười đã tối'' (khỏang 10 đến 12 câu nha)
CẢM ƠN NHIỀU
Trước đây, nhân dân ta chua có những dụng cụ, máy móc khoa học để đo thời gian, nhưng chỉ bằng kinh nghiệm, bằng trực giác và vốn sống, họ đã có những nhận xét đúng đắn về dộ dài ngày và đêm mùa hè, mùa đông:
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
Câu tục ngữ vừa có vần lưng (năm với nằm, mười với cười), vừa có đối (đêm và ngày, tháng năm và tháng mười, nằm và cười, sáng và tối, đối nhau).Cách nói hồn nhiên, hóm hỉnh: lấy giấc ngủ để đo chiều dài đêm tháng năm, chỉ ra đêm mùa hè là ngắn,, rất ngắn; lấy tiếng cười để đo chiều dái ngày tháng mười, ngày mùa đông là ngắn, rất ngắn, chưa chiều đã tối. Suy luận rõ, câu tục ngữ chỉ rõ: ngày mùa hè dài, đêm mùa đông rất dài. Do ánh sáng mùa hè, do mây mù mùa đông, và do kinh nghiệm cuộc sống, mà nhân dân ta nêu lên nhận xét rất đúng đắn: đêm mùa hè ngắn, ngày mùa đông ngắn. Nắm được dộ dài thời gian theo đêm và ngày, theo mùa để chủ động bố trí công việc làm ăn và nghỉ ngơi là rất cần thiết. Đây đúng là một câu tục ngữ đặc sắc.
Hãy rút ra cách làm 1 văn bản đề nghị
+Viết giấy đề nghị nhằm mục đích: Nêu lên ý của mình lên một cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền để đạt được một nhu cầu hoặc một quyền lợi chính đáng nào đó.
+Viết giấy đề nghị cần chú ý về nội dung và hình thức như sau:
- Về nội dung: cần chú ý các mục: ai đề nghị? đề nghị ai? đề nghị điều gì?
- Về hình thức: bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn theo một số mục đã được quy định sẵn.
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Địa điểm làm giấy đề nghị và ngày tháng.
- Tên văn bản.
- Nơi nhận đề nghị.
- Người đề nghị.
- Nêu sự việc, lí do và các ý kiến cần đề nghị với nơi nhận.
- Kí tên.
Văn bản nghị luận cần:
-Trình bày quan trọng,ngắn gọn và sáng sủa theo 1 số quy định sẵn.
-ND ko nhất thiết phải trình bày đủ tất cả nhug cần chú ý đến:ai đề nghị?đề nghị ai?đề nghị điều j?
lập dàn ý giùm mk câu tục ngữ
lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
- Lời nói là phương tiện giao tiếp quan trọng và cần thiết.
- Ông cha ta khuyên bảo con cháu về cách sử dụng lời nói sao cho có hiệu quả cao nhất.
2. Thân bài:
- Lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người cụ thể.
- Để đạt được hiệu quả giao tiếp, ta phải tùy từng đối tượng, hoàn cảnh mà vận dụng lời nói cho phù hợp.
- Muốn có khả năng dùng lời nói đẹp, lời nói hay cần có quá trình học tập, rèn luyện thường xuyên, lâu dài.
3. Kết bài:
- Mỗi người phải biết nói lời đúng, nói lời hay.
Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… Nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào, nhất là những lúc ta đang “nổi khùng” thì ta càng dễ nói tầm bậy. Vì thế cha ông ta có khuyên: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được, nên ta hãy cẩn thận trước khi nói.
Tâm lý chung của con người là thích nghe ngọt. Những lời nói tốt đẹp không làm chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người khác được thêm thắm thiết đậm đà. Dĩ nhiên, chúng ta không nên vì “lựa lời” mà nói với nhau những lời giả dối. Trái lại, chúng ta cần nói thật với nhau bằng tấm lòng yêu thương.
Lại có một câu chuyện kể lại rằng:
Ngày xưa có một ông vua nước Ai-cập gửi cho nhà hiền triết Bias một con vật vừa quý lại vừa hiếm để tế lễ các thần minh. Thế nhưng, ông vua này muốn chơi khăm nhà hiền triết một vố, bèn phán:
- Sau khi cúng kiếng xong, ngươi phải trả lại cho ta cái gì vừa tốt nhất lại vừa xấu nhất nơi con vật quý hiếm ấy.
Nhà hiền triết cũng không phải là tay vừa, bèn xẻo ngay cái lưỡi trao cho ông vua. Cử chỉ đó gián tiếp nói lên rằng:
- Cái lưỡi là phần tốt nhất nếu biết sử dụng, nhưng đồng thời cũng là phần xấu nhất nếu không biết sử dụng.
Đúng thế, cái lưỡi là một bộ phận quan trọng để phát ra tiếng nói. Tiếng nói là một phương tiện hữu hiệu để chuyển đạt cho người khác biết những tư tưởng, những ý nghĩ, những ước muốn thầm kín; nhờ đó bắc lấy một nhịp cầu cảm thông. Lưỡi đóng một vai trò quan trọng như vậy, song cái lưỡi cộng với lời nói lại chính là nguyên cớ làm cho chúng ta dễ vấp phạm hơn cả, bởi vì chúng ta có thể vấp phạm ở bất kỳ đâu, trong bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai.
Tục ngữ cũng đã có câu:
“Không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi”. Hay:
“Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.
Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng lên sự tức giận, thiêu huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em. Hơn nữa, trong cộng đoàn tu trì gồm những con người từ “khắp tứ phương thiên hạ”, mỗi người mỗi tính nết, mỗi người một kiểu sống khác nhau, nên không thể tránh được hết những va chạm, những bực bội, những buồn phiền… Nhiều khi chính chúng ta lại là những người gây ra những đau khổ, buồn phiền cho người khác chỉ bằng những lời nói thiếu cân nhắc trước sau.
Cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi có thể vô tình thôi, chúng ta chọc ghẹo anh chị em mình bằng những lời nói nghe hơi… “rát tai”, nghe mà “đau nhói cả tim”. Nhiều khi chúng ta chỉ muốn nói cho sướng cái miệng của mình, nhưng lại không để ý đến nỗi đau của người anh chị em mình khi phải nghe những lời chọc ghẹo đó.
Do vậy, trong cộng đoàn tiếng cười là cần thiết, nó đem lại niềm vui cho cộng đoàn là điều cần làm và nên làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải ý tứ hơn nữa trong những lời chọc vui để những lời chọc vui đó không những đem lại niềm vui cho mình mà còn làm cho người bị chọc cũng được vui cười thoải mái. Dựa vào lời nói, người khác có thể biết được phần nào tâm hồn của chúng ta. Được yêu mến và kính trọng hay bị khinh bỉ và ghét bỏ, một phần lớn là do cái lưỡi và lời nói của chúng ta. Như thế, cái lưỡi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành uy tín và thế giá của mỗi người, như một câu danh ngôn đã dạy: “Lưỡi người khôn ngoan tạo nên danh dự, còn mồm kẻ ngu dại gây đổ vỡ tan hoang”. Bởi đó, ta cần phải biết đắn đo cân nhắc trong cách ăn nói của mình để tránh đi những hiểu lầm, đau khổ cho người khác. Phải sử dụng lời nói như một phương tiện, giúp chúng ta cảm thông và xích lại gần nhau hơn “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” là vậy. Ý thức được tầm quan trọng của ngôn từ, chúng ta hãy chú ý những ngôn từ chúng ta dùng trong ngày. Phải có trách nhiệm khi sử dụng ngôn từ, bởi vì qua những lời chúng ta nói, chúng ta có thể đem lại niềm vui Phục sinh nhưng cũng có thể đem lại đau khổ thập giá cho những anh em trong cộng đoàn và chúng ta cũng nên lắp đặt một… “Cái thắng” vào miệng, để những lúc ngứa mồm, muốn phát ngôn bừa bãi, thì biết “stop” lại đúng nơi và đúng lúc. Để kết thúc, xin mượn câu nói của cha ông ta nói về ngôn từ: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Hoặc Lựa lời mà nói khó thay ! Tiếng chì, tiếng bấc thường hay “chàng ràng” Khi ai mở miệng nói ngang Thì ta chắc chẳng ngại “phang”…. “mỹ từ” Một tia lửa nhỏ sơ sơ Khu rừng lớn mấy mặc dù, cháy tiêu Giữa ngàn thế sự đảo điên Có ai áp dụng lời khuyên bao giờ Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau !
CCCChúc p hk tốt
chúc mấy bạn lp 7A... mai thi tốt hêy
Jenny Phạm ; Shakura ; Q.Phương mika ; Lê Thị Giang ; Cao Đăng Hoàng ; FC 37 Đập tan sàn nhảy ; Future in your hand (Never Gave Up)...
@Jenny Phạm; @shakura; @Phương Mika; @lê thị giang; @Cao Đăng Hoàng; @FC37 ĐẬP TAN SÀN NHẢY; @Future In Your Hand ( Never Gave Up )
Hãy làm sáng tỏ quan niệm: Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ.
a. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. - Biết vận dụng kĩ năng nghị luận chứng minh để làm sáng tỏ quan niệm đã cho. - Kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ tiêu biểu, lập luận thuyết phục; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. | |
b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn nghị luận chứng minh và vốn hiểu biết, học sinh làm sáng tỏ quan niệm đã cho. Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: | |
- Dẫn dắt vấn đề và nêu được quan niệm cần làm sáng tỏ: Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ. | |
- Nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ của quan niệm: + Diễn giải nội dung của quan niệm: Con đường đến trường của học sinh tuy khác nhau ở điểm xuất phát nhưng giống nhau ở điểm đến; ngôi trường là “mái nhà chung”. + Chứng minh sự khác nhau của con đường từ nhà đến trường: mỗi em đều có một mái nhà riêng, một hoàn cảnh sống riêng… + Chứng minh sự giống nhau ở điểm cuối con đường đến trường: nơi ấy là ngôi trường. + Chứng minh ngôi trường là mái nhà chung: nơi ấy là đích đến của người học sinh để trao dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tu dưỡng đạo đức; nơi ấy các em sẽ được sống trong tình yêu thương, dạy bảo của thầy cô giáo; trong tình thân ái, sự san sẻ của bạn bè. - Khẳng định tính đúng đắn của quan niệm. | |
- Nêu ý nghĩa của quan niệm và vai trò của ngôi trường trong cuộc đời của mỗi con người. Chúc p học tốt |
Mùa xuân là tết trồng cây , làm cho dất nước càng ngày càng xuân
Dàn ý giải thích:
Mở bài: Giới thiệu khái quát ý nghĩa cây nói ( trích câu nói )
Thân bài:
+) Chúng ta hiểu mùa xuân , đất nước xuân là gì?
+) Tại sao trồng cây vào mưa xuân?
+) Câu nói của bác có ý nghĩa thế nào?
+) Chúng ta phải làm gì?
Kết bài: Khẳng định lại câu nói của Bác.
Bác Hồ là vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc, Bác dành thời gian quan tâm tới mọi mặt trong đời sống xã hội của con người. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bác Hồ vẫn kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác viết: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Khi đất nước còn đang chịu sự tàn phá của chiến tranh, Bác có rất nhiều việc phải chuẩn bị cho cuộc chiến nhưng Bác vẫn dành thời gian theo dõi, động viên, cổ vũ phong trào Tết trồng cây. Vào năm 1960, phong trào tết trồng cây bắt đầu được phát động. Những năm sau đó, cứ mỗi độ xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân thực hiện Tết trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng với nhân dân. Bác đã chỉ ra cho nhân dân biết “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”. Trong thời khắc quan trọng của đất nước, và đến cuối đời tự tay Bác đã trồng nhiều cây đa mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên trìu mến “Cây đa Bác Hồ”. Nếu chúng ta có dịp đến thăm khu nhà của Bác, ta sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp với vườn cây aao cá của Bác. Bác đã dành thời gian trồng và chăm sóc cây như chăm sóc con người. Bác coi việc trồng cây là nghi lễ quan trọng không thể thiếu khi Người đến thăm nước bạn hoặc tiếp đón các nguyên thủ quốc gia khác đến thăm Việt Nam. Những cây kỉ niệm đó cứ lớn lên theo thời gian, không chỉ thể hiện của tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới mà còn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường. Bác quan tâm tới thiên nhiên và cây cối như quan tâm vận mệnh của dân tộc, bởi vậy trong di chúc Người để lại, Bác viết: “Nếu có kế hoạch trồng cây trên đồi, ai đến thăm thì trồng 1 cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”. Bác muốn cho thế hệ con cháu hiểu được rằng, con người sống không thể tách rời khỏi thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ, phải biết giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng. Với những giá trị to lớn của thiên nhiên, mỗi chúng ta phải bảo vệ rừng như bảo vệ ngôi nhà của chính mình vậy. Với sự phát triển của xã hội, rừng và thiên nhiên xung quanh con người đang bị hủy hoại, việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì lời dạy của Người càng có ý nghĩa biết bao. Vào mỗi dịp xuân về lời dạy của Bác "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người", lại âm vang khắp non song đất nước, người người nhà nhà lại náo nức tham gia vào tết trồng cây của dân tộc. Tết trồng cây hàng năm trở thành phong trào không thể thiếu trên khắp đất nước, nó không chỉ thể hiện sự quan tâm của con người với môi trường mà còn là dịp để con cháu tưởng nhớ tới Bác. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về. Ngày nay khi môi trường ngày càng ô nhiễm, trồng cây càng trở nên có ý nghĩa với con người. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành... đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta. Bài làm 3: Suy nghĩ về lời dạy "Mùa xuân là tết trồng cây-Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống: “Mùa xuân là tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn. Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” . Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu. Chúc các bạn học giỏi!
tìm cụm C - V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây . Cho biết trong mỗi câu , cụm C - V làm thành phần gì
a) Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt , thu hoạch bốn mùa
b) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non , hoa cỏ trông mới đẹp làm sao ; từ khi có người lấy tiếng chim kêu , tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh , tiếng chim , tiếng suối nghe mới hay .
c) Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần và những thức quý của đất mình thay dần bằng nhữn thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài
a) (1) Khí hậu nước ta ấm áp.
Cụm C- V này làm chủ ngữ.
(2)ta quanh năm trồng trọt
(3)(ta) thu hoạch bốn mùa.
Hai cụm C - V (2) và (3) làm phụ ngữ trong cụm động từ cho phép. b) (1) các thi sĩ ca tụng cảnh núi non hoa cỏ.
(2) có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh. Hai cụm c - V (1) và (2) làm phụ ngữ cho danh từ khi.
(3)núi non, hoa cỏ trông mới đẹp.
(4)tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.
Hai cụm C - V (3) và (4) làm phụ ngữ cho động từ nói.
c) (1) những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần
(2)những thức quý giá của đất mình thay dần...
Hai cụm C - V (1) và (2) làm phụ ngữ cho động từ thấy.
a) Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa
=>Cụm C-V làm thành phần cụm động từ
b) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non , hoa cỏ trông mới đẹp làm sao ; từ khi có người lấy tiếng chim kêu , tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh , tiếng chim , tiếng suối nghe mới hay
=>Cụm C-V làm thành phần cụm động từ
c) Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài
=>Cụm C-V làm thành phần cụm tính từ
e.
CN1 |
VN1 |
CN2 |
VN2 |
Khí hậu nước ta
|
ta ấm áp |
cho phép ta |
quanh năm trồng trọt thu hoạch bốn mùa. |
g.
CN1 |
VN1 |
CN2 |
VN2 |
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ |
ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, |
khi có người |
lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh |
h.
CN1 |
VN1 |
CN2 |
VN2 |
Thật đáng tiếc khi chúng ta |
thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần |
những thức quý của đất mình |
thay dần bằng những thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài |
đề 2 chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
Văn chương có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người, ảnh hưởng và góp phần tác động tới sự hình thành phát triển tâm hồn, nhân cách, cá tính con người. Hoài Thanh viết: : Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đó là ông muốn nói đến sức mạnh cũng như chức năng, nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của văn chương.
Văn chương theo nghĩa rộng bao gồm cả triết học, chính trị học, sử học, văn học… Theo nghĩa hẹp nhất thì đó là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời văn. Thế nhưng trong câu nói của Hoài Thanh thì văn chương mà ông nhắc tới ở đây là tác phẩm văn học – nghệ thuật ngôn từ mà nguồn gốc của nó đều là tình cảm từ lòng vị tha. Vậy tình cảm là gì? Tình cảm là trạng thái cảm xúc của con người đối với một đối tượng nào đó. Và văn chương đã đi từ-tình cảm để đến với tình càm. Nghĩa là với sức mạnh của mình, văn chương sẽ khiến con người thêm yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, bồi đắp niềm tự hào dân tộc hay dạy ta biết cảm thông với những thân phận bất hạnh bị chà đạp trong xã hội cũ trước đây…
Thật vậy, trước hết văn chương luyện những tình cảm mà ta sẵn có. Con người ai sinh ra mà chẳng có một gia đình, một quê hương đất nước. Và ta mang trong mình tình cảm đối với ông bà cha mẹ, tình yêu quê hương đất nước:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
(Ca dao)
Câu ca dao bằng hình ảnh so sánh kì vĩ lớn lao đã ví công ơn sinh thành, dưỡng dục và tình yêu thương của cha mẹ như núi ngất trời và nước ngoài biển Đông. Là phận con cái, chúng ta phải ghi lòng tạc dạ công lao, tình cảm to lớn ấy. Không những thế, người làm con biết báo đáp cha mẹ mới được tròn chữ hiếu. Đạo lí làm người ấy ai cũng biết nhưng qua lời nhắc nhở của bài ca dao trữ tình trở nên gần gũi, đầy thuyết phục. Nó cứ tự nhiên thấm vào suy nghĩ, đi vào tình cảm khiến ta thêm yêu kính mẹ cha và nhận thức rõ hơn bổn phận, trách nhiệm của một người con.
Trong tình cảm gia đình, tình anh em ruột thịt cũng như là thứ tình cảm thường xuyên được nhắc tới trong tục ngữ ca dao:
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
(Ca dao)
Công lao và tình cảm của cha mẹ vĩ đại như trời biển thì tình anh em khăng khít bền chặt được tượng trưng bằng hai hình ảnh rất cụ thể gần gũi là chân và tay. Câu ca dao dễ thuộc, dễ nhớ như bài học răn dạy cho mỗi người. Ta phải biết quý trọng mối tình máu mủ ruột thịt ấy và cách cư cử để anh em mãi mãi là hai bộ phận không thể thiếu trên cơ thể gia đình.
Nếu ca dao nhẹ nhàng và tình cảm thì văn học hiện đại cũng không kém phẩn sâu sắc khi nói về tình cảm thiêng liêng này. Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã viết: Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơni cả. Thật xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. Câu văn này để lại biết bao suy ngẫm trong lòng người đọc. Và ta còn biết được rằng, mẹ đã không ngủ được trước ngày khai trường đầu tiên của cuộc đời con (Cổng trường mở ra – Lý Lan) ta mới hiểu được đức hi sinh của mẹ cao cả đến nhường nào. Hãy biết quý trọng, gìn giữ và bảo vệ lấy tình cảm gia đình.
Ngày nay, chiến tranh không còn nữa, nhưng mỗi khi nước nhà có sự kiện trọng đại: thể thao, văn hóa, chính trị … chúng ta lại như sống trong không khí hào hùng của mấy chục năm về trước. Đó là bởi thế hệ trẻ giờ đây mang sẵn trong mình tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Không tự hào sao được trước lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
(Sông núi nước Nam, Lí Thường Kiệt)
Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta , Hồ Chí Minh).
Và không tự hào sao được khi ta có một Phong Nha – kì quan đệ nhất động với bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, sông ngầm dài nhất (Động Phong Nha, Trần Hoàng).
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Huế thì vô…
Đó là một kinh đô Huế cổ kính thuộc hàng di sản văn hóa thế giới cùng điệu hò nổi tiếng trên sông Hương. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mở, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người (Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh).
Văn chương dạy ta yêu nước không chỉ yêu thiên nhiên tươi đẹp, yêu đồng bào đồng chí mà còn yêu cả thứ tiếng ta nói hàng ngày. Trong khi cả châu Phi nói tiếng Pháp, Hoa Kì nói tiếng Anh… thì người Việt Nam chúng ta tự hào vì được nói thứ ngôn ngữ của dân tộc. Hơn thế nữa, đó lại là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Tiếng Việt hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu và có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử (Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đặng Thai Mai).
Sức mạnh của văn chương không chỉ dừng lại ở việc luyện những tình cảm ta sẵn có mà còn gây cho ta những tình cảm ta không có. Thế hệ trẻ ra đời trong hoà bình, sống trong hoà bình và trong một đất nước đang phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, khó có thể hình dung ra cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân ta vào thời thực dân nửa phong kiến. Văn chương trở thành một phương tiện chuyển tải có sức mạnh lay động đến tận tâm can người đọc. Chẳng ai có thể dửng dưng mà không xót xa cảm thông trước những dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột vật lộn với thiên tai mà vẫn không tránh khỏi việc kẻ sông không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước chiếc bóng bơ vơ, tình cảm thảm sầu, kể sao cho xiết. Và nỗi khinh ghét đến tột bậc là tình cảm mà người đọc dành cho tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú – đại diện cho bọn cầm quyền vô lại trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn Song, có lẽ người đọc vẫn dành mối cảm thông nhiều nhất cho những người phụ nữ trong xã hội xưa, những thân phận nhỏ bé yếu đuối cần được che chở lại là kẻ bị chà đạp vùi dập nhiều nhất:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vần giữ tấm lòng son.
(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)
hay như:
Thân em như trái bần trôi
Gió dậy sóng dồi biết tấp vào đâu.
(Ca dao)
Hầu hết trong chúng ta đều sống trong cảnh gia đình hạnh phúc thì hãy đọc Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) để cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, để thông cảm, sẻ chia với các bạn ấy.
Văn chương quả là có sức mạnh to lớn lay động tới đời sống tình cảm của con người. Chúng ta hãy đừng để cơn lốc của thời đại công nghiệp, của nền kinh tế thị trường làm khô héo tâm hồn, làm nghèo nàn tình cảm. Học văn chính là học cách làm người. Hiểu như thế cũng có nghĩa là hiểu được trách nhiệm lớn lao mà những nhà văn đang gánh vác.
Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.
Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thưong
hu
Tìm cụm C - V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây . Cho biết trong mỗi câu , cụm C - V làm thành phần gì?
a) Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt , thu hoạch bốn mùa
b) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non , hoa cỏ trông mới đẹp làm sao ; từ khi có người lấy tiếng chim kêu , tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh , tiếng chim , tiếng suối nghe mới hay .
c) Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần và những thức quý của đất mình thay dần bằng nhữn thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài
Giúp mình với!
Tìm cụm C - V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây . Cho biết trong mỗi câu , cụm C - V làm thành phần gì?
a) Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt , thu hoạch bốn mùa
b) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non , hoa cỏ trông mới đẹp làm sao ; từ khi có người lấy tiếng chim kêu , tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh , tiếng chim , tiếng suối nghe mới hay .
c) Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần và những thức quý của đất mình thay dần bằng nhữn thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài
a) Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt , thu hoạch bốn mùa
b) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non , hoa cỏ trông mới đẹp làm sao ; từ khi có người lấy tiếng chim kêu , tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh , tiếng chim , tiếng suối nghe mới hay .
c) Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần và những thức quý của đất mình thay dần bằng nhữn thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài
tìm cụm C - V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây . Cho biết trong mỗi câu , cụm C - V làm thành phần gì
a) Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt , thu hoạch bốn mùa
b) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non , hoa cỏ trông mới đẹp làm sao ; từ khi có người lấy tiếng chim kêu , tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh , tiếng chim , tiếng suối nghe mới hay .
c) Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần và những thức quý của đất mình thay dần bằng nhữn thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài
a) Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt , thu hoạch bốn mùa
b) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non , hoa cỏ trông mới đẹp làm sao ; từ khi có người lấy tiếng chim kêu , tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh , tiếng chim , tiếng suối nghe mới hay .
c) Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần và những thức quý của đất mình thay dần bằng nhữn thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài
Mình sẽ in đậm thành phần cụm C-V bạn nhé!
a) Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa
=>Cụm C-V làm thành phần cụm động từ
b) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non , hoa cỏ trông mới đẹp làm sao ; từ khi có người lấy tiếng chim kêu , tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh , tiếng chim , tiếng suối nghe mới hay
=>Cụm C-V làm thành phần cụm động từ
c) Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài
=>Cụm C-V làm thành phần cụm tính từ
e.
CN1 |
VN1 |
CN2 |
VN2 |
Khí hậu nước ta
|
ta ấm áp |
cho phép ta |
quanh năm trồng trọt thu hoạch bốn mùa. |
g.
CN1 |
VN1 |
CN2 |
VN2 |
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ |
ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, |
khi có người |
lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh |
h.
CN1 |
VN1 |
CN2 |
VN2 |
Thật đáng tiếc khi chúng ta |
thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần |
những thức quý của đất mình |
thay dần bằng những thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài |