Phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Mở bài
Nguyễn Dữ là một trong những tác giả nổi tiếng ở thế kỉ XVT, học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi sông ẩn dật. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ một truyện dân gian (truyện thứ 16 ) trong số 20 truyện của tác phẩm Truyền kì mạn lục. Vũ Nương là nhân vật chính của câu chuyện. Đây là người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh nhưng phải chịu một sô phận bất hạnh.Thân bài
Vũ Nương là người có phẩm chất tốt đẹp
Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Là người biết giữ gìn khuôn phép không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. Là người chung thuỷ chờ chồng cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Là người mẹ hiền, dâu thảo, người vợ đảm đang: một mình nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già. Nàng chăm sóc khi mẹ chồng đau ốm, ma chay chu đáo khi mẹ chồng qua đời.Vũ Nương là người phụ nữ có số phận bất hạnh
Là nạn nhân của chê độ nam quyền: cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu. Phải đằng đẵng chờ chồng vì chồng đi chiến trận. Bị chồng nghi ngờ lòng chung thuỷ, bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi. BỊ dồn vào đường cùng, Vũ Nương đã phải nhảy xuôrig sông tự tử. Đoạn kết của truyện tuy để cho vợ chồng Vũ Nương nhìn thấy nhau, Vũ Nương được minh oan nhưng kết thúc tác phẩm vẫn là một bi kịch. Nàng không thể trở về dương thế để sống bên chồng con được nữa.Từ nhân vật Vũ Nương khái quát lên phẩm chất, sô phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Vũ Nương mang nhiều phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đảm đang, đức hạnh, hiền thục, hiếu thảo… Qua nhân vật Vũ Nương, ta thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến trước đây. Sô’ phận của Vũ Nương thật bi thảm, bất hạnh:+ Phải nuôi con, nuôi mẹ một mình.
+ Chờ chồng đằng đẵng nhiều năm trời.
+ Phải chết oan.
Đây cũng là số phận bất hạnh của những người phụ nữ có hoàn cảnh như Vũ Nương. Họ chịu đau khổ vì những luật lộ hà khắc của xã hội phong kiến hoặc của những cuộc chiến tranh phi nghĩa xảy ra liên miên.
c) Người phụ nữ trong xã hội ngày nay
Người phụ nữ trong xã hội ngày nay vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó, đảm đang, chung thủy…
Người phụ nữ Việt Nam ngày nay được đối xử công bằng, được tham gia hoạt động xã hội, được học hành như nam giới…
Có được điều đó nhờ tính ưu việt của xã hội mới, nhờ được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ…
Tác giả đã đặt Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để làm nổi bật lên những phẩm chất tốt đẹp cũng như số phận bất hạnh, bi thảm của nàng.
Qua nhân vật Vũ Nương, tác giả cất lên tiếng nói thông cảm, bênh vực người phụ nữ, đồng thời tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân đạo.
Cách dẫn dắt tình tiết sinh động, hấp dẫn, sự đan xen những yếu tố kì ảo với yếu tô hiện thực khiên cho nhân vật vừa mang những đặc điểm nhân vật của thể loại truyền kì vừa gắn với cuộc đời thực.
Qua câu chuyện, ta hiểu thêm phẩm chất, số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, ta càng thấy tính ưu việt của xã hội hôm nay.
_ Bài lm chỉ maq tính chất tham khảo _
Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong Truyền kỳ mạn lục, một tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Dữ viết trên cơ sở một truyện dân gian Việt Nam. Truyện phản ánh một vấn đề bức thiết của xạ hội, đó là thân phận của người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến. Thế lực bạo tàn và lễ giáo phong kiện khắt khe đã chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ, mặc dù họ là những người phụ nữ đáng trân trọng trong gia đình và xã hội.
Câu chuyện kể về cuộc đời và số phận của Vũ Nương – một người ,con gái nết na, thùy mị. Chồng nàng lá Trương Sinh, con nhà giàu có nhưng ít học, vốn tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức. Trương Sinh lấy Vũ Nương không phải vì tình yêu mà chỉ vì cảm mến dung hạnh, để rồi không có sự chan hòa, bình đẳng trong cuộc hôn nhân đó. Mầm mống bi kịch của cuộc đời Vũ Nương bắt đầu từ đây.
Mặc dù chồng là người lạnh lùng, khô khan, ích kỉ nhưng Vũ Nương luôn đảm đang, tháo vát, thủy chung. Nàng khát khao hạnh phúc gia đình, mong muốn êm ấm thuận hòa nên luôn giữ gìn khuôn phép, ăn nói chừng mực. Khi chồng đi lính, Vũ Nương đã tiễn chồng bằng những lời mặn nồng, tha thiết: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng”. Thật xúc động với tình cảm cửa người vợ hiền trước lúc chồng đi xa. Tình cảm ấy đã làm mọi người rơi lệ.
Không chỉ là người vợ hiền, Vũ Nương còn là một nàng dâu hiếu thảo. Nàng chăm sóc chu đáo mẹ chồng, hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng như mẹ đẻ của nàng vậy. Chồng đi lính khi nàng có mang, biết bao khổ cực chỉ một thân một mình gánh chịu. Rồi nàng sinh con, một mình nuôi dạy con và chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng mất, nàng vô cùng thương xót, nàng lo ma chay, tế lễ hết sức chu đáo.
Khi giặc tan, Trương Sinh về nhà chỉ vì tin lời con trẻ mà ngờ vợ hư hỏng nên chửi mắng vợ thậm tệ, mặc cho lời phân trần của Vũ Nương, mặc cho lời biện bạch của họ hàng làng xóm, Trương Sinh vẫn hồ đồ đánh đuổi Vũ Nương. Đau đớn, tủi nhục, Vũ Nương phải tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang.
Câu chuyện đã thể hiện nỗi oan khúc tột cùng của Vũ Nương, nỗi oan ấy đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội phong kiến vùi dập con người, nhất là người phụ nữ. Thân phận của người phụ nữ bị vùi dập, bị sỉ nhục, bị đày đến bước đường cùng của cuộc đời, họ chỉ biết tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong sạch. Điều này chứng tỏ xã. hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền, độc đoán, sống thiếu tình thương đối với người vợ hiền thục của mình, để rồi gây ra cái chết bi thương đầy oan trái cho Vũ Nương.
Thân phận của Vũ Nương thật đáng thương và phẩm chất của nàng cũng thật đáng khâm phục. Khi còn sống nàng là người vợ hiền dâu thảo, sống có nghĩa tình. Khi chết, tuy được các nàng tiên cứa sống ở thủy cung nguy nga, lộng lẫy, nhưng lúc nào nàng cũng nhớ đến quê hương bản quán của mình. Là người nặng tình nghĩa, nàng đã ứa nước mắt khi nghe người cùng làng gợi nhắc đến quê hương, nhắc đến chồng con của mình. Thế nhưng, Vu Nương vẫn còn đó nỗi đau oan khúc, nàng muốn phục hồi danh dự: Nàng không trở về trần gian mặc dù Trương Sinh đã lập đàn giải oan và đã ân hận với việc làm nông nổi của mình. Nàng không trở về trần gian đâu chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi – người đã cứu nàng, mà điều chủ yếu ở đây là nàng chẳng còn gì để về. Đàn giải oan chỉ là việc an ủi cho người bạc mệnh chứ không thể làm sống lại tình xưa nghĩa cũ. Nỗi oan khuất được giải nhưng hạnh phúc đâu thể tìm lại được. Sự dứt áo ra đi của nàng là thái độ phủ định trần gian với cái xã hội bất công đương thời. Đây cũng là thái độ đấu tranh đòi công lý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn. Dù cái chết là tấn bi kịch của người phụ nữ, nhưng họ thức tỉnh được tầng lớp phụ quyền, phong kiến. Sự vĩnh viễn chọn cái chết mà không trở lại trần thế của Vũ Nương đã làm cho Trương Sinh phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình. Trương Sinh biết lỗi thì đã quá muộn màng.
Qua câu chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm vợ xa chồng, cha xa con, gia đình tan vỡ. Nỗi đau của Vũ Nương cũng là nỗi đau của biết bao người phụ nữ dưới chế độ phong kiến như nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ trong thơ Hỗ Xuân Hương và nhiều phụ nữ khác nữa. Phải chăng người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn bị chà đạp dù họ có tài năng và phẩm chất cao đẹp. Bởi thế Nguyễn Dữ đã viết:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời ràng bạc mệnh vẫn là lời chung.
"Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. Và cung như Vũ Nương, người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.
Bằng bút pháp kể chuyện, tình tiết lúc chân thật đời thường, lúc hoang đường kì ảo, Nguyễn Dữ đã xây đựng hình tượng nhân vật điển hình cho thân phận người phụ nữ ngày xưa. Họ thật đẹp, thật lí tưởng nhưng xã hội không cho họ hạnh phúc. Tác phẩm của ông vừa đề cao giá trị người phụ nữ lại vừa hạ thấp giá trị của xã hội phong kiến đương thời.
Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong Truyền kỳ mạn lục, một tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Dữ viết trên cơ sở một truyện dân gian Việt Nam. Truyện phản ánh một vấn đề bức thiết của xạ hội, đó là thân phận của người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến. Thế lực bạo tàn và lễ giáo phong kiện khắt khe đã chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ, mặc dù họ là những người phụ nữ đáng trân trọng trong gia đình và xã hội.
Câu chuyện kể về cuộc đời và số phận của Vũ Nương – một người ,con gái nết na, thùy mị. Chồng nàng lá Trương Sinh, con nhà giàu có nhưng ít học, vốn tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức. Trương Sinh lấy Vũ Nương không phải vì tình yêu mà chỉ vì cảm mến dung hạnh, để rồi không có sự chan hòa, bình đẳng trong cuộc hôn nhân đó. Mầm mống bi kịch của cuộc đời Vũ Nương bắt đầu từ đây.
Mặc dù chồng là người lạnh lùng, khô khan, ích kỉ nhưng Vũ Nương luôn đảm đang, tháo vát, thủy chung. Nàng khát khao hạnh phúc gia đình, mong muốn êm ấm thuận hòa nên luôn giữ gìn khuôn phép, ăn nói chừng mực. Khi chồng đi lính, Vũ Nương đã tiễn chồng bằng những lời mặn nồng, tha thiết: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng”. Thật xúc động với tình cảm cửa người vợ hiền trước lúc chồng đi xa. Tình cảm ấy đã làm mọi người rơi lệ.
Không chỉ là người vợ hiền, Vũ Nương còn là một nàng dâu hiếu thảo. Nàng chăm sóc chu đáo mẹ chồng, hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng như mẹ đẻ của nàng vậy. Chồng đi lính khi nàng có mang, biết bao khổ cực chỉ một thân một mình gánh chịu. Rồi nàng sinh con, một mình nuôi dạy con và chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng mất, nàng vô cùng thương xót, nàng lo ma chay, tế lễ hết sức chu đáo.
Khi giặc tan, Trương Sinh về nhà chỉ vì tin lời con trẻ mà ngờ vợ hư hỏng nên chửi mắng vợ thậm tệ, mặc cho lời phân trần của Vũ Nương, mặc cho lời biện bạch của họ hàng làng xóm, Trương Sinh vẫn hồ đồ đánh đuổi Vũ Nương. Đau đớn, tủi nhục, Vũ Nương phải tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang.
Câu chuyện đã thể hiện nỗi oan khúc tột cùng của Vũ Nương, nỗi oan ấy đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội phong kiến vùi dập con người, nhất là người phụ nữ. Thân phận của người phụ nữ bị vùi dập, bị sỉ nhục, bị đày đến bước đường cùng của cuộc đời, họ chỉ biết tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong sạch. Điều này chứng tỏ xã. hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền, độc đoán, sống thiếu tình thương đối với người vợ hiền thục của mình, để rồi gây ra cái chết bi thương đầy oan trái cho Vũ Nương.Thân phận của Vũ Nương thật đáng thương và phẩm chất của nàng cũng thật đáng khâm phục. Khi còn sống nàng là người vợ hiền dâu thảo, sống có nghĩa tình. Khi chết, tuy được các nàng tiên cứa sống ở thủy cung nguy nga, lộng lẫy, nhưng lúc nào nàng cũng nhớ đến quê hương bản quán của mình. Là người nặng tình nghĩa, nàng đã ứa nước mắt khi nghe người cùng làng gợi nhắc đến quê hương, nhắc đến chồng con của mình. Thế nhưng, Vu Nương vẫn còn đó nỗi đau oan khúc, nàng muốn phục hồi danh dự: Nàng không trở về trần gian mặc dù Trương Sinh đã lập đàn giải oan và đã ân hận với việc làm nông nổi của mình. Nàng không trở về trần gian đâu chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi – người đã cứu nàng, mà điều chủ yếu ở đây là nàng chẳng còn gì để về. Đàn giải oan chỉ là việc an ủi cho người bạc mệnh chứ không thể làm sống lại tình xưa nghĩa cũ. Nỗi oan khuất được giải nhưng hạnh phúc đâu thể tìm lại được. Sự dứt áo ra đi của nàng là thái độ phủ định trần gian với cái xã hội bất công đương thời. Đây cũng là thái độ đấu tranh đòi công lý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn. Dù cái chết là tấn bi kịch của người phụ nữ, nhưng họ thức tỉnh được tầng lớp phụ quyền, phong kiến. Sự vĩnh viễn chọn cái chết mà không trở lại trần thế của Vũ Nương đã làm cho Trương Sinh phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình. Trương Sinh biết lỗi thì đã quá muộn màng.
Qua câu chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm vợ xa chồng, cha xa con, gia đình tan vỡ. Nỗi đau của Vũ Nương cũng là nỗi đau của biết bao người phụ nữ dưới chế độ phong kiến như nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ trong thơ Hỗ Xuân Hương và nhiều phụ nữ khác nữa. Phải chăng người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn bị chà đạp dù họ có tài năng và phẩm chất cao đẹp. Bởi thế Nguyễn Dữ đã viết:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời ràng bạc mệnh vẫn là lời chung.
"Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. Và cung như Vũ Nương, người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.
Bằng bút pháp kể chuyện, tình tiết lúc chân thật đời thường, lúc hoang đường kì ảo, Nguyễn Dữ đã xây đựng hình tượng nhân vật điển hình cho thân phận người phụ nữ ngày xưa. Họ thật đẹp, thật lí tưởng nhưng xã hội không cho họ hạnh phúc. Tác phẩm của ông vừa đề cao giá trị người phụ nữ lại vừa hạ thấp giá trị của xã hội phong kiến đương thời.
Trong bài thơ " Một khúc ca", nhà thơ Tố Hữu viết:
" Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"
Từ những câu thơ trên, em có liên tưởng và suy nghĩ gì về lẽ soonmgs cao đẹp được thể hiện trong bài " Mùa xuân nho nhỏ " của tác giả Thanh Hải?
Con chim cất cao tiếng hót để ca ngợi cuộc sống hạnh phúc và nó đã cống hiến cho cuộc đời cho vũ trụ trời đất bằng chính tiếng hót tràn đầy sức sống ấy. Còn “chiếc lá” với màu xanh tràn đày nhựa sống cũng tạo cho cảnh vật, cho bầu trời được xinh tươi, đẹp đẽ, đem lại bóng râm, sự thanh thản cho mọi người. Như vây, chúng đã góp phần cống hiến cho đời rồi đó, mặc dù sự cống hiến ấy ít ai nghĩ đến. Những sinh vật nhỏ bé kia chúng còn biết đem khả năng của mình để làm đẹp cuộc đời.
Còn mỗi thanh niên chúng ta với sức trẻ, trình độ của mình chúng ta đã cống hiến gì cho xã hội, cho cộng đồng chưa? Mỗi chúng ta trong quá trình tồn tại, phát triển “đã vay” rất nhiều của xã hội vậy thì phải biết “trả”, nghĩa là ta phải sống sao cho xứng đáng, phải biết cống hiến cho đời. Đó cũng chính là lời nhắn nhủ của thế hệ cách mạng đi trước đối với thế hệ trẻ chúng ta.
Thanh niên phải đi trước trong mọi việc; tình nguyện đã là thương hiệu của Đoàn thanh niên! Xung kích đã và sẽ là một lẽ sống đẹp! Mỗi người chúng ta đã “vay” quá nhiều của xã hội, bởi lẽ ta không sống lẻ loi một mình mà luôn luôn cần sự giúp đỡ của người khác, nên nhiệm vụ “vay” và “trả” là nhiệm vụ của chúng ta. Đó là lẽ công bằng và hợp lý. Ở đây “trả” không có nghĩa là chỉ trả cho người mà ta đã vay mà phải “trả” cho đời, hiểu theo cách khác là ta phải biết cống hiến khả năng, sức lực của mình cho xã hội. Ta phải biết góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung của đất nước, phải hiểu việc cống hiến là trách nhiệm của mỗi con người sống trong xã hội “mình vì mọi người”. Nếu như ai cũng đều hiểu rằng “sống là cho, đâu chỉ nhận cho riêng mình”!
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Lẽ sống cao đẹp ấy đã trở thành lí tưởng trong bài ca cuộc đời của biết bao thế hệ những con người Việt Nam anh hùng. Và khi bước vào ngưỡng cửa của thi ca thì “Sống là cho và chết cũng là cho” cũng chính là niềm khao khát cháy bỏng trong tâm hồn mỗi thi nhân.Trong số đó, ta không khi nào quên nhắc đến tiếng hát nhẹ nhàng ,sâu lắng ,tha thiết của khát vọng với cuộc đời, với đất nước trong thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" được thơ Thanh Hải viết tháng mười 11 năm 1980.Và ta cũng bắt gặp ước nguyện tha thiết chân thành được hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác, ước nguyện sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc trong khổ cuối bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải sáng tác trước khi nhà thơ qua đời một tháng .Trong tâm lí nặng nề, sức khoẻ và bệnh tật mà hồn thơ Thanh Hải vẫn cất cánh bay cao để rồi mang đến cho cuộc sống một tình yêu, một nỗi niềm thiết tha với quê hương đất nước và cùng theo đó là ước nguyện chân thành được cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Tổ Quốc thân yêu.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Thanh Hải lựa chọn mùa xuân để khởi nguồn cảm hứng. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết :
"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến"
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập”vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá ! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái , ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình.
Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
Thái độ ‘lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.
Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi" khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng. "Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.
Thơ hay không chỉ giàu cám xúc mà còn lấp lánh chất trí tuệ, lí trí, mang hàm nghĩa sâu xa. Tôi rất thích khi đọc đoạn thơ sau đây, rút trong bài Một khúc ca xuân của Tố Hữu viết vào tháng 12 năm 1977:
Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
Đoạn thơ đã gợi lên trong tâm trí tôi bao suy nghĩ, bao điều lí thú. Tác giả đã nêu lên một quan niệm sống tích cực, sống đẹp trong mối quan hệ nhân sinh: vay và trả, cho và nhận giữa cộng đồng đối với mọi người, nhất là thế hệ trẻ.
Đoạn thơ đẹp, đẹp giản dị, đẹp hồn nhiên. Con chim và chiếc lá vừa là biểu tượng cho sự sống, vừa là hình tượng của ngôn ngữ thi ca: “Chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Chim hót vì sống theo bản năng, được sống, được bay lượn trong ánh sáng và bầu trời tự do. “Lá phải xanh”, lá được nuôi dưỡng bàng nước, bằng mầu mỡ của đất, bằng khí trời và ánh sáng. Được sống trong tự nhiên nên “chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Đó là quy luật của tự nhiên, quy luật của sự sống muôn đời và vĩnh hằng. Màu xanh của lá, tiếng hót của chim trời còn là vẻ đẹp của thiên nhiên, đem lại vẻ đẹp kì diệu của sự sống.
Từ chim hót, lá xanh, nhà thơ nói đến vay và trả, cho và nhận, đó là quy luật của cuộc sống xã hội, của con người. Nói một cách khác, là quan niệm sống, đạo lí sống.
“Vay mà không trả là vong ân bội nghĩa, đó là cách hành xử của những kả “ăn xổi ở thì”, của loại người bất nhân bất nghĩa. Hai tiếng “lẽ nào” là một lời khẽ nhắc: không nên làm như thế, không được ứng xử như thế.
Trong những ngày tháng một, chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam đã làm hàng triệu trái tim người hâm mộ thổn thức. Hình ảnh lá cờ Tổ quốc đỏ rực trời trong ngày các cầu thủ trở về gợi lên tinh thần đoàn kết và niềm tự hào dân tộc của người Việt Nam. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về điều em cảm nhận được từ sự kiện và hình ảnh trên.
Trong những ngày tháng một, chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam đã làm hàng triệu trái tim người hâm mộ thổn thức. Hình ảnh lá cờ Tổ quốc đỏ rực trời trong ngày các cầu thủ trở về gợi lên tinh thần đoàn kết và niềm tự hào dân tộc của người Việt Nam. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về điều em cảm nhận được từ sự kiện và hình ảnh trên.
Phân tích phẩm chất nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long qua đoạn văn sau: "Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghỉ nhiều: ... Đến: Cháu nói "Đấy, bác cũng chẳng thèm người là gì ?"
Giúp mink với, thứ 2 nộp rồi !!!
NOTE: Mình cần đoạn văn luôn, nên ko ghi các ý nha
Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa "
MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH VỚI Ạ !
❤CẢM ƠN MỌI NGƯỜI NHIỀU ❤
Nhắc đến Sa Pa, ta nghĩ ngay đến một khu du lịch nghỉ mát lớn của cả nước. Và vì thế, nhắc đến Sa Pa là nhắc đến sự nghỉ ngơi, hưởng thụ. Nhưng với “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long đã cho ta biết đến một Sa Pa hoàn toàn ngược lại: Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm cống hiến cho đất nước. Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm là một người tiêu biểu trong số đó. Anh đã để lại trong lòng người đọc một niềm yêu mến và cảm phục sâu sắc.
Không yêu mến, cảm phục sao được một con người cởi mở, thân thiện, ngăn nắp... và đặc biệt là say mê, yêu quý và có trách nhiệm với công việc của mình như thế!
Mở đầu tác phẩm, anh hiện lên qua câu chuyện của bác lái xe với người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Đó là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, một mình làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn mét. Nhưng trước hết, điều gây ấn tượng mạnh cho độc giả là chuyện "thèm người" của anh chàng "cô độc nhất thế gian" kia. Không phải anh ta "sợ người" mà lên làm việc ở đây, trái lại, anh ta từng chặt cây ngáng đường ngăn xe dừng lại để được gặp người "nhìn trông và nói chuyện một lát".
Lên đỉnh Yên Sơn, người họa sĩ và cô kĩ sư được gặp một con người "tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ". Anh ta sống trong "một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách". Sự cô độc không làm anh trở nên cộc cằn, cẩu thả. Trái lại, nó càng làm nổi bật những đức tính hiếm có ở chàng trai trẻ này. Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một người yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán. Anh nồng nhiệt chào đón những người khách bất ngờ của mình; cởi mở giới thiệu về công việc, ngợi ca những người bạn cũng đang say mê miệt mài với công việc ở Sa Pa. Lòng yêu người của anh đã được thể hiện phần nào ở những chi tiết trước đó: đào củ tam thất biếu vợ bác lái xe, “thèm người” đến mức hạ cây ngang đường để xe dừng lại mà nói chuyện với mọi người dăm ba phút... nhưng những người khách mới vẫn không khỏi xúc động về những gì anh mang tới cho họ. Khi hai người khách trở về, ngoài những quả trứng “của nhà có được” anh còn tặng họ cả những bông hoa rực rỡ. Hoá ra anh cũng vô cùng mộng mơ và lãng mạn!
Nhưng không dừng lại ở đó, anh tiếp tục khiến người đọc cảm động, ngạc nhiên và khâm phục về những gì anh nghĩ về công việc và những gì anh đã làm đã hiến dâng cho cuộc sống.
Anh là một chàng thanh niên, đã hai mươi bảy tuổi nhưng chưa có người yêu. Anh chấp nhận rời xa cuộc sống đô thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bỏ với công việc. Một công việc phức tạp, vất vả: "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Qua những lời tâm sự của anh về công việc ta đã phần nào hình dung được sự khó khăn, nguy hiểm của công việc. Chẳng những phải dậy đúng giờ “ốp” - vốn vẫn rất thất thường - mà phải đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết của thiên nhiên: gió, bão, tuyết, hoang thú,... Và đáng sợ hơn nữa là sự cô độc. Cùng với áp lực công việc, cái đó có thể giết chết con người bằng bệnh trầm cảm, tự kỉ nhưng anh thanh niên đã chiến thắng tất cả để giữ được một trái tim ấm áp, một tinh thần lạc quan, yêu đời. Anh triết lí về công việc của mình: "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: "bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài". Còn cô kĩ sư, với cô cuộc sống của người thanh niên là "cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp", anh mang lại cho cô "bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên". Và người đọc, chắc hẳn cũng có những cảm nhận như thế về nhân vật đặc biệt này.
Cùng với những người kĩ sư trồng rau, nhà khoa học nghiên cứu sét,... anh thanh niên đã trở thành biểu tượng cho những con người đang hăng say lao động cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Ra đời năm 1970, giữa lúc miền Bắc đang hăng say sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ, nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” đã thực sự trở thành biểu tượng cho những anh hùng lao động đồng thời động viên, cổ vũ tinh thần lao động, sản xuất của nhân dân miền Bắc.
Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.
Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục. Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề , ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Công việc hàng ngày của anh là “đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất” rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình.
Anh quan niệm: “khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” Anh hiểu rõ : “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà ”.
Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà.
Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách , nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ. Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh, toát lên qua nét mặt, cử chỉ: anh biếu bác lái xe củ tam thất, mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ, hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà”, hồn nhiên kể về công việc, đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ. Khó người đọc nào có thể quên, việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết. Bó hoa cho cô gái ,nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu… Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng , tận tình đáng quí .
Công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao ngừơi khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay . Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn mình: “Không, không , bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. ”Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn, to hơn. Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét, 11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”… Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa pa, thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .
Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng , những chi tiết chân thực tinh tế ,ngôn ngữ đối thoại sinh động, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa lặng lẽ. Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên, khiến người hoạ sỹ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kỹ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng …
Với truyện ngắn này , phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu .
Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa "
MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH VỚI Ạ !
❤CẢM ƠN MỌI NGƯỜI NHIỀU ❤
Viết bài văn nghi luận bàn về vấn đề nêu trong câu danh ngôn sau : Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ở lại phía sau lưng bạn
Giới thiệu câu tục ngữ :
+Cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách, và cả thất vọng, nỗi buồn. Mỗi chúng ta luôn phải đối diện với những rủi ro và tiến về phía trước.
+ Trích dẫn câu tục ngữ :Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn
Thân bài :Bước 1 : Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
Trước hết cần giải thích những từ ngữ trọng tâm, sau đó giải thích ý nghĩa cả câu :
– Mặt trời
Nghĩa gốc : là nguồn sáng đem lại hơi ấm và sự sống cho muôn loài.
Nghĩa biểu tượng :Mặt trời còn là biểu tượng cho những điều tươi sáng, đẹp đẽ, là niềm tin và hi vọng tốt đẹp ở tương lai trong cuộc đời con người.
– Bóng tối :
Nghĩa gốc :là màn đêm âm u, tăm tối.
Nghĩa biểu tượng :Bóng tối cũng là biểu tượng cho sự đen đủi, bi đát, bất hạnh, thiếu may mắn, những thất bại trong đường đời của con người.
Ý cả câu : Khuyên mỗi người chúng phải biết vượt lên những bất hạnh, rủi ro, đau buồn, thất bại, phải biết quên đi quá khứ đen tối mà hướng về tương lai tươi sáng, hướng về những điều tốt đẹp ở phía trước.
Bước 2 Bình luận, Phân tích – Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ
+Cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng – Phải biết vượt qua bóng tối
– Cuộc đời mỗi con người cũng không thể tránh khỏi những gian nan, trắc trở, những khó khăn, thất bại. Đôi khi cuộc sống đổ lên đầu bạn những rủi ro, hoặc những sai lầm do chính bạn gây ra
– Cuộc sống là một trường tranh đấu, phải chấp nhận đối mặt với bóng tối và vượt qua nó để hướng về phía trước. Bởi bóng tối luôn xuất hiện quanh ta, con đường duy nhất vượt qua khó khăn là đi xuyên qua nó
Giải thích vì sao khi nhìn về phía mặt trời thì bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn?
Mỗi người cần phải có ý chí, nghị lực, dũng khí để vượt lên những thất bại – Phải hướng về phía mặt trời
– Phải xem những gian nan, trắc trở như một thử thách để ta được rèn luyện, trưởng thành.
– Cần biết hướng về phía trước, lạc quan, tin tưởng vào tương lai, có bản lĩnh vững vàng để vượt lên những vấp ngã của bản thân.
-Bạn sẽ khám phá ra sức mạnh của bản thân mình sau mỗi lần vượt qua nghịch cảnh
* Dẫn chứng: các em có thể tóm lược câu chuyện sau :
Giá trị của nghịch cảnh
Những nông dân ở miền nam Alabama đã quen trồng chỉ mỗi một thứ là cây bông (dùng để xe chỉ, dệt vải).
Một năm kia những con sâu bọ đáng sợ đã tàn phá cả vùng . Năm sau những người nông dân đem nhà cửa của họ đi cầm cố để có tiền và tiếp tục trồng cây bông, hi vọng vào một kỳ gặt hái tốt đẹp . Thế nhưng khi những cây bông bắt đầu mọc, những con sâu bọ đó lại đến và phá sạch hầu hết các cánh đồng .
Một số ít người “sống sót” qua hai năm đó đã quyết định trồng thử một thứ mà trước đây họ chưa bao giờ trồng – cây đậu phộng . Và kết quả là đậu phộng của họ đã nhanh chóng được thị trường ưa chuộng, đến nỗi lợi tức của năm đó đủ để cho họ trả hết nợ của hai năm trước . Kể từ đó họ trồng đậu phộng và rất phát đạt .
Và rồi bạn biết những người nông dân đó đã làm gì không ? Họ trích một phần tài sản to lớn của mình để dựng một đài kỷ niệm ngay giữa trung tâm thành phố ghi công “những con sâu bọ”. Bởi nếu không vì những con sâu đó họ sẽ không bao giờ khám phá ra đậu phộng . Họ sẽ mãi mãi chỉ đủ ăn với nghề trồng cây bông từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Hoặc sử dụng dẫn chứng 2 : Có thể lấy dẫn chứng về nhà văn Hemingway
Nhiều năm về trước, nhà văn nổi tiếng Ernest Hemingway đã biết được thế nào là “kém may mắn” và “bị cuộc sống cho một cú đá” – theo như lời ông kể lại.
Hồi đó, ông đang cố gắng hết sức để tạo dấu ấn của mình trong sự nghiệp văn chương. Và tai hoạ ập tới. Ông bị mất chiếc vali chứa toàn bộ bản thảo với rất nhiều những câu chuyện mà ông đã mất thời gian và công sức chỉnh sửa kỹ càng, trau chuốt cầu kỳ không kém gì những viên đá quý. Tập bản thảo đó ông đã có kế hoạch xuất bản thành một cuốn sách.
Hemingway suy sụp. Ông không dám tưởng tượng đến việc làm lại mọi việc từ đầu. Thế là hàng bao nhiêu tháng trời miệt mài viết lách, bây giờ đơn giản là hoài công.
Ông than thở về chuyện này với người bạn là nhà thơ Ezra Pound. Trái với suy nghĩ của ông, Pound lại gọi đây là “một tia chớp may mắn”! Pound khẳng định với Hemingway rằng khi viết lại những câu chuyện, ông sẽ quên hết những phần còn yếu, chỉ những phần hay nhất mới được tái hiện trong đầu ông. Pound khuyến khích Hemingway viết lại từ đầu, viết với sự lạc quan và tự tin. Và Hemingway đã viết lại những câu chuyện đó, và trở thành ngôi sao sáng của văn học Mỹ.
Giống như một câu danh ngôn: “Nếu cuộc sống đá cho bạn một cú, hãy để nó đá bạn về phía trước”.
Đánh giá – mở rộng vấn đề
– Câu nói thể hiện một phương châm sống tích cực, một lời khuyên sâu sắc nhắc nhở ta luôn hướng về tương lai và những điều tốt đẹp trong cuộc sống, truyền cho con người một niềm tin
– Phê phán những người không có niềm tin, không có ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Phê phán những người bi quan, bỏ cuộc khi gặp sóng gió.
Bài học rút ra cho bản thân
– Nhận thức: Cần phải có ý chí, nghị lực, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai để vững bước trong cuộc đời. Sống cần có lý tưởng, khát vọng và ước mơ.
– Hành động: Trong cuộc sống cũng như trong học tập, mỗi chúng ta phải biết vượt lên chính mình, không nên chùn bước trước những khó khăn thử thách.
Khẳng định ý nghĩa câu nói
Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.
Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.
Trong mỗi chúng ta có lẽ "tình mẫu tử" vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được dền đáp, Hồng đã ở "trong lòng mẹ".
Chú bé Hồng - nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.
Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.
Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.
- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười "rất kịch" của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.
Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.
Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".
Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.
Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.
Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”.
Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.
Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.
Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.
Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa...
Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.
Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.
Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!
Gợi ý
– Tình mẫu tử bao hàm tình cảm của người mẹ với đứa con và ngược lại của đứa con đối với mẹ. Ở đoạn trích cơ hẳn là tình cảm của bé Hồng với mẹ, tình cảm của mẹ với bé Hồng chỉ là phụ.
– Cần khai thác những biểu hiện bên ngoài cùng với trạng thái tâm lí đầy dằn
vặt đau đớn của bé Hồng.
– Chú ý đến người thuật : ẩn dụ so sánh, giọng văn tràn đầy cảm xúc để thấy được Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
– Bài viết cần gợi cảm, sinh động để tạo được xúc động cho người đọc.