Bài viết số 6 - Văn lớp 9

NT

Trong bài thơ " Một khúc ca", nhà thơ Tố Hữu viết:

" Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

Từ những câu thơ trên, em có liên tưởng và suy nghĩ gì về lẽ soonmgs cao đẹp được thể hiện trong bài " Mùa xuân nho nhỏ " của tác giả Thanh Hải?

TP
28 tháng 5 2018 lúc 22:27

Con chim cất cao tiếng hót để ca ngợi cuộc sống hạnh phúc và nó đã cống hiến cho cuộc đời cho vũ trụ trời đất bằng chính tiếng hót tràn đầy sức sống ấy. Còn “chiếc lá” với màu xanh tràn đày nhựa sống cũng tạo cho cảnh vật, cho bầu trời được xinh tươi, đẹp đẽ, đem lại bóng râm, sự thanh thản cho mọi người. Như vây, chúng đã góp phần cống hiến cho đời rồi đó, mặc dù sự cống hiến ấy ít ai nghĩ đến. Những sinh vật nhỏ bé kia chúng còn biết đem khả năng của mình để làm đẹp cuộc đời.
Còn mỗi thanh niên chúng ta với sức trẻ, trình độ của mình chúng ta đã cống hiến gì cho xã hội, cho cộng đồng chưa? Mỗi chúng ta trong quá trình tồn tại, phát triển “đã vay” rất nhiều của xã hội vậy thì phải biết “trả”, nghĩa là ta phải sống sao cho xứng đáng, phải biết cống hiến cho đời. Đó cũng chính là lời nhắn nhủ của thế hệ cách mạng đi trước đối với thế hệ trẻ chúng ta.

Thanh niên phải đi trước trong mọi việc; tình nguyện đã là thương hiệu của Đoàn thanh niên! Xung kích đã và sẽ là một lẽ sống đẹp! Mỗi người chúng ta đã “vay” quá nhiều của xã hội, bởi lẽ ta không sống lẻ loi một mình mà luôn luôn cần sự giúp đỡ của người khác, nên nhiệm vụ “vay” và “trả” là nhiệm vụ của chúng ta. Đó là lẽ công bằng và hợp lý. Ở đây “trả” không có nghĩa là chỉ trả cho người mà ta đã vay mà phải “trả” cho đời, hiểu theo cách khác là ta phải biết cống hiến khả năng, sức lực của mình cho xã hội. Ta phải biết góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung của đất nước, phải hiểu việc cống hiến là trách nhiệm của mỗi con người sống trong xã hội “mình vì mọi người”. Nếu như ai cũng đều hiểu rằng “sống là cho, đâu chỉ nhận cho riêng mình”!

Bình luận (0)
AN
28 tháng 5 2018 lúc 22:43

Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Lẽ sống cao đẹp ấy đã trở thành lí tưởng trong bài ca cuộc đời của biết bao thế hệ những con người Việt Nam anh hùng. Và khi bước vào ngưỡng cửa của thi ca thì “Sống là cho và chết cũng là cho” cũng chính là niềm khao khát cháy bỏng trong tâm hồn mỗi thi nhân.Trong số đó, ta không khi nào quên nhắc đến tiếng hát nhẹ nhàng ,sâu lắng ,tha thiết của khát vọng với cuộc đời, với đất nước trong thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" được thơ Thanh Hải viết tháng mười 11 năm 1980.Và ta cũng bắt gặp ước nguyện tha thiết chân thành được hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác, ước nguyện sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc trong khổ cuối bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải sáng tác trước khi nhà thơ qua đời một tháng .Trong tâm lí nặng nề, sức khoẻ và bệnh tật mà hồn thơ Thanh Hải vẫn cất cánh bay cao để rồi mang đến cho cuộc sống một tình yêu, một nỗi niềm thiết tha với quê hương đất nước và cùng theo đó là ước nguyện chân thành được cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Tổ Quốc thân yêu.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Thanh Hải lựa chọn mùa xuân để khởi nguồn cảm hứng. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết :
"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến"
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập”vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá ! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái , ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình.
Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
Thái độ ‘lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.
Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi" khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng. "Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.

Bình luận (0)
DT
28 tháng 5 2018 lúc 22:43

Thơ hay không chỉ giàu cám xúc mà còn lấp lánh chất trí tuệ, lí trí, mang hàm nghĩa sâu xa. Tôi rất thích khi đọc đoạn thơ sau đây, rút trong bài Một khúc ca xuân của Tố Hữu viết vào tháng 12 năm 1977:
Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
Đoạn thơ đã gợi lên trong tâm trí tôi bao suy nghĩ, bao điều lí thú. Tác giả đã nêu lên một quan niệm sống tích cực, sống đẹp trong mối quan hệ nhân sinh: vay và trả, cho và nhận giữa cộng đồng đối với mọi người, nhất là thế hệ trẻ.
Đoạn thơ đẹp, đẹp giản dị, đẹp hồn nhiên. Con chim và chiếc lá vừa là biểu tượng cho sự sống, vừa là hình tượng của ngôn ngữ thi ca: “Chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Chim hót vì sống theo bản năng, được sống, được bay lượn trong ánh sáng và bầu trời tự do. “Lá phải xanh”, lá được nuôi dưỡng bàng nước, bằng mầu mỡ của đất, bằng khí trời và ánh sáng. Được sống trong tự nhiên nên “chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Đó là quy luật của tự nhiên, quy luật của sự sống muôn đời và vĩnh hằng. Màu xanh của lá, tiếng hót của chim trời còn là vẻ đẹp của thiên nhiên, đem lại vẻ đẹp kì diệu của sự sống.
Từ chim hót, lá xanh, nhà thơ nói đến vay và trả, cho và nhận, đó là quy luật của cuộc sống xã hội, của con người. Nói một cách khác, là quan niệm sống, đạo lí sống.
“Vay mà không trả là vong ân bội nghĩa, đó là cách hành xử của những kả “ăn xổi ở thì”, của loại người bất nhân bất nghĩa. Hai tiếng “lẽ nào” là một lời khẽ nhắc: không nên làm như thế, không được ứng xử như thế.

Bình luận (0)
HS
29 tháng 5 2018 lúc 9:23

Con chim cất cao tiếng hót để ca ngợi cuộc sống hạnh phúc và nó đã cống hiến cho cuộc đời cho vũ trụ trời đất bằng chính tiếng hót tràn đầy sức sống ấy. Còn “chiếc lá” với màu xanh tràn đày nhựa sống cũng tạo cho cảnh vật, cho bầu trời được xinh tươi, đẹp đẽ, đem lại bóng râm, sự thanh thản cho mọi người. Như vây, chúng đã góp phần cống hiến cho đời rồi đó, mặc dù sự cống hiến ấy ít ai nghĩ đến. Những sinh vật nhỏ bé kia chúng còn biết đem khả năng của mình để làm đẹp cuộc đời.
Còn mỗi thanh niên chúng ta với sức trẻ, trình độ của mình chúng ta đã cống hiến gì cho xã hội, cho cộng đồng chưa? Mỗi chúng ta trong quá trình tồn tại, phát triển “đã vay” rất nhiều của xã hội vậy thì phải biết “trả”, nghĩa là ta phải sống sao cho xứng đáng, phải biết cống hiến cho đời. Đó cũng chính là lời nhắn nhủ của thế hệ cách mạng đi trước đối với thế hệ trẻ chúng ta.

Thanh niên phải đi trước trong mọi việc; tình nguyện đã là thương hiệu của Đoàn thanh niên! Xung kích đã và sẽ là một lẽ sống đẹp! Mỗi người chúng ta đã “vay” quá nhiều của xã hội, bởi lẽ ta không sống lẻ loi một mình mà luôn luôn cần sự giúp đỡ của người khác, nên nhiệm vụ “vay” và “trả” là nhiệm vụ của chúng ta. Đó là lẽ công bằng và hợp lý. Ở đây “trả” không có nghĩa là chỉ trả cho người mà ta đã vay mà phải “trả” cho đời, hiểu theo cách khác là ta phải biết cống hiến khả năng, sức lực của mình cho xã hội. Ta phải biết góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung của đất nước, phải hiểu việc cống hiến là trách nhiệm của mỗi con người sống trong xã hội “mình vì mọi người”. Nếu như ai cũng đều hiểu rằng “sống là cho, đâu chỉ nhận cho riêng mình”!

Bình luận (0)
AN
28 tháng 5 2018 lúc 22:41

Thời xưa, ở thời Lý, người ta còn nhớ Thiền sư Mãn Giác đến lúc bệnh nặng sắp qua đời vẫn có những vần thơ tràn đầy niềm lạc quan, yêu đời, vui sống: “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết - Đêm qua sân trước một nhành mai”. Thời nay, có Thanh Hải, khi từng giờ từng phút chống chọi với bệnh tật, ông vẫn có những vần thơ như thế! Đó chính là bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.Thi phẩm thể hiện tiếng lòng của tác giả về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước và ước nguyện được sống có ích. Đặc biệt, ước nguyện ấy, lẽ sống ấy được thể hiện chân thành, sâu sắc qua những dòng thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Đọc bài thơ, ta cảm nhận được những cảm xúc hồn nhiên,trong trẻo của thi nhân trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên để rồi từ đó, cảm xúc được mở rộng ra với hình ảnh mùa xuân đất nước, mùa xuân cách mạng cùng những suy ngẫm, tâm niệm về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người. Đó là ước nguyện, là khát vọng cống hiến cho cuộc đời, cho Tổ quốc, quê hương.
Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầu của đoạn, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp “ta”-“hoa”-“ca”. Điệp từ “ta” được điệp lại 3 lần thể hiện một ước nguyện chân thành, thiết tha:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Động từ “làm”-“nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ - hoá thân để sống đẹp, sống có ích. Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên,của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: “con chim”, “một cành hoa”,”một nốt trầm”. Còn gì đẹp hơn khi làm một cành hoa đem sắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ!Còn gì vui hơn khi được làm con chim nhỏ cất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời!Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thể hiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống có ích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình. Hình ảnh “nốt trầm” và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấy ước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là“một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước. Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng “tôi” sang “ta” cũng có ý nghĩa sâu sắc. Đó là sự chuyển đổi từ cái “tôi” tác giả ở khổ thơ đầu mang sắc thái nhỏ nhẹ, riêng tư sang đại từ nhân xưng “ta” mang sắc thái trang trọng. Ở đây, cái “tôi” tác giả không chỉ cất tiếng nói của cá nhân mình mà còn nói lên tiếng lòng của mỗi người trong một mùa xuân mới, thể hiện sự hòa quyện, thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Nhạc điệu thơ chậm rãi, đi vào chiều sâu trầm lắng, thiết tha. Đọc đoạn thơ, ta xúc động trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước nguyện của nhiều người.
Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vần thơ sâu lắng:
Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác,tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa,làm con chim,làm nốt trầm và làm một mùa xuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp.Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước. Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chân thành,khiêm nhường. Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầm dâng hiến.Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống.Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh,
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Nhớ khi xưa, Ức Trai tiên sinh đã từng tâm niệm:
“Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết,nhuộm chăng đen”.
Còn bây giờ,Thanh Hải – nhà thơ xứ Huế trước khi về với thế giới “người hiền” cũng đã ước nguyện: “Lặng lẽ dâng cho đời/Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc bạc”.Lời ước nguyện thật thuỷ chung, son sắt. Sử dụng điệp ngữ “dù là” nhắc lại hai lần như tiếng lòng tự dặn mình đinh ninh: dẫu có ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già, bệnh tật thì vẫn phải sống có ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước. Đây là một vấn đề nhân sinh quan nhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ,thiết tha. Vì vậy, mà sức lan tỏa của nó thật lớn!
Bài thơ được viết vào thời gian cuối đời,trước khi nhà thơ đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng trong bài thơ, cũng như đoạn thơ không hề có chút băn khoăn về bệnh tật, về những suy nghĩ riêng tư cho bản thân. Chỉ “lặng lẽ” mà cháy bỏng một nỗi khát khao được dâng những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình cho đất nước. Đây không phải là câu khẩu hiệu của một thanh niên vào đời, mà là lời tâm niệm của một con người đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của mình cho Cách mạng.
Đoạn thơ, bài thơ với những hình ảnh đơn sơ, gần gũi mà chứa đựng nhiều cảm xúc, nhiều nghĩ suy. Bằng thể thơ năm chữ, giọng điệu chân thành, tha thiết phù hợp với tâm trạng cảm xúc, cùng với hình ảnh ẩn dụ… Thanh Hải đã gửi đến cho chúng ta một thông điệp đáng quý: mỗi người hãy sống có khát vọng, sống có cống hiến, dù chỉ là phần nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo vệ, giữ gìn và dựng xây đất nước. Đọc đoạn thơ, bài thơ ta càng yêu hơn, trân trọng hơn lẽ sống mà Thanh Hải để lại, ta càng phải tự nhủ: Hãy sống đẹp – sống như Thanh Hải đã sống.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
BL
Xem chi tiết
GH
Xem chi tiết
DY
Xem chi tiết
VL
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết