Bài viết số 3 - Văn lớp 7

LV
Xem chi tiết
LD
29 tháng 3 2017 lúc 20:58

ở đây có:

http://text.123doc.org/document/2499538-de-thi-hsg-van-7.htm

Bình luận (5)
BG
Xem chi tiết
ND
13 tháng 11 2017 lúc 20:47

" Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời "

Khi nghe những câu thơ trên ; tâm hồn tôi lại vang vọng hình ảnh của người mẹ nhân hậu ; dịu dàng . Bố mẹ là người đã hi sinh rất nhiều để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất . Tôi thực sự khắc ghi thứ tình cảm ấy . Tôi luôn biết ơn và kình yêu mẹ.

Mẹ tôi năm nay đã bốn mươi tuổi . Tuy số tuổi chưa quá già nhưng trên mặt mẹ đã in hằn nhiều vết nhăn . Vì phải vừa làm lụng vật vả vừa phải chăm sóc gia đình nên tay mẹ tôi đã chai sần. Nụ cười của mẹ ; ngay từ ngày tôi nhận thức được thì nó đã là nụ cười đẹp nhất thế giới . Mẹ lo cho chúng tôi từng miếng ăn ; giấc ngủ và cái mặc . Những lúc mẹ ôm tôi vào lòng ; bàn tay gầy gầy sương sương của mẹ lên mái tóc của tôi .Tôi đã từng nhìn thật sâu vào trong đôi mắt mẹ ; đôi mắt ẩn chứa những nổi cay đắng cuộc đời mẹ trải qua . Đôi mắt khiến tôi đã bao lần suy nghĩ và cũng hạnh phúc.

Có những ngày mẹ phải đi làm việc xa; tôi nhớ mẹ rất nhiều ; mặc dù tôi đã không ngủ với mẹ từ rất lâu rồi ; nhưng thiếu bóng dáng của mẹ làm tôi trống vắng vô cùng . Chỉ cần thấy mẹ thì lòng tôi lại vui mừng đến mức phát khóc .

Mỗi khi không kìm chế được cảm xúc của bản thân ; đôi khi thấy mình không lễ phép với mẹ ; tôi đã thấy vô cùng có lỗi . Đến khi biết mình đã sai; tôi bẽn lẽn đến và ngại ngùng xin lỗi vì đã vô lễ với mẹ. Mẹ nghiêm nghị nhìn tôi và dạy rằng :" Mẹ muốn con nhớ rằng ; chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống ' thì đừng dùng nó để xin lỗi người khác vì sai phạm của mình biết không "

Mẹ à ! Con thực sự rất biết ơn những công lao to lớn mà mẹ dành cho con. Những gì con có được hôm nay đều là dô công sức của bố mẹ nuôi dạy . Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện chính mình để trở thành một người tuyệt vời như mẹ . !! Con thật sự cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ dành cho con !!

Bình luận (0)
PD
17 tháng 11 2017 lúc 15:57

Nghĩa mẹ như biển rộng

Công cha như trời cao

Ơn sinh thành dưỡng dục

Vời vợi tựa trăng sao.

Ai nghe những câu ca dao như vậy mà ko động lòng thương nhớ ba mẹ.Dù ít hay nhiều cũng muốn xoắn lấy tâm can chúng ta, để rồi cho ta thấy được sự bao la khốn khó của ba má.Tôi cũng có ba có má như bao người, và được thừa hưởng sự yêu thương vô bờ của ba má.Nhưng trong tim tôi má là người mà tôi yêu mến nhất.

Có người lại hỏi tôi “tại sao lại yêu má hơn ba”.Có lẽ là vì ba tôi hay đi làm về khuya và tôi ít gặp ba, chỉ có má là người tôi có thể gặp thường xuyên.Vì thế mà tôi thương má hơn chăng?Hoặc sự hiền dịa ấm áp của mẹ đã xoa đi nỗi buồn và chia sẻ niềm vui mỗi khi tâm trạng tôi thay đổi vì thế nên thương má nhiều hơn?Dù sao đi nữa thì mẹ vẫn luôn chiếm vị trí quan trọng trong tim tôi.

Đối với mọi người mẹ tôi không đẹp .Nhưng với tôi mẹ lúc nào cũng đẹp và tuyệt vời.Mẹ không có khuôn mặt trái xoan như khuôn mặt mọi người vẫn hay khen ngợi ,nhưng lại có khoan mặt tròn trĩnh phúc hậu,không có đôi mắt tròn to nhưng lại rất trìu mến.Năm nay tuổi đã ngoài tứ tuần, nhưng mẹ vẫn còn hồng hào với nước da vàng căng mịn chính là điểm bật của mẹ.Chỉ tiếc rằng trên khuôn mặt hồng hào đó, những vết nhăn và tàn nhan ngày càng nhiều vì phải lo lắng suy nghĩ cho con bé như tôi . Và da mẹ không còn trắng mịn như thời còn đôi mươi, giờ đây da mẹ đã rám nắng vì dãi nắng dầm mưa nuôi và cho tôi ăn học.Mẹ đã phải gánh chịu và chấp nhận xấu đi vì tôi, những nếp nhăn và sự già xấu luôn khiến người phụ nữ kinh tởm.Nhưng với tôi đó lại là những chứng nhân tình yêu cho sự yêu thương của má cho tôi.Để nó luôn mãi khắc sâu trong tâm trí về mẹ của tôi.

Tuy tuổi đã ngoài tứ tuần nhưng má vẫn nhanh nhẹn và thông minh.Và mẹ luôn làm việc một cách nhanh chóng và chính xác.Không những thế mà mẹ còn là người đoan trang thục hiền trong mắt ko chỉ riêng tôi mà còn tất cả mọi người ,được thể hiện qua cung cách sống và làm việc của mẹ.Nét đẹp thực sự của mẹ ko phải bề ngoài mà còn cả bên trong.Một nét đẹp tâm hồn và nhân cách lớn.Và nó còn là điều mà tôi cần học hỏi nhiều ở mẹ.Đối với một đứa nhỏ như tôi thì mẹ còn là người bn tâm giao,một cây đàn tì bà và là một ngọn gió nhẹ thơm mùi hoa luôn vang thổi mỗi buổi trưa hè.Và còn là người luôn lắng nghe những tâm tình của tôi,mỗi khi có điều gì vui hay buồn má luôn cho những lời động viên chia sẻ khiến tinh thần luôn dâng trào.Má đã cho tôi rất nhiều ,thế nhưng tôi đã khiến má buồn và thất vọng rất nhiều.Đã bao lần tôi khiến má phải khóc, và chính tôi đang là tên sát nhân cầm dao đâm vào tim má.Giờ đây tôi vô cùng ân hận và tự hứa sẽ ko bao giờ khiến má buồn.Đã khiến má buồn bao lần nhưng tấm lòng bao dung của má vẫn luôn rộng mở, vẫn tha thứ cho đứa con hư hỏng như tôi.Nhưng tôi biết rằng những vết dao tôi đâm vào tim má sẽ vẫn còn mãi ko bao giờ mất.Giờ đây chỉ còn cách xoa dịu nhưng vết thương nỗi đau ấy bằng cách cố gắng chăm học và làm thật nhiều việc đỡ đần má.

“Mẹ ơi!Con yêu mẹ” đó là những lời mà tận sâu trong đáy lòng tôi muốn thốt lên cho mẹ nghe, người tôi yêu nhất trong đời.Và tôi sẽ vẫn yêu mẹ, cố găng chuộc lỗi để nụ cười luôn mãi đọng trên môi mẹ.

cái này mk tự làm chứ mk ko chép mạng đó nha ngaingungvuihihi

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
NM
4 tháng 3 2018 lúc 19:40

a. Mở bài: Bạn có thể nêu tác dụng của việc học một cách khái quát hoặcb hậu quả nếu không chịu khó học tập => nếu không chịu khó học tập sẽ không làm được việc gì có ích

b.Thân bài:
- Giải thích
+ Học là gì? (Học là con đường tiếp thu và tích lũy tri thức. Đó chính là quá trình mỗi người chiếm lĩnh tri thức của nhân loại làm hành trang bước vào cuộc sống. Học tập có một tác động không nhỏ tới mọi người và tương lai của mỗi người. Học tập giúp ta khám phá cuộc sống khám phá chính bản thân mình, rèn cho ta lối sống cách cư xử có văn hóa và đặc biệt là giúp ta hòa nhập với cộng đồng...)
+ Nêu một số dẫn chứng những tấm gương thành công bằng việc học.
+Học có nhiều dạng học: Học nghề, học phổ thông, học nâng cao, học chuyên nghiệp.....
- Khẳng định sự quan trọng của việc học:
+ Truyền thống của dân tộc ta tôn sự trọng đạo, coi trọng sự học, coi trọng thầy giáo.
+ Trong kháng chiến chống Pháp Mỹ (Ví dụ như kháng chiến chống Pháp chúng thực hiện chính sách "Ngu dân" với dân ta không cho dân ta học hành khiến dân ta kém hiểu biết để dễ bề cai trị....)
+ Hiện nay việc học quan trọng thế nào (Cuộc sống ngày càng hiện đại làm gì cũng cần phải có kiến thức...)
- Thực trạng hiện nay (Có nhiều bạn không xác định được mục đích thực sự của việc học. Nhiều bạn đi học chỉ để ba mẹ vui lòng, nhiều bạn thì coi việc học như một lẽ tự nhiên đến tuổi thì phải đi học, nhiều bạn lại học gạo học chay cúp tiết. Thậm chí nhiều anh chị là SV rồi vẫn không coi việc học là quan trọng chỉ học đối phó để có bằng. Đặc biệt là hiện nay, tệ nạn học đường xảy ra ngày càng nhiều.Nhiều bạn học sinh đốt cháy thời gian bỏ mặc mơ ước để chơi game. Việc mua bằng bán cấp diễn ra một cách tràn lan....) Trước thực trạng đó chúng ta phải làm gi`?
- Hậu quả nếu không học tập.

c. Kết bài: Nếu mở bài bạn nêu lợi ích của việc học thì kết bài cũng thế còn nếu mở bài bạn nêu hậu quả nếu không học tập thì kết bài cũng thế

Bình luận (0)
TN
7 tháng 1 2017 lúc 13:45

Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

Bình luận (1)
RC
7 tháng 1 2017 lúc 18:50

Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

Bình luận (0)
LP
7 tháng 1 2017 lúc 19:23

Văn miêu tả: sử dụng từ ngữ, câu văn để mô tả hình ảnh, hoạt động, đặc điểm nổi bật của sự vật (đồ vật, cây cối, con vật. phong cảnh...) làm cho người đọc hình dung được sự vật đang được miêu tả.

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
NH
1 tháng 12 2017 lúc 18:36

Có liên quan đến bài "Tiếng gà trưa không bạn"?

Bình luận (10)
DT
1 tháng 12 2017 lúc 19:00

Tham khảo nha trên net

Ba tôi từng là con nhà giàu có nhất vùng, vì yêu mẹ nên ra đi với hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, ba không biết mẹ mang trong mình giọt máu của người khác. Khi biết được sự thật, ông hận mẹ, hận cả tôi, một đứa trẻ vô tội.

Luôn luôn như thế, sau khi bị ba đánh, mẹ sẽ giáng những trận đòn thừa sống thiếu chết xuống thân thể bé nhỏ của tôi. Tôi không hiểu tại sao những đứa trẻ trong xóm được mẹ ôm nựng, gọi: "Con ơi!”, thậm chí đánh đòn xong, thế nào tụi nó cũng được mẹ thương hơn, được thưởng kẹo hay đền bù cái gì đó, trong khi đó với số lần bị đánh của mình, tôi nghĩ cũng đủ kẹo để mở quán đầu ngõ như bà Tám. Biết chuyện, ngoại tôi từ ngoài Bắc bán đất bán vườn, vào Nam “tách” tôi ra. Ngày ra đi, trong ánh mắt mẹ dấy lên một nỗi buồn, hay là tôi buồn, tôi không biết nữa. Từ ngày về sống với ngoại, tôi được biết thế nào là tình thương. Cảm giác thật khó tả, nó lạ lẫm, ấm áp và kỳ cục, vì có bao giờ tôi được ba mẹ ôm vào lòng ngồi thủ thỉ cả đêm đâu.


Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên đôi bàn tay có mùi rất đặc biệt của ngoại, mùi trầu xen lẫn mùi đất hăng nồng. Tôi cứ đòi: “Ngoại ơi đừng rửa tay sạch quá, con muốn hít”. Tôi nghiền mùi tay của ngoại đến mức hôm nào không ngửi là không ngủ được. Tiền bán đất quê chẳng được là bao nên ngày ngày sau khi tưới mấy luống rau, cái lưng còng của ngoại nhấp nhô, đi nhổ cỏ dại hoặc dọn rác trong sân vườn cho người ta. Vì quá già nên mọi người chỉ giúp được ngoại những việc như thế để lấy cớ cho tiền ngoại chứ ngoại không bao giờ nhận không của ai một đồng. Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, nhưng đôi khi hàng xóm cho miếng thịt là bà cháu vui như hội. Hồi đấy tôi ngây ngô đến mức, ngoại nói ngoại không thích ăn thịt, tôi mừng quá, ăn kỳ hết. Đợi tôi ăn xong, ngoại vét nước kho làm cơm trộn để ăn, món cơm đơn giản, trộn cơm không với nước hàn chan tý mắm vậy mà ngon đến mức tôi đòi ăn thêm đến khi no bụng, còn vài muỗng ngoại mới ăn. Tôi biết khi còn là một đứa trẻ, mình không nghĩ được nhiều nhưng hồi tưởng lại thật quá đau lòng. Cứ mỗi lần ăn thịt kho là tôi khóc, mỗi muỗng cơm trộn nuốt vào là kỷ niệm ùa về làm tôi không ngăn được nước mắt.

Một món đặc biệt mà chỉ ngoại và tôi biết, đó là “dép lào”. Cái dép lào này không có thành đôi mà luôn chỉ có một, vì mỗi khi ăn vịt lộn, cả hai bà cháu chỉ có một trứng, bà nói: "Cháu ăn dùm bà đi, bà ngán quá, ăn béo lắm, bà chỉ thích ăn 'dép lào' thôi, cái này này”, bà chỉ tôi “cục chì”, là phần cứng ngắc màu trắng trong quả trứng mà chẳng bao giờ tôi nhai. Quả thật giống y như ăn dép lào vậy! Thấy ngoại thích quá, lần nào hàng xóm cho trứng, tôi cũng để phần “dép lào” cho ngoại. Ngoại già móm mém cố nhai và khen nức nở, tôi thấy ngoại vui nên cũng vui lây. Tôi lớn lên bên ngoại với rau cà và những bữa đột xuất có cơm trộn và “dép lào”, hạnh phúc thật đơn sơ và giản dị. Nhìn đôi mắt mờ nhưng lại long lanh bởi những giọt nước mắt hạnh phúc của ngoại, đôi bàn tay run run không cầm chắc muỗng vì tuổi già, tôi chỉ muốn ôm ngoại thật chặt, mãi mãi không rời xa.

Tôi học ngày học đêm với một ước mơ duy nhất, dành học bổng để mua thật nhiều hột vịt lộn về cho ngoại. Cứ mỗi lần gọi về tôi đều nhắc đi nhắc lại, tôi tính sơ sơ ngoại sẽ được ăn trứng dài dài vì một năm có đến hai kỳ học bổng. Ghé chợ đem bị trứng về, lòng tôi nôn nao khôn tả, ngoại sẽ ngạc nhiên hỏi: "Tiền đâu vậy con?”, tôi sẽ ôm lấy ngoại, kể ríu rít, nhanh đến nỗi ngoại không nghe kịp, rồi hai bà cháu sà vào ăn, ăn đến no bụng mà vẫn cứ còn.

Mải tưởng tượng sung sướng, tôi về đến nhà lúc nào không hay. Tôi cất tiếng gọi to: "Ngoại ơi! Con về rồi". Không có tiếng trả lời, ngôi nhà lạnh tanh. Một luồng điện chạy nhanh qua cơ thể làm tôi run bắn. Tôi quăng bịch trứng, chạy khắp nhà tìm ngoại, gào khóc trong vô vọng: “Ngoại ơi! Con đã về. Con đã về mua trứng cho ngoại đây”. Căn nhà tĩnh lặng chỉ còn tiếng tôi gào khóc. Bàn thờ giữa nhà sơ sài không có một nén nhang. Tôi không giữ được bình tĩnh. Tại sao tại hàng xóm lại giấu tôi? Tại sao ngoại không gọi con về ngoại ơi…

Từ đó, mỗi khi ăn hột vịt với bạn cùng phòng tôi thường lấy “dép lào” của bạn để nhai. Nó ngon như phần trứng vậy. Tuy không béo, không thơm và khô cứng nhưng nó thấm đẫm những kỷ niệm yêu thương, giống như là ngoại đang cùng ngồi ăn với tôi. Có lẽ vì sự hy sinh của ngoại, tình thương của ngoại là thứ gia vị đặc biệt, thứ gia vị của hạnh phúc đã nêm nếm, biến phần dở nhất trong một quả trứng thành món hấp dẫn có một không hai trên đời.

Giờ đây, khi ngồi viết lại những dòng chữ này, lòng tôi lại quặn thắt nỗi nhớ ngoại.

Bình luận (1)
UN
Xem chi tiết
TP
20 tháng 11 2016 lúc 18:20

“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi.

“Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh viết trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc: “Nguyên tiêu”, “Báo Tiệp”, “Thu dạ”,…Sau chiến thắng Việt Bắc, thu đông năm 1947, sang xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số bốn. Niềm vui thắng trận tràn ngập tiền tuyến hậu phương. Trong không khi sôi động và phấn chấn ấy, bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác Hồ xuất hiện trên báo “

Cứu quốc” như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.

Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tu đêm nguyên tiêu lịch sử.

Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.

“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.

(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.

Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:

“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

    

Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.

Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:

“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.

(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).

“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:

“Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?

Trăng nước như xưa chín với mười”.

(Triệu Hỗ – Đường thi)

“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,

Một vầng trăng trong vắt lòng sông…”

(Bạch Cư Dị)

“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,

Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”

(Nguyễn Trãi)

.v.v….

Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.

Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.

“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ây, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.

Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.

“Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận …


 

Bình luận (1)
LP
20 tháng 11 2016 lúc 12:37

Cứu quốc” như một đoá hoa xuân ngào ngạt và rực rỡ sắc hương. Xuân Thuỷ đã dịch khá hay bài thơ này. Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.

Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tu đêm nguyên tiêu lịch sử.

Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.

“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.

(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.

Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:
“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.

Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:

“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.

(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).

“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:

“Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?

Trăng nước như xưa chín với mười”.

(Triệu Hỗ – Đường thi)

“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,

Một vầng trăng trong vắt lòng sông…”

(Bạch Cư Dị)

“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,

Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”

(Nguyễn Trãi)

.v.v….

Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.

Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.

“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ây, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.

Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.

“Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận …

\Bạn tham khảo nha!

Bình luận (1)
PA
20 tháng 11 2016 lúc 9:51

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.

 

Nguyên tác bằng chữ Hán:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền

 

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi.

Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt

 

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
PT
24 tháng 11 2016 lúc 20:03

đoạn thơ bn vik ra đc ko z ?

Bình luận (0)
TD
24 tháng 11 2016 lúc 20:12

đoạn thơ ???????????

Bình luận (0)
LP
25 tháng 11 2016 lúc 16:44

Với đôi mắt trìu mến, nhà văn nhìn đâu cũng thấy yêu thương: Tôi yêu trong nắng sớm một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chửng với trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh… Điệp từ Tôi yêu đặt ở đầu mỗi câu thể hiện tình cảm chân thành, da diết của nhà văn trước sự đa dạng của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn. Sài Gòn có hai mùa nắng mưa rõ rệt. Bầu trời mùa nào cũng xanh ngăn ngắt, đầy nắng, đầy gió. Tác giả yêu thích những nét rất riêng của mưa nắng Sài Gòn. Sài Gòn không có mưa phùn, mưa ngâu hay mưa dầm kéo dài hết ngày này sang ngày khác như ở miền Bắc. Mưa Sài Gòn thường vào buổi chiều. Có khi đang đi trên đường Đồng Khởi quận Một, cơn mưa ập tới bất ngờ không tránh kịp nhưng về đến đường Bàn Cờ quận Ba thì trời lại trong veo. Vào mùa này, hễ ra khỏi nhà là người Sài Gòn nhắc nhau phải mang áo mưa phòng thân. Sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của thời tiết được tác giả miêu tả bằng hình ảnh thật chính xác và gợi cảm: trời đang ui ui buồn bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
H24
12 tháng 12 2017 lúc 19:21

DÀN BÀI

I. Mở bài

-Đề tài chung của các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bề.

-Giới thiệu những tâm sự của em về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ.

II. Thân bài

* Tâm tình tuổi thơ được thể hiện qua các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê.

* Những tâm sự của em về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ

-Những niềm vui tuổi thơ: được sống hồn nhiên, vô tư; được quan tâm chiều chuộng,...

-Những nỗi buồn gắn với tuổi thơ: phải xa bạn bè thân yêu, lần mắc lỗi làm phiền lòng cha mẹ,...

-Những suy nghĩ, ước mơ thuở bé thơ là động lực để em học hành, phấn đấu.

* Tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ:

-Món đồ chơi thuở nhỏ là gì? Được ai tặng hoặc ai mua? Nó có ý nghĩa với em như thế nào?

-Những suy nghĩ, tình cảm của em đối với món đồ chơi ấy: thích thú, yêu mến, coi như một người bạn tâm tình,...

III. Kết bài

Ý nghĩa của những tâm tư tình cảm hoặc món dồ chơi thuở nhỏ đối với em trong cuộc sống hiện nay.

Bình luận (0)
H24
12 tháng 12 2017 lúc 19:21

Thuở nhỏ, ai cũng có một món đồ chơi thật đặc biệt, thân thiết và gắn bó với mình. Với tôi, mỗi khi nhìn thấy một em bé nâng niu trong tay con búp bê hay chú ngựa gỗ, tôi lại bồi hồi nhớ đến món đồ chơi thuở ấu thơ của tôi. Đó là một con búp bê xinh xắn. Tôi và búp bê đã có những kỉ niệm không thể nào quên.

Con búp bê của tôi là phần thưởng mẹ tặng cho tôi khi tôi vào lớp Một. Nó dễ thương đến lạ lùng, cuốn hút tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy chỉ là một món đồ chơi nhưng nó có đôi mắt sống động khiến cả khuôn mặt sáng bừng lên như người thật: một khuôn mặt ngây thơ, trong sáng và bụ bẫm. Đôi mắt đã thổi hồn vào búp bê làm nó đáng yêu như thế. Chưa có món đồ chơi nào làm tôi thích thú đến vậy. Tôi nâng niu chăm chút búp bê như đứa em nhỏ của mình. Từ khi có búp bê tôi vui hẳn lên. Tôi luôn coi nó như một người bạn để tâm sự, sẻ chia, một người em để vỗ về chăm sóc. Búp bê đã trở thành một người bạn không thể thiếu đối với tôi...

Vậy mà có một lần... tôi đã làm mất búp bê bé nhỏ của mình....

Buổi tối hôm ấy, trước khi đi ngủ, tôi đọc một câu chuyện có tên Cuộc chia tay của những con búp bè cho “đứa em” của tôi nghe. Đọc xong, tôi còn ngồi tâm sự một hồi lâu với búp bê nữa. Tôi thấy thương hai anh em búp bê trong câu chuyện, chúng đã bị chia lìa đôi ngả. Dẫu sau cùng được ở bên nhau nhưng lại thiếu mất cô chủ thân thương. Chắc chúng đau khổ lắm! Lẽ ra, chúng có thể đến ở với cô chủ của mình nhưng chúng không làm vậy vì chúng biết cô chủ rất thương người anh trai, Ở lại với cậu chủ tức là chúng đã giúp cô chủ được yên lòng.

Tôi thầm nghĩ, chắc búp bê nhỏ của tôi cũng rất cảm thông với anh em búp bê trong câu chuyện. Tôi tự nhủ sẽ không bao giờ rời xa búp bê như người em trong câu chuyện buồn ấy... Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy và giật mình sửng sốt vì không thấy búp bê đâu. Tôi lục tung cả nhà lênnhưng vẫn không thấy bóng dáng người bạn nhỏ yêu quý của mình. Suốt mấy ngày, tôi ủ ê tự hỏi không biết búp bê đi đâu... Tôi may thêm cho búp bê mấy bộ quần áo đẹp, trong lòng hi vọng sẽ tìm lại được em...

Một tuần đằng đẵng trôi qua....

Thế rồi một buổi sáng tỉnh dậy, tôi nghe tiếng chú mèo mướp “meo meo” ầm ĩ bên ngoài cửa sổ. Tôi choàng mở mắt và sững sờ thấy miệng chú mèo mướp ngậm ngang người búp bê yêu quý của tôi. Tôi lao đến mở tung cửa sổ, ôm lấy em. ôi! Từ bây giờ tôi sẽ không bao giò' để em xa tôi nữa...

Búp bê ngày nào đến giờ tôi còn gìn giữ. Những câu chuyện năm xưa đến giờ tôi vẫn còn đọc. Chúng nhắc nhở tôi nhớ lại những câu chuyện đã qua và có ý thức giữ gìn những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ.

Bình luận (2)
ND
18 tháng 12 2018 lúc 21:16

Bây giờ, trời đang xuân, tôi khép lại những trang sácíi văn đã để lại trong lòng nhiều suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc. Trong đó tôi thích nhất những trang viết bài “Cổng trường mở ra” của Lý Lan gợi nhớ niềm vui của những ngày đầu tiên đi học, và bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” cũng đong lai nỗi buồn thời thơ ấu.

Ngày xưa, tôi cũng như mọi người khác, cũng có một ngày đầu tiên đi học. Và những kỉ niệm của ngày ấy vẫn luôn theo tôi cho đến tận bây giờ. Lần đầu đọc bài “Cổng trường mở ra”, bao nhiêu kỉ niệm trong lòng bỗng sống dậy. Nhớ quá! Hồi tôi vào lớp một, tôi cũng đi trên “con đường làng dài và hẹp”… một mình bước đến trường, không ai dắt tay cả, khác hẳn với đám bạn bè bên cạnh, đơn giản vì ba mẹ tôi không ở đây, không thể đưa tôi đến trường được, dơn giản vậy thôi… Ây thế mà lại gây cho tôi một nỗi buồn tủi thân khi nhìn thấy những đứa trẻ khác được mẹ âu yếm dắt tay đến trường, còn tôi chỉ một mình lủi thủi đơn độc, bị nhấn chìm trong đại dương hạnh phúc của người khác. Tuy nhiên, đọc bài văn của Lí Lan, tôi bỗng hiểu thêm ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn đưa trẻ con đến trường, đường phố dược dọn sạch sẽ và trang trí tươi vui vì ai cũng biết rằng sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

Khép lại những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học, mở ra những cảm xúc mới về trang sách viết bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật tội nghiệp cho tuổi thơ của hai anh em rất thương nhau mà phải chia lìa vì cha mẹ li dị. Người mẹ đã bắt hai anh em phải chia đồ chơi trước lúc chia tay. Nhưng không gì có thể chia cắt được tình cảm trong sáng, hồn nhiên, vô tư của trẻ thơ vì cuối cùng con búp bê Em Nhỏ và con Vệ Sĩ cũng đứng bên cạnh nhau. Tuy nhiên cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thìa rằng “Tổ ấm gia đình là vô cùng quan trọng và quí giá. Mọi người hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn. Không nên vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến tình cảm thiêng liêng ấy.”

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
NA
8 tháng 11 2017 lúc 20:18

Bài tham khao 4
Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp lóang.
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng.
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi.
Hỡi con sông tắm mát cả đời tôi
(Tế Hanh)
Thời gian cứ mãi trôi đi, lặng lẽ bước qua một cách vô tình. Tôi thì cứ lớn lên, mang theo một tuổi thơ êm đềm bên con sông quê hiền hòa. Mỗi khi đọc những dòng thơ của tác giả Tế Hanh sống mũi tôi lại cay cay nhớ về con sông quê tôi – sông Hoa Vàng.

Con sông quê tôi không có lấy một cái tên. Người trong vùng quen gọi là sông làng. Nhưng với bọn trẻ chúng tôi thì đó là con sông Hoa Vàng. Cái tên đó bắt nguồn từ khi tôi sinh ra, tôi yêu nhất là màu vàng của bông điên điển, một loài bông mang vẻ đẹp đơn sơ, giản dị. Hoa cứ lênh đênh trên sông vào mùa nước nổi. Sông nào cũng có vẻ đẹp riêng biệt của nó, nhưng tôi nghĩ rằng không nơi đâu nhiều hoa như sông quê tôi. Từ đầu nguồn đến cuối nguồn, hoa trải dài, trải dọc đâu đâu cũng thấy một màu vàng, nom thật đẹp. Vậy là cái tên Hoa Vàng ra đời từ đó. Con sông quê tôi nước trong xanh mát rượi. Những buổi trưa hè mà hòa mình vào lòng sông thì không còn gì bằng. Tôi yêu con sông quê tôi làm sao! Tôi yêu sông không chỉ vì vẻ đẹp nên thơ mà còn vì những gì sông đã mang lại cho người dân quê tôi. Chính nhờ dòng nước trong xanh của sông dẫn vào đồng ruộng mà quê tôi năm nào cũng được mùa lúa bội thu. Nhớ lại ngày còn bé, tôi cùng lũ trẻ trong làng cùng nhau bơi đua ở sông Hoa Vàng. Cả bọn con gái đứa la đứa hét làm náo động cả khúc sông. Chúng tôi cười và sông cũng cười. Tiếng cười hòa tan vào không gian, hòa tan vào dòng chảy của sông. Sau những phút náo động ấy chúng tôi lại đi vớt bông điên điển về cho bà nấu nồi canh chua. Trời ơi! Làm sao mà tôi có thể quên được những ngày tháng ấy. Thời gian trôi qua cho đến năm lên mười, tôi xa quê len thành phố cùng ba mẹ. Xa quê, xa nội, xa bạn bè và xa cả sông Hoa Vàng. Tiếng cười vang dậy cả mặt sông năm nào luôn len lỏi trong giấc ngủ của tôi.

Dòng sông quê tôi là thế đấy! Dòng sông đã tắm mát cả tuổi thơ tôi, đã nuôi nấng tôi, an ủi tôi. Tôi nhớ quê da diết. Tôi chỉ mong được trở về quê để gặp lại sông, người bạn tuổi thơ tôi. Đôi lúc tôi chỉ muốn đứng bên bờ và hét thật to: Hoa Vàng ơi, tôi yêu bạn lắm.

Bình luận (0)
ND
8 tháng 11 2017 lúc 20:45

@BFF_1234

Bình luận (0)
BH
12 tháng 1 2018 lúc 14:05

Ai cũng có một tuổi thơ để nhớ lại, để tự hào. Tuổi thơ của bạn có thể dữ dội, có thể yên bình. Riêng tôi thì có một thời thơ bé trìu mến bên dòng sông quê thân thương. Dòng sông hiền hòa, dịu êm vẫn chảy mãi không ngừng như dòng chảy cuộc đời của tôi vậy.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê nhỏ, hẻo lánh, xa xăm. Nơi có một dòng sông xanh biếc, hàng ngày vẫn tưới mát ruộng lúa, vườn cây. Dòng sông ấy đầy ấp yêu thương, nâng niu từng mái chèo, từng chiếc xuồng nhỏ ven sông.

Tôi thương từng con sóng nhỏ lăn tăn chiều lộng gió. Tôi yêu từng hàng dừa nước rợp bóng hai bên bờ. Và tôi yêu từng đám lục bình trôi bồng bềnh thả hồn theo sông nước. Một cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng trong ký ức của tôi về dòng sông ấy lại ùa về. Làm sao có thể quay lại những ngày xưa, ngày còn bơi xuồng qua sông để cấp bước đi trên con đường làng, con đường đến trường thuở ấy. Tôi không thể quên những ngày đi tắm sông cùng những đứa bạn trong xóm, cùng đùa vui, cùng lặn hụp dưới mé sông. Rồi còn bị cha mẹ mắng vì tắm đến trưa trời nắng chang chang. Tôi lại nhớ, những ngày mưa cùng cậu đi hái bông súng, đi giăng câu chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Tôi nhớ làn khói trắng bay cao trên máy nhà lá lợp đơn sơ buổi chiều tà còn vương thoang thoảng trên sông. Hình ảnh đấy gieo vào lòng tôi tình cảm của một Tản Đà năm xưa, “Quê hương khuất bóng hoàng hôn, trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Đấy là những ký ức tuyệt vời của tuổi thơ mà không phải đứa trẻ nào cũng có. Tôi tự hào vì mình được sinh ra ở đây, bên cạnh dòng sông thân thương ấy.

Dẫu có nhớ, có thương, có tiếc nuối thì khoảng thời gian tôi gắn bó với dòng sông quê đã trôi qua lặng lẽ và không bao giờ trở lại nữa. Nhưng tôi đã mãn nguyện vì được lớn lên, được nuôi dưỡng yêu thương từ con sông nhỏ ấy. Xin cho tôi một phút giây ngắn ngủi để gửi đến những ai đang còn nhỏ, còn thời lặn lội tắm sông hãy cứ sống hết mình, trải nghiệm hết những gì đang có. Để mai này ta có một dòng sông để yêu thương

Bình luận (0)
TG
Xem chi tiết
LA
8 tháng 11 2017 lúc 11:07

Bài viết về bà :

Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì bố mẹ em đi làm xa nhà, bà là người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho em.

Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

Chúc bạn học tốt !!

Bình luận (2)
NA
8 tháng 11 2017 lúc 20:50

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

Văn mẫu lớp 7

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

"Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

"Mẹ như biển cả mênh mông

Con luôn ghi nhớ công ơn của người".

Bình luận (2)
LT
20 tháng 11 2017 lúc 21:05

Tiếng hát trong trẻo, ngân nga như khiến tôi càng thấm thía nỗi đau khổ, thiệt thòi của các bạn nhỏ bị mồ côi mẹ. Thật bất hạnh cho những ai trên thế gian này không có mẹ. Vì mẹ là người sẽ dành trọn mọi sự yêu thương và hi sinh cho chúng ta. Mẹ của tôi cũng là người như vậy đấy

Nhìn dáng vẻ bên ngoài khó ai đoán được nghề nghiệp của mẹ. Dáng người cân đối, thon thả của mẹ được coi là lí tưởng đôi với tuổi bốn mươi. Nước da trắng trẻo đến lạ kì, hình như trời cho mẹ vậy. Mẹ đi biển hàng tuần, da chỉ ửng hồng lên chút ít còn tôi khi tôi chưa ra năng đã đen nhèm rồi. Các đường nét trên khuôn mặt trẻ trung của mẹ không có gì đặc biệt, nhưng là khi nó chuyển động bởi nụ cười, bởi ánh mắt… thì đột nhiên khác hẳn. Nó trở nên xinh xắn, thân thiết và đáng yêu lắm. Nhất là đôi mắt to và, sán, của mẹ, mọi người cho là thòng minh, còn tôi thì thấy ấm áp và tự tin. Mẹ tôi cởi mở, tươi vui và chân thành khác hẳn với những con sò khô khan, rắc rối luôn đeo bám theo cái nghề kế toán tài vụ của mẹ.

Với nghề nghiệp của mình mẹ tôi tỏ ra say mê và có bản lĩnh lắm. Không phải ai có thâm niên cao cũng được tặng danh hiệu “kế toán giỏi” như mẹ tôi. Nhìn mẹ sử dụng máy tính cứ như bấm đàn vậy. Mẹ có sự tập trung cao vào công việc, khi đã bắt tay vào sổ sách, giấy tờ tôi thấy mẹ chẳng hề rời ra, chẳng quan tâm gì tới mọi chuyện xung quanh, kể cả có người hỏi gì đó. Khi làm việc, mẹ thường đăm chiêu, im lặng, nhất là trán cứ nhăn lại. Vậy mà ở ngoài đời, mẹ cười nói rất vui. Các cô bác ở cơ quan ai cũng quý mến và gần gũi với mẹ. Mẹ thường nhận được sự giúp đỡ tận tình của mọi người giống như mẹ không nề hà khi giúp đỡ người khác.

Mẹ là người không thể thiếu được trong gia đình tôi. Mẹ như cô Tấm với một mâm cơm ngon lành, sạch sẽ vừa ý mọi người vào những bữa ăn. Lúc vui đùa, mẹ như một diễn viên vậy, kể chuyện thì có duyên, gây cười thì rất khéo, mà xử án thì công bằng hợp lí. Dù ai có nói gì, tôi vẫn thấy mẹ đáng yêu vô cùng, nhưng tốt nhất là mọi người nên khen mẹ tôi. Chắc chắn là điều đó sẽ làm cho tôi vui sướng và tự hào bởi mẹ mình!

Mẹ tôi nhìn ai cũng thấy tốt. Tài nhất là mẹ phát hiện điều đó rất nhanh, rất bất ngờ. Mẹ thường đem lại cho tôi sự ngỡ ngàng bởi cái tính nhìn hướng thiện đó. Mẹ thường bảo: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Hãy cố tìm thấy điều đó trong mỗi người, chỉ có vậy trái tim mình mới thấy hạnh phúc và cuộc đời này mới đáng vì nó mà ta sống hết mình. Đây lại là một điểm mà tôi luôn xúc động và hãnh diện vì có mẹ ở trên đời. Trái tim mẹ tràn đẩy lòng vị tha, sự nhân hậu vô bờ bến. Bố vẫn nói: “Mẹ con có tấm lòng như một bà tiên hiền hậu”.

Có phải chỉ thế đâu, những lần ốm đau mới thấy được lòng yêu thương, sự tận tình chăm sóc của mẹ. Mẹ chăm các “bệnh nhân” của mình rất giỏi, lúc thì nghiêm khắc, lạnh lùng như bác sĩ, lúc thì tỉ mi, kịp thời như y tá, hộ lí… Mẹ với thuốc, không biết bệnh tật tránh xa từ đâu?

Kỉ niệm sâu sắc nhất là lần tôi bị lạc năm tôi năm tuổi. Buổi sáng, thấy mẹ xách làn đi chợ, tôi một mực đòi đi theo, tuy không khóc nhưng cử chỉ cua tôi rất kiên quyết. Mẹ khuyên tôi ở nhà vì chợ đông, nóng bức, không sạch sẽ lại ồn ào, vả lại mẹ chạy ù một cái là về. Đợi mẹ đi khỏi, tôi lấy cán chổi gạt chốt cửa và đi theo mẹ. Tuy chợ đông đúc, nhưng tôi rất chăm chú nhìn theo chiếc áo màu tím của mẹ. Tôi thích chí khi “lừa” được mẹ và cũng nhờ thế mới thấy được mẹ nghiêng đầu bên này, ngó bên kia nhấc lên, đặt xuống… Đến quầy hàng bán cá vàng thì trời ơi thích quá. Tôi dán mắt vào những bé kính trong suốt, long lanh và những chú cá vàng, trắng, đen, đỏ… con to, con bé, con dài, con ngắn tung tăng bơi lội. Đẹp ơi là đẹp! Khi tỉnh ra thì xung quanh tôi toàn là người lạ, rẽ vào ngách nào cũng lạ hoắc. Thậm chí muốn quay lại đường cũ để về nhà, tôi cũng không tài nào tìm ra. Mẹ thì chảng thấy đâu. Tôi chỉ nhớ là lúc ấy tôi thưc sự hoảng hốt và tuyệt vọng. Chú công an đối với tôi lúc này hiện ra không khác gì Bụt ở trong truyện cổ tích. Đưa tôi về trụ sở, chú dùng loa phóng thanh gọi mẹ đón về.

Như một cơn lốc, mẹ ào vào ôm thốc lấy tôi. Cả thân hình mẹ run rẩy, mặt úp vào vai tôi, hai tay mẹ ghì chặt lấy thân hình bé nhỏ của tôi, Lúc này tôi mới thấm thía tình yêu thương nồng nàn, cháy bỏng của mẹ. Qua giây phút bàng hoàng đó, trước khi bế tôi ra về mẹ quay lại cảm ơn các chú công an. Sau này, cả nhà vẫn nhắc tới chuyện đó như một bài học cho những đứa trẻ bướng bỉnh như tôi. Mẹ cười nói là vẫn thầm cảm ơn Trời, Phật và các chú công an nên chuyện kinh hoàng đó chỉ còn là một giấc mơ. Tôi không quên được ngày hôm đó và cũng không bao giờ quên tình yêu thương nồng thắm của mẹ tôi. Nghĩ tới mẹ, tôi như được tận hưởng niềm hạnh phúc vô bờ. Yêu mẹ và sẽ làm vui lòng mẹ là tâm nguyện của tôi. Tôi thầm hứa:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.

Bình luận (0)