Bài viết số 3 - Văn lớp 7

HB

viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tình cảm bà cháu , anh em

NH
1 tháng 12 2017 lúc 18:36

Có liên quan đến bài "Tiếng gà trưa không bạn"?

Bình luận (10)
DT
1 tháng 12 2017 lúc 19:00

Tham khảo nha trên net

Ba tôi từng là con nhà giàu có nhất vùng, vì yêu mẹ nên ra đi với hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, ba không biết mẹ mang trong mình giọt máu của người khác. Khi biết được sự thật, ông hận mẹ, hận cả tôi, một đứa trẻ vô tội.

Luôn luôn như thế, sau khi bị ba đánh, mẹ sẽ giáng những trận đòn thừa sống thiếu chết xuống thân thể bé nhỏ của tôi. Tôi không hiểu tại sao những đứa trẻ trong xóm được mẹ ôm nựng, gọi: "Con ơi!”, thậm chí đánh đòn xong, thế nào tụi nó cũng được mẹ thương hơn, được thưởng kẹo hay đền bù cái gì đó, trong khi đó với số lần bị đánh của mình, tôi nghĩ cũng đủ kẹo để mở quán đầu ngõ như bà Tám. Biết chuyện, ngoại tôi từ ngoài Bắc bán đất bán vườn, vào Nam “tách” tôi ra. Ngày ra đi, trong ánh mắt mẹ dấy lên một nỗi buồn, hay là tôi buồn, tôi không biết nữa. Từ ngày về sống với ngoại, tôi được biết thế nào là tình thương. Cảm giác thật khó tả, nó lạ lẫm, ấm áp và kỳ cục, vì có bao giờ tôi được ba mẹ ôm vào lòng ngồi thủ thỉ cả đêm đâu.


Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên đôi bàn tay có mùi rất đặc biệt của ngoại, mùi trầu xen lẫn mùi đất hăng nồng. Tôi cứ đòi: “Ngoại ơi đừng rửa tay sạch quá, con muốn hít”. Tôi nghiền mùi tay của ngoại đến mức hôm nào không ngửi là không ngủ được. Tiền bán đất quê chẳng được là bao nên ngày ngày sau khi tưới mấy luống rau, cái lưng còng của ngoại nhấp nhô, đi nhổ cỏ dại hoặc dọn rác trong sân vườn cho người ta. Vì quá già nên mọi người chỉ giúp được ngoại những việc như thế để lấy cớ cho tiền ngoại chứ ngoại không bao giờ nhận không của ai một đồng. Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, nhưng đôi khi hàng xóm cho miếng thịt là bà cháu vui như hội. Hồi đấy tôi ngây ngô đến mức, ngoại nói ngoại không thích ăn thịt, tôi mừng quá, ăn kỳ hết. Đợi tôi ăn xong, ngoại vét nước kho làm cơm trộn để ăn, món cơm đơn giản, trộn cơm không với nước hàn chan tý mắm vậy mà ngon đến mức tôi đòi ăn thêm đến khi no bụng, còn vài muỗng ngoại mới ăn. Tôi biết khi còn là một đứa trẻ, mình không nghĩ được nhiều nhưng hồi tưởng lại thật quá đau lòng. Cứ mỗi lần ăn thịt kho là tôi khóc, mỗi muỗng cơm trộn nuốt vào là kỷ niệm ùa về làm tôi không ngăn được nước mắt.

Một món đặc biệt mà chỉ ngoại và tôi biết, đó là “dép lào”. Cái dép lào này không có thành đôi mà luôn chỉ có một, vì mỗi khi ăn vịt lộn, cả hai bà cháu chỉ có một trứng, bà nói: "Cháu ăn dùm bà đi, bà ngán quá, ăn béo lắm, bà chỉ thích ăn 'dép lào' thôi, cái này này”, bà chỉ tôi “cục chì”, là phần cứng ngắc màu trắng trong quả trứng mà chẳng bao giờ tôi nhai. Quả thật giống y như ăn dép lào vậy! Thấy ngoại thích quá, lần nào hàng xóm cho trứng, tôi cũng để phần “dép lào” cho ngoại. Ngoại già móm mém cố nhai và khen nức nở, tôi thấy ngoại vui nên cũng vui lây. Tôi lớn lên bên ngoại với rau cà và những bữa đột xuất có cơm trộn và “dép lào”, hạnh phúc thật đơn sơ và giản dị. Nhìn đôi mắt mờ nhưng lại long lanh bởi những giọt nước mắt hạnh phúc của ngoại, đôi bàn tay run run không cầm chắc muỗng vì tuổi già, tôi chỉ muốn ôm ngoại thật chặt, mãi mãi không rời xa.

Tôi học ngày học đêm với một ước mơ duy nhất, dành học bổng để mua thật nhiều hột vịt lộn về cho ngoại. Cứ mỗi lần gọi về tôi đều nhắc đi nhắc lại, tôi tính sơ sơ ngoại sẽ được ăn trứng dài dài vì một năm có đến hai kỳ học bổng. Ghé chợ đem bị trứng về, lòng tôi nôn nao khôn tả, ngoại sẽ ngạc nhiên hỏi: "Tiền đâu vậy con?”, tôi sẽ ôm lấy ngoại, kể ríu rít, nhanh đến nỗi ngoại không nghe kịp, rồi hai bà cháu sà vào ăn, ăn đến no bụng mà vẫn cứ còn.

Mải tưởng tượng sung sướng, tôi về đến nhà lúc nào không hay. Tôi cất tiếng gọi to: "Ngoại ơi! Con về rồi". Không có tiếng trả lời, ngôi nhà lạnh tanh. Một luồng điện chạy nhanh qua cơ thể làm tôi run bắn. Tôi quăng bịch trứng, chạy khắp nhà tìm ngoại, gào khóc trong vô vọng: “Ngoại ơi! Con đã về. Con đã về mua trứng cho ngoại đây”. Căn nhà tĩnh lặng chỉ còn tiếng tôi gào khóc. Bàn thờ giữa nhà sơ sài không có một nén nhang. Tôi không giữ được bình tĩnh. Tại sao tại hàng xóm lại giấu tôi? Tại sao ngoại không gọi con về ngoại ơi…

Từ đó, mỗi khi ăn hột vịt với bạn cùng phòng tôi thường lấy “dép lào” của bạn để nhai. Nó ngon như phần trứng vậy. Tuy không béo, không thơm và khô cứng nhưng nó thấm đẫm những kỷ niệm yêu thương, giống như là ngoại đang cùng ngồi ăn với tôi. Có lẽ vì sự hy sinh của ngoại, tình thương của ngoại là thứ gia vị đặc biệt, thứ gia vị của hạnh phúc đã nêm nếm, biến phần dở nhất trong một quả trứng thành món hấp dẫn có một không hai trên đời.

Giờ đây, khi ngồi viết lại những dòng chữ này, lòng tôi lại quặn thắt nỗi nhớ ngoại.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
NP
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết