1) Nhiet do de cho thuc vat tien hanh quang hop toi da
A. 15 - 20oC B. Nho hon 15oC C. 25-30oC D. 30-40oC
1) Nhiet do de cho thuc vat tien hanh quang hop toi da
A. 15 - 20oC B. Nho hon 15oC C. 25-30oC D. 30-40oC
Nhiệt độ tối ưu nhất cho quá trình quang hợp là:
\(25^oC\text{→}35^oC\)
Nhiệt độ tối ưu nhất cho quá trình quang hợp là:
25oC→35oC
1) Nguyen to nao sau day anh huong toi su dong mo cua khi khong
A. Ca B. Na C. K D. Mg
Cơ chế đóng mở khí khổng là do sự thiếu hay thừa nước của 2 tế bào hình hạt đậu. Tế bào hạt đậu có thành tế bào không đều nhau (phía thành tế bào giáp với khí khổng có thành dày, phía đối diện có thành mỏng). ... Khi tế bào hình hạt đậu mất nước thì màng mỏng hết cong, màng dày duỗi ra, khí khổng đóng.
Giải thích phản ứng thích nghi của nhóm thực vật C4, thực vật mọng nước CAM đối với môi trường sông ở vùng nhiệt đới và hoang mạc
tham khảo
sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và CAM chính là một trong những đặc điểm thích nghi với điều kiện môi trường sống, từ đó có thể giúp chúng tồn tại và phát triển, nếu không chúng sẽ bị đào thải theo quy luật của tự nhiên (thuyết Tiến hóa của Đác uyn). Sự thích nghi đó có thể được giải thích như sau : – Ở nhóm Thực vật C4 bao gồm 1 số thực vật ở vùng nhiệt đới như: ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu…. Chúng sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài: ánh sáng cao, nhiêt độ cao, nồng độ CO2 giảm, nồng độ O2 tăng. Chính vì thế để đảm bảo luôn có đủ lượng CO2 cần thiết nên thực vật C4 cố định CO2 theo chu trình Hatch – Slack. Trong chu trình này, sản phẩm được tạo ra đầu tiên là axit oxaloaxetic, axit malic và axit aspartic. Các chất này đều chuyển hóa thành axit malic. Axit malic sẽ được đưa vào tế bào bao bó mạch để dự trữ. Khi nào cần cố định CO2, axit malic sẽ được vận chuyển tới lục lạp và tại đây axit malic bị decacboxyl hóa, CO2 được giải phóng và đi vào chu trình Calvin để tạo ra chất hữu cơ. Có thể nói axit malic chính là nguồn dự trữ CO2 lý tưởng cho những cây sống ở nơi có nồng độ CO2 thấp.
Giải thích tại sao thực vật C4 lại tiến hành chu trình C4 vào sáng sớm hoặc chiều tối, thực vật CAM vào buổi tối nhưng chu trình Canvin vẫn phải thực hiện vào ban ngày khi có ánh sáng?
Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các con đường C3, C4 và CAM.
Sắp xếp theo chiều tăng dần về năng suất sinh học trong quang hợp ở các nhóm thực vật: TVC3, TVC4, TV CAM ? Giải thích ?
Năng suất: TV C4>C3>CAM
Giải thích: Bạn tham khảo he
Nhóm thực vật C4 có năng suất quang hợp cao nhất vì:
- Cây C4 tránh được hô hấp sáng do quá trình tổng hợp chất hữu cơ xảy ra trong lục lạp bao bó mạch
- Cây C4 có cường độ quang hợp cao hơn cây C3 , do điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, quang hợp được trong điều kiện ánh sáng mạnh.
- Điểm bù CO2 rất thấp. Nhu cầu ánh sáng thực vật C4 đạt được độ no ánh sáng trong quang hợp cao hơn C3 ; có thể hấp thụ CO2 tăng liên tục khi cường độ ánh sáng gần bằng ánh sáng toàn phần, ánh sáng có cường độ cao gần bão hoà thì thực vật C4 vẫn tiến hành quang hợp khi thực vật C3 bị ức chế.
Cây C4 quang hợp năng suất thấp nhất:
-Điều kiện sống của chúng quá khắc nghiệt ,không thuận lợi cho quá trình quang hợp (quá nóng và khô hạn ,nồng độ C02 thấp )
-Do đặc điểm di truyền nên khả năng đồng hóa C02 của chúng kém hơn thực vật C4
-Pha sáng cần ánh sáng nhưng chúng thường đóng lỗ khí vào ban ngày nên tạo được ít ATP và NADPH, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong pha tối
- Thực vật Cam sử dụng đã sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp, tích lũy chúng dưới dạng tinh bột. Vì vậy mà lượng chất hữu cơ tích lũy trong cây sẽ bị giảm. dẫn tới năng suất sinh học của thực vật cam thấp
Nêu các giai đoạn trong mỗi pha của quang hợp? Đặc điểm pha tối ở các nhóm thực vật CAM thích nghi với điều kiện sống?
Giai đoạn mỗi pha của quang hợp
Pha sáng
+ Sau khi được các sắc tố quang hợp hấp thụ, năng lượng sẽ được chuyển vào một loạt các phản ứng ôxi hoá khử của chuỗi chuyền êlectron quang hợp. Chính nhờ hoạt động của chuỗi chuyển êlectron quang hợp mà NADPH và ATP sẽ được tổng hợp.
+ O2 được tạo ra trong pha sáng có nguồn gốc từ các phân tử nước.
+ Pha sáng của quang hợp có thể được tóm tắt bằng sơ đồ dưới đây :
NLAS + H2O+ NADP+ + ADP + Pi —-> NADPH + ATP + O2
(Chú thích : NLAS là năng lượng ánh sáng, P là phôtphat vô cơ)
Pha tối
+ Chất kết hợp với CO2, đầu tiên là một phân tử hữu cơ có 5 cacbon là ribulôzôđiphôtphat (RiDP). Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình là hợp chất có 3 cacbon.
+ Hợp chất RiDP được biến đổi thành Anđêhit phôtphoglixêric (AlPG).
+ Một phần AlPG sẽ được sử dụng để tái tạo RiDP. Phần còn lại biến đổi thành tinh bột và saccarôzơ.
+ Thông qua các con đường chuyển hoá vật chất khác nhau, từ cacbohiđrat tạo ra trong quang hợp sẽ hình thành nhiều loại hợp chất hữu cơ khác.
Đặc điểm pha tối ở các nhóm thực vật thích nghi với điều kiện sống của TV CAM:Thực vật CAM sống ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệt, khô hạn, nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh. Do vậy, để thích nghi với điều kiện môi trường sống, thực vậy CAM đã thích nghi bằng cách thay đổi thời gian cố định CO2. Pha sáng diễn ra vào ban ngày khi có nhiệt độ cao ánh sáng mạnh. Nhưng lúc này nếu mở khí khổng thì sẽ dẫn đến mất nước, nhưng ban đêm thì lại không có ánh sáng. Do vậy vào ban đêm, thực vật này sẽ mở khí khổng dự trữ CO2. Sau đó, vào ban ngày khi có ánh sáng, nó thực hiện quang hợp dựa vào nguồn CO2 đã dự trữ, đóng khí khổng.
Một quá trình sinh ló xảy ra ở thực vật c3 với sự tham gia của 3 bào quan: lục lạp ti thể và peroxixom hãy cho biết:
1. Tên gọi và nguyên nhân xảy ra quá trình sonh lí đó
2. Đkxra và cơ chế của qt sinh lí đó
3. Hậu quả và vai trò của qt sinh lí đó
Giúp mình với!!!!