Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
- Nước là dung môi hòa tan nhiều muối khoáng. Trong môi trường nước, muối khoáng phân li thành các ion. Sự hấp thụ các ion khoáng luôn gắn với quá trình hấp thụ nước.
- Nước trong cây có 2 dạng chính: nước liên kết và nước tự do.
các dạng nước | Nước liên kết | Nước tự do |
Đặc điểm |
tồn tại trong các liên kết hóa học bị hút bởi các phân tử tích điện |
có trong thành phần TB, khoảng gian bào, mạch dẫn |
Vai trò |
+ làm dung môi hòa tan các chất + giảm nhiệt độ thông qua việc thoát hơi nước ở lá + Tham gia vào quá trình trao đổi chất + Đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh |
+ đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh |
1. Hình thái của hệ rễ
- Tuỳ từng loại môi trường, rễ cây có những hình thái khác nhau để thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- 1 số kiểu rễ cây: rễ chùm, rễ cọc
- Rễ gồm rễ chính và rễ bên.
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ
- Đặc điểm thích nghi của rễ để hút nước và muối khoáng:
- Cấu tạo của TB lông hút:
1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút
a. Hấp thụ nước
- Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) vào tế bào lông hút (các TB biểu bì còn non) môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước) nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
- Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân:
b. Hấp thụ ion khoáng
- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế:
2. Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
- Nước và ion khoáng vận chuyển vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường:
Con đường gian bào (đường màu đỏ) | Con đường tế bào chất (đường màu xanh) | |
Đường đi |
- Nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các bó sợi xenllulozo trong thành TB \(\rightarrow\) đi đến nội bì, gặp đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất để vào mạch gỗ của rễ. - Từ lông hút → khoảng gian bào → đến đai Caspari thì chuyển sang con đường tế bào chất → mạch gỗ. |
- Nước và các ion khoáng đi qua hệ thống không bào từ TB này sang TB khác qua các sợi liên bào nối các không bào, qua TB nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ. - Từ lông hút → tế bào chất của tế bào → mạch gỗ. |
Đặc điểm |
- Nhanh, không được chọn lọc. |
- Chậm, được chọn lọc. |
- Vai trò của đai Caspari:
- Các yếu tố ngoại cảnh như: áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ pH, độ thoáng của đất …ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ:
Câu 1. Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?
Hướng dẫn:
- Đặc điểm hình thái của rễ thực vật trên cạn thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng là
Câu 2. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?
Hướng dẫn:
- Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động (theo cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường đất, nơi có nồng độ chất tan thấp (môi trường nhược trướng) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chất tan cao (dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thấu cao).
- Khác với sự hẩp thụ nước, các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách chọn lọc theo hai cơ chế:
Câu 3. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
Hướng dẫn:
Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng rễ cây thiếu ôxi. Thiếu ôxi phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết và không hình thành được lông hút mới. Không có lông hút cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá hoại và cây bị chết.
Câu 1. Nước được vận chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ bằng con đường nào?
Câu 2. Tại sao quá trình hấp thụ nước và chất khoáng lại liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?
Câu 3. Trình bày vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể thực vật?
Câu 4. Cho biết vị trí và vai trò của đai Caspari trong cơ chế hấp thu nước?
Câu 5. Trình bày những đặc điểm cơ bản của bộ rễ thích nghi với chức năng trao đổi nước và khoáng?
Câu 6. Làm thế nào để những cây gỗ lâu năm có thể vận chuyển được nước từ rễ lên lá?
Câu 7. Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá?
Câu 8. Trình bày những đặc điểm cơ bản của bộ rễ thích nghi với chức năng trao đổi nước và khoáng?
Câu 9. Trình bày cách hấp thu thụ động và chủ động các chất khoáng từ đất vào rễ cây? Hai cách hấp thu đó có những điểm nào khác nhau?
Câu 10. Nêu thí nghiệm minh họa cơ chế hút bám trao đổi ở thực vật, tính thấm chọn lọc của màng sinh chất và giải thích.
Câu 11. Vì sao nhiều cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày thì bị chết? Vì sao một số cây thường xuyên sống trong nước như cây đước lại có rễ mọc ngược, nhô lên khỏi mặt đất?
Câu 12. Phân biệt hai cơ chế hấp thụ ion khoáng?