Bài 5 : Trung Quốc thời phong kiến - Phần 1

TC
Xem chi tiết
PT
16 tháng 12 2017 lúc 20:38

Nhà Tần: gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam

Nhà Hán: Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam

Nhà Đường: Đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô họ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.

=> chính sách bành trướng ,dùng chiến tramh để mở rộng lãnh thổ

Bình luận (1)
BT
Xem chi tiết
BT
15 tháng 12 2017 lúc 18:45

Lại suy tần và khủng hoảng e viết nhầm

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết
QD
5 tháng 9 2019 lúc 18:35

* Sự giống nhau:

- Bộ máy chính quyền phong kiến quân chủ tập trung...

- Hoàng đế tự xưng là đấng tối cao, có quyền hành tuyệt đối, đứng đầu bộ máy nhà nước, có tổ chức thống nhất trong cả nước.

* Sự khác nhau:

Thời Tần – Hán

Thời Minh – Thanh

- Đặt các chức quan Thừa tướng, Thái uý đứng đầu các quan văn võ giúp hoàng đế trị nước...

- Lãnh thổ được chia thành các quận, huyện. Đặt các chức quan để cai trị...

- Quan lại được cử tuyển, 1 số được thế tập...

- Bãi bỏ chức Thừa tướng, Thái uý, đặt ra 6 bộ... đứng đầu là quan Thượng thư

- Lãnh thổ được chia thành các Tỉnh. Tỉnh chia thành nhiều phủ, huyện, châu để thống nhất việc quản lý.

- Thay thế dần chế độ tuyển cử bằng chế độ thi cử...

Bình luận (1)
TL
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
BT
12 tháng 1 2017 lúc 1:27

2.

Triều đại Thời gian
Hạ khoảng 2070 TCN-khoảng 1600 TCN
Thương khoảng 1600 TCN-khoảng 1046 TCN
Chu khoảng 1046 TCN-khoảng 221 TCN
Tây Chu khoảng 1046 TCN-771 TCN
Đông Chu 770 TCN-256 TCN
Xuân Thu 770 TCN-403 TCN
Chiến Quốc 403 TCN-221 TCN
Tần 221 TCN-207 TCN
Hán 206 TCN-10/12/220 (202 TCN Lưu Bang xưng đế)
Tây Hán 1/202 TCN-15/1/9
Tân 15/1/9-6/10/23
Đông Hán 5/8/25-10/12/220
Tam Quốc 10/12/220-1/5/280
Tào Ngụy 10/12/220-8/2/266
Thục Hán 4/221-11/263
Đông Ngô 222-1/5/280
Tấn 8/2/266-420
Tây Tấn 8/2/266-11/12/316
Đông Tấn 6/4/317-10/7/420
Thập lục quốc 304-439
Tiền Triệu 304-329
Thành Hán 304-347
Tiền Lương 314-376
Hậu Triệu 319-351
Tiền Yên 337-370
Tiền Tần 351-394
Hậu Tần 384-417
Hậu Yên 384-407
Tây Tần 385-431
Hậu Lương 386-403
Nam Lương 397-414
Nam Yên 398-410
Tây Lương 400-421
Hồ Hạ 407-431
Bắc Yên 407-436
Bắc Lương 397-439
Nam-Bắc triều 420-589
Nam triều 420-589
Lưu Tống 420-479
Nam Tề 479-502
Nam Lương 502-557
Trần 557-589
Bắc triều 439-581
Bắc Ngụy 386-534
Đông Ngụy 534-550
Bắc Tề 550-577
Tây Ngụy 535-557
Bắc Chu 557-581
Tùy 581-618
Đường 18/6/618-1/6/907
Ngũ Đại Thập Quốc 1/6/907-3/6/979
Ngũ Đại 1/6/907-3/2/960
Hậu Lương 1/6/907-19/11/923
Hậu Đường 13/5/923-11/1/937
Hậu Tấn 28/11/936-10/1/947
Hậu Hán 10/3/947-2/1/951
Hậu Chu 13/2/951-3/2/960
Thập Quốc 907-3/6/979
Ngô Việt 907-978 (năm 893 bắt đầu cát cứ)
Mân 909-945 (năm 893 bắt đầu cát cứ)
Nam Bình 924-963 (năm 907 bắt đầu cát cứ, tức Kinh Nam Quốc)
Mã Sở 907-951 (năm 896 bắt đầu cát cứ)
Nam Ngô 907-937 (năm 902 bắt đầu cát cứ)
Nam Đường 937-8/12/975
Nam Hán 917-22/3/971 (năm 905 bắt đầu cát cứ)
Bắc Hán 951-3/6/979
Tiền Thục 907-925 (năm 891 bắt đầu cát cứ)
Hậu Thục 934-17/2/965 (năm 925 bắt đầu cát cứ)
Tống 4/2/960-19/3/1279
Bắc Tống 4/2/960-20/3/1127
Nam Tống 12/6/1127-19/3/1279
Liêu 24/2/947-1125
Tây Hạ 1038-1227
Kim 28/1/1115-9/2/1234
Nguyên 18/12/1271-14/9/1368
Minh 23/1/1368-25/4/1644
Thanh 1636-12/2/1912 (năm 1616 lập Hậu Kim, đến năm 1636 cải quốc hiệu thành Thanh)
Bình luận (0)
BT
12 tháng 1 2017 lúc 1:27

1.

Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành :

- Thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc (khoảng thế kỉ V TCN) là thời kì có nhiều biến động lớn về kinh tế - xã hội, chính trị và văn hoá dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chiếm nô và hình thành chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

- Về mặt kinh tế, công cụ đồ sắt xuất hiện làm cho nông nghiệp và thủ công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh. Quan lại và một số nông dân giàu có đã lập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó, một giai cấp mới hình thành - giai cấp địa chủ bóc lột.

- Cùng với quá trình hình thành giai cấp địa chủ, nông dân cũng bị phân hoá. Một bộ phận giàu có thì nhập vào giai cấp bóc lột. Số khác vẫn giữ được ruộng đất dể cày cấy, họ là nông dân tự canh, có nghĩa vụ nộp thuế, đi lao dịch cho nhà nước. Số còn lại thì nghèo khổ, không có ruộng đất, phải xin nhận ruộng của địa chủ để cày cấy. Khi nhận ruộng, họ phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất. Tầng lớp xã hội cuối cùng này là những tá điền, hay nông dân lĩnh canh.

Như vậy, quan hệ chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột giữa quý tộc đối với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân tự canh. Quan hệ phong kiến do đó mà xuất hiện.



Bình luận (0)
BT
12 tháng 1 2017 lúc 1:29

3.

Dưới thời phong kiến, nhân dân Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ, độc đáo.

Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.

Các quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức phong kiến. Nho giáo, mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại, nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến. Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất ; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tôn quân (trung thành với nhà vua); đối với gia đình, con phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nhưng về sau, cùng với sự suy đổi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.

Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, mọi người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biết soạn lịch sử của nhà nước, gọi là Sử quán, được thành lập.

Văn học là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn học; Trung Quốc dưới thời phong kiến. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ Còi sáng mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...

Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới phát triển ờ thời Minh, Thanh Ở Trung Quốc, tại các thành phố lớn thường có những người chuyên làm nghề kể chuyện về sự tích lịch sử. Dựa vào đó, các nhà văn đã viết thành tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm lớn, nổi tiếng đã ra đời trong giai đoạn này như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng cùa Tào Tuyết Cần...

La Quán Trung viết Tam quốc diễn nghĩa dựa vào câu chuyện được lưu truyền trong dân gian về ba người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào. Nội dung cơ bản của tác phẩm miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị phức tạp giữa ba nước Nguỵ, Thục, Ngô.

Tác phẩm Thuỷ hử của Thi Nại Am tường thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa nông dân do Tống Giang làm thủ lĩnh tại vùng Lương Sơn Bạc. Tác phẩm đã ca ngợi tài mưu lược, lòng quả cảm của những anh hùng áo vải nên đã bị chính quyền đương thời cấm lưu truyền. Nhưng hình ảnh của các anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc vẫn ăn sâu vào lòng dân và đã tạo thêm nguồn sức mạnh tinh thần cổ vũ cuộc đấu tranh chống phong kiến của nông dân Trung Quốc.

Ngô Thừa Ân kể chuyện Sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Ấn Độ lấy kinh Phật trong các tập Tây du kí nổi tiếng. Tính cách của các nhân vật được biểu hiện trên suốt dọc đường đầy nguy nan trắc trở. Cuối cùng thầy trò Huyền Trang đã đạt được mục đích.

Hồng lâu mộng của Tào Tuyết cần viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và tình yêu của một đôi trai gái - Gia Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Qua đó, tác giả đã vẽ lẽn bộ mặt của xã hội phong kiến trong giai đoạn suy tàn.

Các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học. Y dược... của Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau... Tổ Xung Chi (thời Nam - Bắc triều) đã tim ra số Pi đến 7 số lẻ.

Thời Tần, Hán, Trung Quốc phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi...

Từ rất sớm, Trung Quốc đã có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đấu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.

Về mặt kĩ thuật, Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng : giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.

Trung Quốc có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc : Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động... còn được lưu giữ đến ngày nay

Bình luận (0)
LR
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
DC
31 tháng 10 2017 lúc 9:17

Xh pk Trung Quioosc ra đời khoảng thế kỉ III TCN. Biểu hiện: xh chia làm 2 giai cấp.

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết