Bài 34. Vitamin và muối khoáng

NT
Xem chi tiết
NT
28 tháng 2 2018 lúc 19:24

1/Vì thông thường, virus đi vào cơ thể qua đường miệng hoặc thông qua mũi. Chúng vào trong một tế bào và nhân bản bên trong đó cho đến khi tế bào căng đầy như một quả trứng, với hàng triệu virus. Vào lúc này, nếu bạn soi tế bào qua kính hiển vi điện tử, bạn có cảm giác như thấy các ngăn của tổ ong được lấp đầy: đó toàn là virus được lèn chặt trong từng ngăn như mật ong trong tổ. Hoàn toàn bị xâm chiếm bởi virus, tế bào sẽ chết, vỡ. Các virus thoát ra và phân tán. Mỗi con lại đi xâm chiếm một tế bào khỏe mạnh. Và vòng sinh trưởng lại bắt đầu.

Như vậy, virus lây lan rất nhanh chóng. Hàng triệu hoặc cả tỷ tế bào có thể bị nhiễm sau một vài giờ. Rất nhiều tế bào nhanh chóng bị giết chết. Bạn sẽ sớm thấy cảm giác đau vì các cơ quan bị thương tổn. Đau khớp, đau đầu, cơ bắp, dạ dày, tai, hoặc là nơi nào khác tùy từng trường hợp.

Bình luận (0)
CA
28 tháng 2 2018 lúc 19:26

4.

- Nếu thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương vì:

Vitamin D đặc biệt rất quan trọng đối với trẻ em, đây có thể được coi là chất chống còi xương. Lý do chính là Vitamin D có tác dụng thúc đẩy việc hấp thụ và chuyển hóa canxi, phốt pho. Thiếu Vitamin D gây trở ngại cho việc hình thành xương dẫn đến bệnh còi xương.

Nguồn gốc

– Từ thức ăn: Có rất ít thực phẩm chứa Vitamin D trong tự nhiên với hàm lượng không cao như cá biển béo, dầu gan cá, gan và chất béo động vật, lòng đỏ trứng, sữa, và các thực phẩm có bổ sung Vitamin D…
– Tự tổng hợp tại da: Vitamin D được tổng hợp tại da dưới tác dụng của ánh nắng trực tiếp, đây là nguồn cung cấp 80% nhu cầu Vitamin D cho cơ thể hàng ngày. Sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF (Sun Protection Factor) > 8 sẽ khiến da giảm tổng hợp Vtiamin D. Tuy nhiên, khi sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF từ 15 - 30 thì da vẫn tổng hợp đủ lượng Vitamin D cần thiết nếu phơi nắng từ 10 đến 20 phút.

- Thừa vitamin D sẽ dẫn tới làm tăng canxi trong máu, khiến mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, đau nhức xương khớp. bên cạnh đó, còn có thể gây tổn thương thận, tăng huyết áp,...

Bình luận (0)
NT
28 tháng 2 2018 lúc 19:29

4/- Nếu thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương vì:

Vitamin D đặc biệt rất quan trọng đối với trẻ em, đây có thể được coi là chất chống còi xương. Lý do chính là Vitamin D có tác dụng thúc đẩy việc hấp thụ và chuyển hóa canxi, phốt pho. Thiếu Vitamin D gây trở ngại cho việc hình thành xương dẫn đến bệnh còi xương.

Bình luận (0)
VA
Xem chi tiết
DK
9 tháng 2 2018 lúc 21:04

Vitamin là thành phần cấu trúc của nhiều enzim tham gia các phản ứng chuyển hoá năng lượng của cơ thể, là hợp chất hữu cơ có trong thức ăn với một liều lượng nhỏ, nhưng cần thiết cho sự sống.Thiếu vitamin gây rối loạn các hoạt động sinh lí, quá thừa vitamin cũng gây bệnh nguy hiểm.
Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được vitamin mà phải lấy từ thức ăn.
Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào, đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương của tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo của nhiều enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
DC
22 tháng 12 2017 lúc 20:11

- Có nhiều loại vitamin. Vitamin là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần mặc dù vitamin không cung cấp năng lượng cho cơ thể và cơ thể cũng cần một lượng rất nhỏ.

- Vitamin là thành phần không thể thiếu trong nhiều loại enzim cần thiết cho chuyển hoá.

- Đặc biệt, vitamin có nhiều trong rau quả tươi và trong các sản phẩm chế biến của động vật như bơ, trứng, dầu gan cá,...

Như vậy, thực đơn cần phối hợp các loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thức ăn có nguồn gốc thực vật.

Bình luận (0)
DC
3 tháng 1 2019 lúc 18:48

THỰC ĐƠN TRONG BỮA ĐƯỢC PHỐI HỢP LÀ:

Bài 34. Vitamin và muối khoáng

Bình luận (0)
AP
Xem chi tiết
TH
20 tháng 1 2018 lúc 21:17

Câu1:

-Một số bệnh khi thiếu muối khoáng:

+ Thiếu i ốt gây ra bệnh bứu cổ.

+ Hoa mắt, chóng mặt.

+...

Câu 2:

- Vì vitamin và muối khoáng tham gia vào cấu trúc nhiều hệ enzim của các phản ứng sinh hóa trong cơ thể vì vậy khi thiếu vitamin và muối khoáng sẽ gây ra rối loạn các hoạt động sinh lí.

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
VT
14 tháng 1 2018 lúc 20:43

Thiếu vitamin: thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa. Thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim. Thiếu vitamin C, trẻ có thể chảy máu dưới da và niêm mạc, giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn…

Tình trạng thiếu vitamin thường do cung cấp thiếu, gặp ở trẻ sống trong gia đình nghèo nên bữa ăn không đủ dưỡng chất; ăn phải gạo bị mốc hoặc để lâu ngày; rau quả để bị héo hoặc bảo quản lạnh quá lâu. Chế biến thức ăn không đúng như đun đi đun lại nhiều lần, tập quán ăn uống kiêng quá mức hoặc trẻ không được bú sữa mẹ... cũng là những nguyên nhân.

Trẻ mắc một số bệnh lý, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, các bệnh về gan, mật... thường hay bị thiếu vitamin và chất khoáng. Trẻ bị bệnh sốt rét có thể gây thiếu vitamin B1 và làm bệnh phức tạp thêm.

Các nguyên nhân khác thường gặp ở những trẻ đẻ non, sinh đôi, lớn quá nhanh nên nhu cầu vitamin cao hơn sự cung cấp hàng ngày. Ngoài ra, nếu nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đủ dưỡng chất thì ngay cả trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin

Thừa vitamin:Thừa vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. Thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin. Thừa vitamin D có thể làm trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp bị thiểu năng. Bổ sung vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh…

Một số phụ huynh có thói quen sử dụng tùy tiện các loại thuốc bổ có thể vô tình làm cho trẻ thiếu vitamin và vi chất dinh dưỡng do tương tác thuốc... làm giảm hấp thụ các vitamin nhóm B; vitamin E liều cao làm cạn kiệt dự trữ vitamin A; vitamin C liều cao làm phá hủy vitamin B12; thừa kẽm làm cản trở hấp thu sắt...

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
H24
13 tháng 1 2018 lúc 17:14

Câu 1 . Vitamin có mấy nhóm? Kể tên các vitamin trong từng nhóm? Xác định những loại vitamin trên có trong loại thực phẩm nào?

- Vitamin dc xếp vào 2 nhóm là :

+ Nhóm tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K... có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (thịt , cá, trứng, sữa ...)

+ Nhóm tan trong nước như vitamin C và các vitamin thuộc nhóm B (B1, B6, B12,...) có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như các loại hạt ngũ cốc, rau quả…

Bình luận (0)
CL
3 tháng 1 2019 lúc 11:07

Nếu thiếu vitamin hoặc thừa vitamin sẽ xảy ra hiện tượng gì?

Thiếu vitamin: thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa. Thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim. Thiếu vitamin C, trẻ có thể chảy máu dưới da và niêm mạc, giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn… Tình trạng thiếu vitamin thường do cung cấp thiếu, gặp ở trẻ sống trong gia đình nghèo nên bữa ăn không đủ dưỡng chất; ăn phải gạo bị mốc hoặc để lâu ngày; rau quả để bị héo hoặc bảo quản lạnh quá lâu. Chế biến thức ăn không đúng như đun đi đun lại nhiều lần, tập quán ăn uống kiêng quá mức hoặc trẻ không được bú sữa mẹ... cũng là những nguyên nhân. Trẻ mắc một số bệnh lý, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, các bệnh về gan, mật... thường hay bị thiếu vitamin và chất khoáng. Trẻ bị bệnh sốt rét có thể gây thiếu vitamin B1 và làm bệnh phức tạp thêm. Các nguyên nhân khác thường gặp ở những trẻ đẻ non, sinh đôi, lớn quá nhanh nên nhu cầu vitamin cao hơn sự cung cấp hàng ngày. Ngoài ra, nếu nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đủ dưỡng chất thì ngay cả trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin Thừa vitamin:Thừa vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. Thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin. Thừa vitamin D có thể làm trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp bị thiểu năng. Bổ sung vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh… Một số phụ huynh có thói quen sử dụng tùy tiện các loại thuốc bổ có thể vô tình làm cho trẻ thiếu vitamin và vi chất dinh dưỡng do tương tác thuốc... làm giảm hấp thụ các vitamin nhóm B; vitamin E liều cao làm cạn kiệt dự trữ vitamin A; vitamin C liều cao làm phá hủy vitamin B12; thừa kẽm làm sắt cản trở hấp thụ ..

Tìm hiểu vai trò của muối khoáng?

Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo Enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng
Khẩu phần ăn cần:
Phối hợp nhiều loại thức ăn
( động vật và thực vật: trứng, sữa, rau quả tươi.. )
Sử dụng muối I ốt hàng ngày ( phòng tránh bệnh bướu cổ)
Chế biến thức ăn hợp lí để chống mất Vitamin khi nấu ăn.
Trẻ em nên tăng cường muối Canxi ( sữa, nước sương hầm..)
Chúc bạn học tốt <3

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
LV
13 tháng 1 2018 lúc 16:16

- Những vai trò chủ yếu của Vitamin E là : Cần cho sự phát dục bình thường. Chống lão hóa, bảo vệ tế bào và rất cần cho sinh sản.

- Nếu thiếu hoặc thừa vitamin E sẽ gây ra nhiều bệnh mãn tính, gây xáo trộn chức năng sinh lí của các bộ phận, đẩy nhanh quá trình lão hóa, tấn công các tế bào.

Bình luận (0)
TG
Xem chi tiết
CD
5 tháng 1 2018 lúc 19:15

Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iot?

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, ở những vùng thiếu iốt nặng, có nhiều thanh thiếu niên bị thiểu năng trí tuệ, dù có điều kiện đi học họ cũng không thể biết chữ, không biết làm các phép tính cộng trừ. Khoảng 10% trẻ em thuộc nhiều lứa tuổi phải bỏ học vì hậu quả của thiếu iốt. Nhiều trẻ em và người lớn bị điếc nặng, bị liệt hoặc có tư thế đặc biệt. Thiếu iốt cũng gây nên sẩy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh. Bệnh bướu cổ do thiếu iốt là bệnh hay gặp nhất và dễ nhận ra nhất trong các rối loạn do thiếu iốt.
Thế nên để thấy tầm quan trọng của muối iốt là quan trọng thế nào.

Bình luận (0)
CD
5 tháng 1 2018 lúc 19:15

Vì khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tiroxin không tiết ra,tuyến yên sẽ tiết hoocmon thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh sẽ chậm lớn trí não kém phát triển. người lớn ,hoạt dộng thần kinh giảm sút , trí nhớ kém.

Bình luận (0)
HL
5 tháng 1 2018 lúc 19:17

Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối i ốt?

Vì muối iôt là thành phần quan trọng của hoocmon tuyến giáp, thiếu iôt sẽ dẫn đến bệnh đần độn.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
AP
22 tháng 12 2017 lúc 20:03

Hưởng của thiếu vitamin D được ghi nhận vào thế kỉ 16 ở Âu châu. Thời đó, cuộc cách mạng kĩ nghệ ở vùng bắc Âu thu hút rất nhiều công nhân từ các vùng phía nam, và người ta ghi nhận rằng con em của những công nhân di cư này thường có chứng còi xương (xương không cứng được), cơ thể chậm phát triển. Mãi đến thế kỉ 19, có người lí giải rằng trẻ em bị còi xương là do thiếu phơi nắng mặt trời. Sau đó, người ta một mặt khuyến khích phơi nắng, một mặt cho ăn dầu cá tuyết (cold fish, một loại dầu chứa nhiều vitamin D), và kết quả rất tuyệt vời: chứng còi xương được trị dứt.

Chúc bạn học tốt ^^

Bình luận (0)
TH
6 tháng 3 2018 lúc 21:22

- Nếu thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương vì:

Cơ thể thiếu vitamin D thì không hấp thụ được canxi mà canxi là thành phần cấu tạo xương.



Bình luận (0)
LQ
5 tháng 4 2019 lúc 21:25

thiếu hụt vitamin D dẫn đến còi xương vì vitamin D là chất chuyển hóa canxi thành xương

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
NL
6 tháng 1 2018 lúc 11:38

Vẽ sơ đồ hấp thụ muối khoáng của cây,hấp thụ muối khoáng của cây,Sinh học Lớp 6,bài tập Sinh học Lớp 6,giải bài tập Sinh học Lớp 6,Sinh học,Lớp 6

Bình luận (0)
HD
6 tháng 1 2018 lúc 14:01

Vẽ sơ đồ hấp thụ muối khoáng của cây,hấp thụ muối khoáng của cây,Sinh học Lớp 6,bài tập Sinh học Lớp 6,giải bài tập Sinh học Lớp 6,Sinh học,Lớp 6

Bình luận (0)