2 bình nước giống nahu, chứa 2 lượng nước như nhau. Bình thứ nhất có nhiệt độ t1, bình thứ hai có nhiệt độ t2=2,5t1.Sau khi trộn lẫn với nhau, nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t=35oC. Tìm các nhiệt độ ban đầu của mỗi bình.
2 bình nước giống nahu, chứa 2 lượng nước như nhau. Bình thứ nhất có nhiệt độ t1, bình thứ hai có nhiệt độ t2=2,5t1.Sau khi trộn lẫn với nhau, nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t=35oC. Tìm các nhiệt độ ban đầu của mỗi bình.
Theo PT cân bằng nhiệt:
\(Q_{thu}=Q_{toả}\\ \Leftrightarrow m.c.\left(t-t_1\right)=m.c.\left(t_2-t\right)\\ \Leftrightarrow35-t_1=2,5t_1-35\\ \Leftrightarrow3,5t_1=70\\ \Leftrightarrow t_1=20^oC\\ \Rightarrow t_2=2,5t_1=2,5.20=50^oC\)
ngta thả 1 miếng đồng có khối lượng 400g ở nhiệt độ 100oC vào 2kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30oC. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là 380J/Kg.k và 4200J/Kg.k.
a/ hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào?
b/ tính nước nóng lên thêm bao nhiêu độ?
a, Nhiệt độ của đồng giảm còn nhiệt độ nước tăng
b,
\(Theo.PT.cân.bằng.nhiệt:\\Q_{toả}=Q_{thu}\\ \Leftrightarrow m_{Cu}.c_{Cu}.\left(t_{Cu}-t\right)=m_{H_2O}.c_{H_2O}.\left(t-t_{nước}\right)\\ \Leftrightarrow0,4.380.\left(100-30\right)=2.4200.\left(30-t_{nước}\right)\\ \Leftrightarrow30-t_{nước}=\dfrac{0,4.390.70}{2.4200}=1,3\\ \Leftrightarrow t_{nước}=28,7^oC\)
Vậy nước nóng thêm 1,3 độ C
1 cái ấm bằng nhôm có khối lượng 0,4kg chứa 2,3 lít nước ở 25oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là 880J/Kg.K và 4200J/Kg.K.
\(V_{H_2O}=2,3\left(l\right)\Rightarrow m_{H_2O}=2,3\left(kg\right)\\ Q_{cần}=\left(t-t_0\right).\left(m_{Al}.c_{Al}+m_{H_2O}.c_{H_2O}\right)=\left(100-25\right).\left(0,4.880+2,3.4200\right)=750900\left(J\right)\)
Một bình thép có khối lượng 900g chứ nước ở nhiệt độ 30oC, được đun trên bếp lò. Để đun sôi bình nước cần truyền 1 nhiệt lượng là 375480J.Biết nhiệt dung riêng của thép à 460J/Kg.K và của nước là 4200J/Kg.K. Tính khối lượng của nước.
\(Q_{cần}=\left(t-t_0\right).\left(m_{thép}.c_{thép}+m_{nước}.c_{nước}\right)\\ \Leftrightarrow375480=\left(100-30\right).\left(0,9.460+m_{nước}.4200\right)\\ \Leftrightarrow4200m_{nước}=\dfrac{375480}{70}-414=4950\\ m_{nước}=\dfrac{4950}{4200}\approx1,179\left(kg\right)\)
Đun 1 quả câu nhôm có khối lượng 2,5kg từ 20 độ C đến 70 độ C: a) Tính nhiệt lượng mà quả cầu nhôm nhận được.
b)Đem quả cầu nhôm đang ở 70 độ C thả vào cốc nước ở 20 độ C, sau 1 thời gian thấy nhiệt độ cân bằng giữa Al và nước là 40 độ C. tính khối lượng nước.
c) Để có được khối lượng nước ở 40 độ C như trên thì cần pha m1 nước ở 83 độ C với m2 nước ở 25 độ C.Tính m1 và m2
Tóm tắt:
\(m_1=2,5kg\)
\(t_1=20^oC\)
\(t_2=70^oC\)
\(c_1=880J/kg.K\)
==========
a) \(Q_1=?J\)
b) \(t_3=20^oC\)
\(t=40^oC\)
\(c_2=4200J/kg.K\)
c) \(t_1'=83^oC\)
\(m_1'=?kg\)
\(t_2'=25^oC\)
\(m_2'=?kg\)
a) Nhiệt lượng nhôm nhận được:
\(Q_1=m_1.c_1.\left(t_2-t_1\right)=2,5.880.\left(70-20\right)=110000J\)
b) Khối lượng của nước:
Theo pt cân bằng nhiệt:
\(Q_1=Q_2\)
\(\Leftrightarrow m_1.c_1.\left(t_2-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_3\right)\)
\(\Leftrightarrow m_2=\dfrac{m_1.c_1.\left(t_2-t\right)}{c_2.\left(t-t_3\right)}\)
\(\Leftrightarrow m_2=\dfrac{2,5.880.\left(70-40\right)}{4200.\left(40-20\right)}\approx0,8\left(kg\right)\)
c) Theo pt cân bằng nhiệt:
\(Q_1'=Q_2'\)
\(\Leftrightarrow m_1'.c_2.\left(t_1'-t\right)=m_2'.c_2.\left(t-t_2'\right)\)
\(\Leftrightarrow m_1'.\left(83-40\right)=m_2'.\left(40-25\right)\)
\(\Leftrightarrow43m_1'=15m_2'\left(k\right)\)
Mà ta có: \(m_1'+m_2'=m_{hh}\Rightarrow m_2'=m_{hh}-m_1'=0,8-m_1'\)
Thay vào k ta có:
\(43m_1'=15\left(0,8-m_1'\right)\)
\(\Leftrightarrow43m_1'=12-15m_1\)
\(\Leftrightarrow43m_1'+15m_1'=12\)
\(\Leftrightarrow58m_1'=12\)
\(\Leftrightarrow m_1'=\dfrac{12}{58}\approx0,21\left(kg\right)\)
Khối lượng nước ở 25oC là:
\(m_2'=0,8-0,21=0,59\left(kg\right)\)
người ta thả 1 miếng nhôm có khối lượng là 1kg và 3 lít nước miếng nhôm nguội dần từ 90độ C xuống 30độ C lơi lơi nước nhân 1. nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên bao nhiêu độ
\(V=3l\Rightarrow m_2=3kg\)
Nhiệt lượng nhôm tỏa ra:
\(Q_1=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=1.880.\left(90-30\right)=52800J\)
Nhiệt độ mà nước tăng lên:
Theo pt cân bằng nhiệt:
\(Q_1=Q_2\)
\(\Leftrightarrow52800=m_2.c_2.\Delta t_2\)
\(\Leftrightarrow\Delta t_2=\dfrac{52800}{m_2.c_2}\)
\(\Leftrightarrow\Delta t_2=\dfrac{52800}{3.4200}\approx4,2^oC\)
Thả một khối kim loại nặng 500 g có nhiệt dung riêng là 1240J/Kg.K ở nhiệt độ 200 C vào 5 lít nước ở nhiệt độ 30C.Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K
a)Tính nhiệt độ cân bằng
b)Cần bao nhiêu khối kim loại như vậy để nhiệt đọ của nước đạt 100C
a) nhiệt độ cân bằng là:
theo ptcb nhiệt:
\(Q_1=Q_2\\ \Leftrightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\\ \Leftrightarrow0,5.1240.\left(200-t\right)=5.4200.\left(t-30\right)\\ \Leftrightarrow124000-620t=21000t-630000\\ \Leftrightarrow t\approx35^0C\)
b) khối lượng kim loại như vậy để nhiệt độ của nước đạt được \(100^0C\) là:
theo ptcb nhiệt:
\(Q_1=Q_2\\ \Leftrightarrow m_3.c_1.\left(t_1-t'\right)=m_2.c_2.\left(t'-t\right)\\ \Leftrightarrow m_3.1240.\left(200-100\right)=5.4200.\left(100-30\right)\\ \Leftrightarrow124000m_3=1470000\\ \Leftrightarrow m_3\approx12kg\)
khối kim loại như vậy để nhiệt độ của nước đạt được \(100^0C\) là:
\(12:0,5=24\left(khối\right)\)
a) nhiệt độ cân bằng là:
theo ptcb nhiệt:
\(Q_1=Q_2\\ \Leftrightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\\ \Leftrightarrow0,5.1240.\left(100-t\right)=5.4200.\left(t-30\right)\\ \Leftrightarrow62000-620t=21000t-630000\\ \Leftrightarrow t\approx32^0C\)
một học sinh thả 300g chì ở 100oC vào 250g nước ở 58,5oC làm cho nước nóng lên tới 60oC. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4 190J/Kg.K. Tính nhiệt dung riêng của chì.
nhiệt dung riêng của chì là:
theo ptcb nhiệt:
\(Q_1=Q_2\\ \Leftrightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\\ \Leftrightarrow0,3.c_1.\left(100-60\right)=0,25.4190.\left(60-58,5\right)\\ \Leftrightarrow12c_1=1571,25\\ \Leftrightarrow c_1\approx131J/kg.K\)
Về mùa đông chim hay đứng xù lông vì mùa đông thời tiết lạnh, khi chim xù lông thì giữa các lớp lông là không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên nhiệt từ cơ thể của chim ít bị truyền ra bên ngoài. Điều này giúp chim được giữ ấm hơn.
Thả một quả cầu bằng đồng có khối lượng 200g được đun nóng tới 100 độ C vào một cốc nước 25 độ C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 30 độ C. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài
a. Tính nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra và nhiệt lượng nước thu vào?
b. Tính khối lượng của nước?
c. Ngay khi xảy ra sự cân bằng nhiệt người ta thả vào cốc nước một miếng nhôm có khối lượng 500g được nung nóng đến 130 độ C thì nhiệt độ cân bằng của cả hệ thống lúc này là bao nhiêu? Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài
a.
- \(Q_{toa}=0,2\cdot380\cdot\left(100-30\right)=5320\left(J\right)\)
- \(Q_{thu}=Q_{toa}=5320\left(J\right)\) (cân bằng nhiệt)
b.
Ta có: \(5320=m\cdot4200\cdot\left(30-25\right)=21000m\)
\(\Leftrightarrow m=0,25kg\)
c.
Ta có: \(Q=Q_{toa}+Q_{thu}\)
\(\Leftrightarrow0,5\cdot880\cdot\left(130-t\right)=0,2\cdot380\cdot\left(t-30\right)+0,25\cdot4200\cdot\left(t-30\right)=76\left(t-30\right)+1064\left(t-30\right)\)
\(\Leftrightarrow57200-440t=1140t-34200\)
\(\Leftrightarrow t\approx57,8^0C\)