Người mẹ có nhóm máu ab có 3 con. Người con 1 nhóm máu a , người thứ 2 nhóm máu b , người thứ 3 nhóm máu ab hỏi người mẹ có thể truyền máu cho ai ? Tại sao
Người mẹ có nhóm máu ab có 3 con. Người con 1 nhóm máu a , người thứ 2 nhóm máu b , người thứ 3 nhóm máu ab hỏi người mẹ có thể truyền máu cho ai ? Tại sao
mình ko hắc lắm đâu ha.
người mẹ có thể truyền máu cho người thứ 3. tại vì mẹ và con có cùng nhóm máu ab
Người mẹ có thể truyền máu cho người thứ 3 vì hồng cầu không gây ra chất kết dính
- Nhóm máu AB có kháng nguyên A và B.
- Nhóm máu A trong huyết tương có kháng thể b. Do có trùng B và b nên khi truyền gây kết dính hồng cầu nên không truyền được.
- Nhóm máu B trong huyết tương có kháng thể a. Do có trùng A và a nên khi truyền gây kết dính hồng cầu nên không truyền được.
- Nhóm máu của người con thứ 3 là AB không có kháng thể. Nên không bị trùng lặp và khi truyền không gây kết dính hồng cầu và truyền được.
\(\Rightarrow\) Người mẹ có thể truyền máu cho người con thứ 3.
Phân biệt hiện tượng đông máu và tắc mạch ?
- Đông máu là hiện tượng máu bị khi ra ngoài cơ thể , đông máu là theo cơ chế giải phóng enzim để biến chất sinh tơ máu (trong huyết tương) thành tơ máy để tạo thành cục máu đông.
- Tắc mạch là hiện tượng máu bị nghẽn lại trong các mạch máu do sự kết dính hồng cầu giữa các nhóm máu không phù hợp.
Bốn tình nguyện viên A, B, C và D đi hiến máu. Họ đều có nhóm máu O. Có một em bé nhóm máu AB cần truyền máu khẩn cấp. Hỏi họ (A, B, C và D) có thể hiến máu cho em bé không? Vì sao?
- Cả 4 người A, B, C và D đều có thể hiến máu cho em bé vì nhóm máu O không có kháng nguyên nên có thể truyền cho bất cứ nhóm máu nào và nhóm máu AB không có kháng thể nên có thể nhận được tất cả các nhóm máu mà không gây hiện tượng đông máu.
Bố An có nhóm máu AB, mẹ An có nhóm máu O còn An có nhóm máu A, em gái An có nhóm máu B. Hỏi nếu bố An cần truyền máu thì trong số những thành viên còn lại, có bao nhiêu người có thể truyền máu cho bố
- Tất cả thành viên trong nhà có nhóm máu O,A,B đều truyền được cho bố nhóm máu AB.
- Nhóm máu AB không có kháng thể trong huyết tương nên có thể nhận máu từ các nhóm máu còn lại mà không lo bị kết dính hồng cầu.
gười bố nhóm máu A ,hai đứa con 1 đứa nhóm máu B , 1 đứa nhóm máu AB hỏi người bố sẽ truyền được nhóm máu cho đứa con nào ? giải thích
- Người bố truyền được cho đứa con có nhóm máu AB.
- Bố có nhóm máu A chứa kháng nguyên A. Nhóm máu B có kháng thể A nên nếu nhận sẽ gây kết dính hồng cầu.
- Nhóm máu AB trong huyết tương không có kháng thể A và B nên nhận được mà không gây kết dính hồng cầu.
tại sao khi chảy máu bỏ muối vào có thể làm cho máu đông?
trong gia đình : bố có nhóm máu AB. có 3 người con : lan có nhóm máu A, Thịnh có nhóm máu AB, hoa có nhóm máu B . Trong 3 người con , ai có thể nhận máu của bố được ? vì sao
- Trong 3 người con thì chỉ có Thịnh nhận được.
- Thịnh có cùng nhóm máu với bố là AB, trong nhóm máu AB có cả kháng nguyên A và B trên hồng cầu và người nhận là con có nhóm máu AB thì trên huyết tương không có kháng thể a hay b nên không gây kết dính hồng cầu.
hồng cầu máu người cho có loại kháng nguyên nào ?
Nếu người cho là nhóm máu:
- Nhóm máu A thì kháng nguyên là: A
- Nhóm máu B thì kháng nguyên là: B
- Nhóm máu AB thì kháng nguyên là: A và B
- Nhóm máu O thì không có kháng nguyên.
giúp tớ câu 2 với ạ :
Học sinh cho ví dụ về đông máu xảy ra trong thực tế. Mng giúp mình với ạ<333
Khi có vật nhọn đâm vào tay ta làm chảy máu các tế bào tiểu cầu sẽ cầm máu lại
bị rách da xog 1 lúc sau thấy máu vón thành cục đông và cứng, đồng thời ko thấy máu chảy ra nữa -> hiện tượng đông máu