Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác1. Đông máu
- Ở người bình thường, một vết đứt tay hay vết thương nhỏ làm chảy máu ra ngoài da, lúc đầu nhiều sau ít dần rồi ngưng hẳn nhờ một khối máu đông bít kín vết thương
\(\rightarrow\) Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương
- Sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu:
+ Tiểu cầu bị vỡ ra khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu để ạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách
+ Giải phóng enzim để biến chất sinh tơ máu (trong huyết tương) thành tơ máy để tạo thành cục máu đông
\(\rightarrow\)Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương
- Ý nghĩa đông máu: giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất nhiều máu khi bị thương
2. Các nguyên tắc truyền máu
a. Các nhóm máu ở người
- Thí nghiệm của Cá Lanstayno: Dùng hồng cầu cảu một người trộn với huyết tương của những người khác và ngược lại, lấy huyết tương của một người trộn với hồng cầu cảu người khác
- Kết quả
+ Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B
+ Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α (gây kết dính a) và β (gây kết dính B)
+ Tổng hợp lại có 4 nhóm máu
* Kết luận:
- Ở người có 4 nhóm máu là A, O, B, AB
Tên nhóm máu | Kháng nguyên (ở hồng cầu) | Kháng thể (ở huyết tương) |
A | A | β |
B | B | α |
AB | Cả A và B | Không có |
O | Không có | Có cả α và β |
- Để không có sự kết dính hồng cầu khi cho và nhận máu, màu được truyền theo sơ đồ truyền máu:
b. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu
Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuan theo các nguyên tắc sau:
- Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu
- Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gâu nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu
\(\rightarrow\)Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu
Câu 1: Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào ?
Hướng dẫn trả lời :
Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như sau :
Khi máu chảy tiểu cầu vỡ giải phóng enzim. Enzim làm chất sinh tơ máu của huyết tương biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.
Câu 2: Em đã bao giờ bị đứt tay hay một vết thương nào đó gây chảy máu chưa? Vết thương đó lớn hay nhỏ, chảy máu nhiều hay ít? Và lúc đó em tự xử lí hay được xử lí như thế nào?
Hướng dẫn trả lời :
Em đã bị đứt tay, chảy máu vài lần. Vết thương đó nhỏ, chảy máu ít, em đã dùng ngón tay cái sạch bịt vết thương để giữ khối máu đông cho đến khi máu hoàn toàn không chảy nữa em mới lấy bông sạch và băng băng vết thương lại.
Câu 3: Trong gia đình em có những ai đã từng xét nghiệp máu và có nhóm máu gì? Thử thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu của cá nhân đó?
Hướng dẫn trả lời :
Trong gia đình, mẹ em là người có nhóm máu O
Sơ đồ cho và nhận máu của người có nhóm máu O như sau :
Câu 1: Hãy giải thích vì sao máu chảy trong mạch không bao giờ đông nhưng máu hễ ra khỏi mạch là đông ngay ?
Câu 2: Máu đông là gì ? Ở người có mấy nhóm máu, đó là những nhóm máu nào ?
Câu 3: Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền ?
Câu 4: Nêu ý nghĩa thực tế của sự đông máu ?
Câu 5: Mẹ có nhóm máu AB, có 3 đứa con, một đứa nhóm máu AB, một đứa có nhóm máu A, một đữa có nhóm máu B. Đứa con nào có thể nhận máu của mẹ được ? Vì sao ?
Câu 6: Vì sao người có nhóm máu AB không thể cho người có các nhóm máu khác ?