Thế nào là hai phương trình tương đương ?
Thế nào là hai phương trình tương đương ?
Nhân hai vế của một phương trình cùng với một biểu thức chứa ẩn thì có thể không được phương trình tương đương. Em hãy cho một ví dụ ?
Ví dụ: phương trình (1) x - 1 = 3 có tập nghiệm S1 = {4}.
Nhân hai vế của phương trình (1) với x, ta được phương trình:
(x - 1)x = 3x (2)
⇔ (x - 1)x - 3x = 0
⇔ x(x - 4) = 0
Phương trình (2) có tập nghiệm là S2 = {0, 4}.
Vì S1 ≠ S2 nên hai phương trình (1) và (2) không tương đương.
3. Với điều kiện nào của a thì phương trình ax + b = 0 là một phương trình bậc nhất? (a và b là hai hằng số).
Trả lời bởi Lưu Hạ VyVới điều kiện nào của a thì phương trình \(ax+b=0\) là một phương trình bậc nhất ? (a và b là hai hằng số)
Với điều kiện a \(\ne\) 0 thì phương trình ax + b = 0 là một phương trình bậc nhất.
Trả lời bởi Lưu Hạ VyMột phương trình bậc nhất một ẩn có mấy nghiệm ? Đánh dấu "X" vào ô vuông ứng với câu trả lời đúng :
- Vô nghiệm
- Luôn có một nghiệm duy nhất
- Có vô số nghiệm
- Có thể vô nghiệm, có thể có một nghiệm duy nhất và cũng có thể có vô số nghiệm
Ô vuông thứ 2: Một phương trình bậc nhất một ẩn luôn có một nghiệm duy nhất.
(Bạn cần lưu ý vì đây là phương trình bậc nhất một ẩn nên a \(\ne\) 0, do đó phương trình luôn có một nghiệm duy nhất. Không có trường hợp a = 0 )
Trả lời bởi Lưu Hạ VyKhi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, ta phải chú ý điều gì ?
Khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, ta phải chú ý đến điều kiện xác định của phương trình.
Trả lời bởi Lưu Hạ VyHãy nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình ?
Bước 1. Lập phương trình.
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số;
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết;
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải phương trình.
Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không thỏa mãn, rồi kết luận.
Trả lời bởi Lưu Hạ VyGiải các phương trình :
a) \(3-4x\left(25-2x\right)=8x^2+x-300\)
b) \(\dfrac{2\left(1-3x\right)}{5}-\dfrac{2+3x}{10}=7-\dfrac{3\left(2x+1\right)}{4}\)
c) \(\dfrac{5x+2}{6}-\dfrac{8x-1}{3}=\dfrac{4x+2}{5}-5\)
d) \(\dfrac{3x+2}{2}-\dfrac{3x+1}{6}=2x+\dfrac{5}{3}\)
Giải các phương trình sau bằng cách đưa về phương trình tích :
a) \(\left(2x+1\right)\left(3x-2\right)=\left(5x-8\right)\left(2x+1\right)\)
b) \(4x^2-1=\left(2x+1\right)\left(3x-5\right)\)
c) \(\left(x+1\right)^2=4\left(x^2-2x+1\right)\)
d) \(2x^3+5x^2-3x=0\)
Giải các phương trình :
a) \(\dfrac{1}{2x-3}-\dfrac{3}{x\left(2x-3\right)}=\dfrac{5}{x}\)
b) \(\dfrac{x+2}{x-2}-\dfrac{1}{x}=\dfrac{2}{x\left(x-2\right)}\)
c) \(\dfrac{x+1}{x-2}+\dfrac{x-1}{x+2}=\dfrac{2\left(x^2+2\right)}{x^2-4}\)
d) \(\left(2x+3\right)\left(\dfrac{3x+8}{2-7x}+1\right)=\left(x-5\right)\left(\dfrac{3x+8}{2-7x}+1\right)\)
Giải phương trình :
\(\dfrac{x+1}{9}+\dfrac{x+2}{8}=\dfrac{x+3}{7}+\dfrac{x+4}{6}\)
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất là x = -10.
Trả lời bởi Lưu Hạ Vy
Hai phương trình tương đương là hai phương trình có cùng một tập nghiệm.
Trả lời bởi Lưu Hạ Vy