Khi quan sát các đường đồng mức biểu hiện độ dốc của hai sườn núi ở hình 16, tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn?
Khi quan sát các đường đồng mức biểu hiện độ dốc của hai sườn núi ở hình 16, tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn?
Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có thuận lợi gì về mặt sinh hoạt và đời sống?
Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ sẽ tiện lợi cho việc tính giờ và giao dịch trong nước và trên thế giới. Vì với việc chia làm 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng 15 độ kinh tuyến, các địa phương nằm trong cùng một khu vực sẽ thống nhất một giờ. Do đó không phải tính toán chuyển đổi thời gian giữa các địa phương trong cùng khu vực giờ.
Trả lời bởi Linh DiệuTại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
Câu hỏi này các em đều trả lời thiếu nhé:
- Trái Đất có dạng hình cầu, đồng thời các tia sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất là các chùm tia song song. Do đó một nửa cầu được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.
- Trái Đất lại tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối.
→ Xảy ra hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.
Trả lời bởi Ngọc HnueVới quả Địa Cầu và ngọn đèn trong phòng tối, em hãy chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất.
-Để chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất, ta đặt quả Địa Cầu trước một ngọn đèn trong phòng tối. Đánh dấu một địa điểm nào đó ở bề mặt quả Địa cầu. Quay cho Địa cầu chuyển động từ trái sang phải, ta sẽ thấy địa điểm được đánh dấu sẽ lần lượt từ vùng sáng sang vùng tối rồi lại từ vùng tối sang vùng sáng.
Trả lời bởi Linh DiệuTại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu lớn và nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, và khi đó là mùa nóng ở nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, và là mùa lạnh của nửa cầu ấy. Vì thế nên khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm.
Trả lời bởi Cô Chủ NhỏVào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?
Vào những ngày 21-3 và 23-9, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng mặt trời như nhau. Vì vào những ngày này, vòng
tròn sáng tối đi qua hai cực Địa cầu, ánh sáng mặt trời vuông góc với Xích đạo lúc 12 giờ trưa.
Dựa vào bảng dưới đây, em hãy cho biết cách tính ngày bắt đầu các mùa ở nửa cầu Bắc theo âm - dương lịch chênh với ngày bắt đầu các mùa theo dương lịch bao nhiêu ngày:
Ngày bất đẩu các mùa theo âm - dương lịch ờ nừa cầu Bắc chênh với ngày bắt đầu các mùa theo dương lịch khoảng 45 - 48 ngày. Cách tính như sau:
- Mùa xuân: Tháng 2 có 28 ngày, vì thế từ 04-2 đến 28-2 có:
28 ngày - 4 ngày = 24 ngày, cộng với 21 ngày của tháng 3 = 45 ngày.
- Mùa hạ: Tháng 5 có 31 ngày, vì thế từ 05-5 đến 31-5 có:
31 ngày - 5 ngày = 26 ngày, cộng với 22 ngày của tháng 6 = 48 ngày.
- Mùa thu: Tháng 8 có 31 ngày, vì thế từ 07-8 đến 31-8 có:
31 ngày - 7 ngày = 24 ngày, cộng với 23 ngày của tháng 9 = 47 ngày.
- Mùa đông: Tháng 11 có 30 ngày, vì thế từ 07-11 đến 30-11 có:
30 ngày - 7 ngày = 23 ngày, cộng với 22 ngày của tháng 12 = 45 ngày.
Trả lời bởi Linh DiệuQuan sát vào hình dưới đây, hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22-6 và 22-12.
Dựa vào hình 24 phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22-6 và 22-12:
- Ở vị trí hạ chí (22-6) Trái Đất đang trong khoảng thời gian mà nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời. Vì vậy, từ Xích đạo trở lên cực Bắc mọi nơi đều có ngày dài hơn đêm.
Hơn nữa, vào ngày này ánh sáng mặt trời còn chiếu thẳng góc xuống mặt đất ở vĩ tuyến 23Ơ27’B (chí tuyến Bắc), do đó ở mọi nơi thuộc nửa cầu Bắc không chỉ có ngày dài hơn đêm, mà còn là ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm. Ở nửa cầu Nam hiện tượng sẽ ngược lại.
- - Ở vị trí đông chí (22-12), Trái Đất đang ở trong khoảng thời gian mà nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Vì vậy từ Xích đạo xuống cực Nam mọi nơi đều có ngày dài hơn đêm.
Hơn nữa, vào ngày này ánh sáng mặt trời còn chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23°27’N (chí tuyến Nam), do đó ở mọi nơi thuộc nửa cầu Nam không chỉ có ngày dài hơn đêm, mà còn là ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm. Ớ nửa cầu Bắc hiện tượng sẽ ngược lại.
Từ sự phân tích ở bài 1, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất
-hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ là do trục trái đất nghiêng và không đổi phương khi Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời. Cũng bởi nguyên nhân này mà ở cùng tại một địa điểm (trừ Xích đạo), độ dài ngày, đêm cũng thay đổi tuỳ theo mùa. Sự khác nhau về độ dài ngày đêm chính là hệ quả sự chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.
Trả lời bởi Linh DiệuDựa vào bảng sau đây, hãy giải thích tại sao số ngày có ngày dài suốt 24 giờ lại tăng từ vòng cực đến cực?
Vĩ độ | 66o33'B | 70oB | 75oB | 80oB | 85oB | 90oB |
Số ngày có ngày dài suốt 24 giờ |
1 | 65 | 103 | 134 | 161 | 186 |
Dựa vào bảng ở trang 30, các em thấy:
- Hiện tượng số ngày có ngày dài suốt 24 giờ tăng lên từ vĩ độ 66°33’B tới 90°B.
- Sự khác nhau về số ngày này là rất lớn: Từ 1 ngày ở vĩ độ 66°33’B tới 186 ngày ở 90°B.
Khi quan sát các đường đồng mức biểu hiện độ dốc của 2 sườn núi ở hình 16, ta có thể biết được sườn nào dốc hơn là do căn cứ vào khoảng cách các đường đồng mức. Các đường đồng mức càng gần nhau thì sườn càng dốc, càng xa nhau thì sườn càng thoải.
EM HỌC RỒI NÊN THAM KHẢO NHA.
Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt