Truyền thống quật cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta được hình thành và phát triển ngay từ buổi đầu dựng nước và giữ nước. Qua hàng trăm cuộc khởi nghĩa và hàng chục cuộc kháng chiến lớn nhỏ, lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta đã để lại một di sản quý báu, đó là truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất, bảo vệ độc lập dân tộc.
Bác Hồ từng căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời Bác dạy có ý nghĩa to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân tộc và mãi mãi có ý nghĩa trong sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc đối với các thế hệ con cháu muôn đời sau. Truyền thống chống giặc ngoại xâm đã có từ lâu đời và vẫn được khắc sâu mãi trong trái tim của mỗi con người đất Việt. Ở quá khứ chúng ta đã phải chiến đấu với những quân đội hùng hậu và mạnh mẽ như Trung Quốc, Mĩ, Nhật,Pháp.... sau tất cả cuối cùng phe ta vẫn chiến thắng-chiến thắng là bởi có sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng lòng của nhân dân cả nước. Nước mất thì nhà tan, do đó muốn mưu cầu tự do, ấm no, hạnh phúc, trước hết phải đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.
Ngày nay, nhân dân ta yêu chuộng hòa bình đã kiến thiết đất nước mạnh giàu, song vẫn cần phải đề cao cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch, những kẻ phản động đang đội lốt dân lành nhằm chống phá nhà nước. Phải nắm chắc tay súng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng chính quy, hiện đại, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, biên giới, hải đảo,...
tham khảo
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam thường xuyên phải đối phó với nhiều kẻ thù xâm lược có tiềm lực quân sự mạnh. Nhưng bằng tài thao lược của bộ thống soái; phát huy cao độ lòng dũng cảm, trí thông minh, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, chúng ta đã chiến thắng các thế lực xâm lược hung bạo, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Quá trình chống ngoại xâm của dân tộc đã hun đúc, xây đắp nên nhiều giá trị truyền thống quý báu, trở thành sức mạnh tiềm tàng của dân tộc. Có thể khái quát một số vấn đề nổi bật trong truyền thống đó: Một là, để đánh thắng các thế lực xâm lược, dù trong thời bình, chúng ta vẫn luôn chú trọng "dựng nước phải đi đôi với giữ nước"; hết sức chăm lo “quốc phú, binh cường”, tạo được cái thế “yên ngoài, ổn trong”, nhằm ngăn ngừa chiến tranh để xây dựng đất nước. Hai là, trong thời chiến phải "tận dân vi binh", "cử quốc nghênh địch". Để chiến thắng kẻ địch đông và mạnh, không chỉ riêng quân đội đánh giặc, mà toàn dân phải tham gia bằng mọi phương thức; không chỉ đánh giặc trên lĩnh vực quân sự mà trên tất cả các mặt trận: kinh tế, chính trị, ngoại giao…; không chỉ thắng chúng riêng bằng con người, mà phải bằng cả hình sông, thế núi; bằng tất cả sức mạnh của đất nước, của dân tộc. Ba là, phải xây dựng được thế trận phòng thủ đất nước và thế trận đánh giặc, trước hết là dựa vào lòng dân. Tư tưởng "chúng chí thành thành", "sức dân mạnh như nước", "nới sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc",… phải được quán triệt, vận dụng sáng tạo trong mọi điều kiện, hoàn cảnh của đất nước. Bốn là, phải xây dựng được lực lượng vũ trang (LLVT) có quân số và cơ cấu phù hợp, quân đội tinh, không cần đông: "quí hồ tinh, bất quí hồ đa"…
Bài học từ truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm được thể hiện xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử: thời Lý, đó là chính sách "ngụ binh ư nông"; thời Trần, là tư tưởng “chúng chí thành thành”, xây dựng thế trận phòng thủ đất nước và thế trận đánh giặc, trước hết là dựa vào lòng dân, được Trần Hưng Đạo lựa chọn, thực hiện rất hiệu quả. Với quan điểm “sức dân mạnh như nước”, "chở thuyền và lật thuyền cũng là dân", Nguyễn Trãi đã dâng kế sách giúp Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta. Trong lịch sử nước ta, hai triều đại Trần, Hồ kế tiếp nhau đã nêu hai bài học về dựa vào dân hay dựa vào thành trì, quân quan để giữ nước. Hồ Quý Ly tuy vẫn biết "lòng dân là một sức mạnh cực lớn", nhưng do chính sách chứa đựng nhiều yếu tố xa dân, nên khi đất nước bị xâm lược, dù có hệ thống thành trì vững chắc, quân sĩ đông, nhưng rốt cuộc phải cam chịu thất bại…
Những giá trị truyền thống trên đây được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển lên một bước mới hết sức phong phú, độc đáo; nhờ đó, chúng ta đã làm nên những chiến công hiển hách "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu": Cách mạng Tháng Tám thành công; kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi, thống nhất Tổ quốc.
Truyền thống trống giặc ngoại xâm là một phần quan trọng trong văn hóa và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Từ thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm, tiếng trống đã trở thành biểu tượng mạnh mẽ của lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết. Trong các trận đánh, tiếng trống không chỉ là hiệu lệnh chỉ huy quân đội mà còn khơi dậy lòng dũng cảm của toàn dân.Mỗi nhịp trống vang lên như một lời kêu gọi, thôi thúc người dân đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Truyền thống này còn được thể hiện qua các lễ hội, mang lại không khí trang nghiêm và sôi động. Ngày nay, âm thanh trống vẫn vang vọng trong đời sống văn hóa, nhắc nhở thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng.Tiếng trống giặc ngoại xâm không chỉ gắn liền với những chiến thắng trong quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng cho việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
Truyền thống này sẽ mãi là niềm tự hào trong lòng mỗi người Việt Nam.