Tôi ở Hà Nội nên chuyện này tui bó tay
Bầu trời đêm hôm nay thật đẹp, những vì sao lấp lánh sáng rọi đêm trăng rằm tháng tám. Từ ban công, tôi cảm nhận thấy tiếng gió như lùa vào khe cửa, len lỏi qua tững ké lá xanh mơn mởn đang còn đọng hơi sương. Tôi thích cái không khí trong lành này, nhưng thật lâu rồi mới cảm nhận được nó. Bất chợt, tiếng chuông đồng hồ reo vang khiến tôi chợt bừng tỉnh. Đã quá mười hai giờ và có lẽ mình nên đi ngủ. Tôi bước vào giường, trải lưng xuống đệm nhưng không sao ngủ được.
Mười phút, hai mươi phút, tôi nhìn đồng hồ, nhìn từng chuyển động của kim giây, tiếng tíc tắc của nó sao mà hay đến thế. Đã lâu rồi tôi mới được nhìn thấy thời gian, có lẽ là vậy. Rồi tôi nhắm mắt lại, cố gắng ngủ nhưng vẫn không tài nào chợp mắt được. À! Tôi nhớ đến những bài hát ru của mẹ, nhưng tiếng ầu ơ đã đi vào tiềm thức của tôi, đứa trẻ con nớt ngày nào còn khóc nhè giờ đã trưởng thành. Kể từ khi nhận công tác xa tôi chưa một lần trở về thăm quê nhà. Công việc của tôi quá bận rộn, nó chiếm lĩnh hầu hết quỹ thời gian trong một ngày của tôi. Bất chợt, những kỉ niệm về cái mảnh đất Quảng Bình quê hương yêu dấu hiện lên rõ mồn một trước mắt…
Quảng Bình Quan – Biểu tưởng văn hóa – Con Người Quảng Bình
Tôi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Quảng Bình quê hương yêu dấu. Nơi mà khi nhắc đến người ta vẫn quen gọi với những cụm từ thân thương: “vùng đất gió lào, cát trắng”, “quê hương hai giỏi”. Tôi thuộc lứa thế hệ sau này, lúc dân tộc ta đã được giải phóng khỏi ách ngoại xâm. Qua những câu chuyện, lời kể của lớp người đi trước cùng với những kiến thức lịch sử mà tôi được học suốt quãng thời gian cắp sách đến trường, tôi hiểu được rằng để có được hòa bình, sự ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay phải đổi bằng không ít xương máu của dân tộc nói chung và con người Quảng Bình nói riêng.
Quảng Bình Quan hiện nay đang là hình ảnh của đại diện của Quảng Bình. Di tích tháp chuông nhà thờ Tam Tòa với chi chít những vết đạn bom và bị phá hủy phân nửa là minh chứng rõ nét nhất cho sự tàn ác của bọn đế quốc.
Tháp Chuông nhà thờ Tam Tòa
Đèo Ngang là ranh giới Đất nước thời Đại Việt và Chiêm Thành. Sông Gianh là ranh giới của đất nước thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Bên cạnh những di tích chiến tranh, Quảng Bình có nhiều di chỉ về văn hóa, văn vật, điển hình như di chỉ Bàu Tró. Bàu Tró là nơi lưu giữ những hiện vật của nền văn hóa hậu kì đá mới phân bố ở các tỉnh miền Trung.
Quảng Bình từ lâu đã nổi tiếng là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng và là nơi có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Có thể kể đến Núi Thần Đinh với vẻ đẹp hùng vĩ của một bức tranh sơn thủy, nới vôn nổi tiếng ” Lắm tiên nhiều Phật “. Phá Hạc Hải là đầm phá bao la ngoạn mục với lượng thủy sản khổng lồ. Suối nước khoáng Bang lôi cuốn du khách bởi cảnh sắc nên thơ, huyền ảo với dòng nước nóng tự nhiên.
Khu du lịch Mỹ Cảnh – Bảo Ninh với nhiều hình thức du lịch phong phú, nằm trong hệ thống du lịch ” con đường di sản ” của miền Trung. Và khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng bao gốm quần thể rừng nguyên sinh và hang động hùng vĩ. Hệ thống hang động Phong Nha với động Khô và Động nước kì bí và ngoạn mục, hấp dần lạ thường ở trong lòng núi. Rừng nguyên sinh Kẻ Bàng với hệ thống rừng cây cao, nổi tiếng: cây xanh, nước mát trong vắt. Đây là cái nôi của thú rừng sinh sống: hươu, nai, bò tót, hổ….
Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới năm 2003, là một khu du lịch sinh thái lí tưởng, hàng năm đóng góp một nguồn kinh phí khổng lồ cho ngành du lịch, góp phần làm giàu thêm cho Quảng Bình.
Một góc Thành cổ Đồng Hới
Quảng Bình có tất cả bảy huyện thị, bao gồm thành phố Đồng Hới và các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy. Mỗi nơi đều có những phong tục, nét đẹp riêng. Huyện Minh Hóa nổi tiếng với chè xanh mật ngọt thắm đượm tình quê. Huyện Tuyên Hóa với phong cảnh sơn thủy hữu tình. Huyện Quảng Trạch với dòng sông Giang bắt ngang qua.
Huyện Bố Trạch với khu du lịch sinh thái Phong Nha – Kẻ Bàng. Huyện Quảng Ninh nổi tiếng với cát trắng ven biển, là đầu mối giao thông quan trọng trong chiến tranh với phà Quán Hàu, phà Long Đại. Huyện Lệ Thủy nổi tiếng với sông Kiến Giang, khu nghỉ mát suối Bang. Lệ Thủy còn nổi tiếng với văn hóa đặc trưng hò khoan, là quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Tin tưởng rằng, với những chính sách đúng đắn của các cấp lãnh đạo Tỉnh, Quảng Bình sẽ ngày một đi lên, phát triển thành một tỉnh giàu mạnh của đất nước.
Chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta đã lớn lên từ đó. Tôi yêu Quảng Bình, yêu cái mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình. Yêu con sông quê, giếng nước, gốc đa, mái đình… Yêu tất cả những gì mang hai tiếng Quảng Bình thân thương. Như bài ” Quê hương ” của Đỗ Trung Quân đã viết:
” Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người. “
Em rất yêu quê hương của mình.