Đặc biệt người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là những người phải chịu nhiều thiệt thòi, áp bức bóc lột của giai cấp cường quyền, thậm chí cuộc đời họ vướng vào nhiều chông gai, sóng gió. Người phụ nữ mang vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng với tâm hồn và tình yêu trong sáng nhưng họ luôn bị các thế lực tàn bạo vùi dập một cách không thương tiếc. Sự bất công dưới chế độ phong kiến càng được hiện hữu rõ khi theo tư tưởng "trọng nam khinh nữ", họ chỉ coi phụ nữ như tầng lớp cuối của xã hội không có chỗ để họ vực dậy đấu tranh.
Người phụ nữ xưa không được làm chủ chính cuộc sống của mình, phải thuận theo những khuôn phép chật hẹp trói buộc cuộc đời họ trong những khung sắt giam giữ tâm hồn họ không có gì gọi là cho riêng mình. Đặc biệt khi xã hội phong kiến rất coi trọng "tam tòng, tứ đức" thì đã biến cuộc đời mỗi phụ nữ khi được sinh ra là phải luôn sống hy sinh cho người khác, sống vì người khác không phải cho mình. Chúng ta có thể thấy được trong thơ Hồ Xuân Hương hình ảnh người phụ nữ là chủ để chính cốt lõi luôn được bà nhắc đến và để dành một khoảng trống viết về từng cuộc đời thân phận của họ.
Xin lỗi nha!!! Dài hơn vài câu rồi!!!
Qua bài thơ “Bánh trôi nước”, tác giả Hồ Xuân Hương đã miêu tả vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ trong chế độ cũ. Bà đã gợi lên hình ảnh “trắng”, “tròn” của chiếc bánh để nhấn mạnh vẻ đẹp trong trắng, trang nhã mà phúc hậu, hiền lành của họ và với câu thành ngữ “ba chìm bảy nổi”, bà đã bộc lộ được số phận lênh đênh không biết nơi nương tựa của người phụ nữ, chỉ có thể dựa vào quyết định của người khác, số phận may rủi, sang hèn của họ tuỳ thuộc vào người chồng của mình, “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”. Cuộc đời có long đong, chìm nổi đầy gian truân, sóng gió như thế nào thì họ vẫn giữ được tấm lòng son sắt, xinh đẹp, trong trắng của mình qua câu thơ cuối: “Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son”... đó cũng là 1 phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Với hình tượng cái bánh trôi nước, tác giả đã khẳng định được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt, số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đồng thời gián tiếp lên án, phê phán xã hội “trọng nam khinh nữ”, đòi lại công bằng cho người phụ nữ thấp hèn trong chế độ cũ.
Chúc bạn học tốt!
Gợi ý
Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
Sống cam chịu, nhẫn nhục...(sự cam chịu, nhẫn nhục càng làm cho những bất công, ngang trái đè nặng lên cuộc đời, số phận của họ). Không thể quyết định được tương lai và hạnh phúc của mình (Vũ Nương, người phụ nữ trong "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du...) Hiểu nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh cho họ (chế độ đa thê, tư tưởng trọng nam khinh nữ, chiến tranh...đã gây ra những bất hạnh, oan trái...cho người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, trong "Chinh phụ ngâm" của Đoàn Thị Điểm...). Cảm thương cho số phận đau khổ, bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.