Hà lân la đến làm quen với ông họa sĩ.
- Ông ơi! Sông quê cháu nước trong ông nhỉ?
Trong, đẹp lắm cháu ạ, cháu lại đây trông ông vẽ có giống không?
- Ôi! Giống quá, mà ông… ông còn cho nó chở bao nhiêu là thứ, ông có vẽ được hoa này không?
Từ nãy đến giờ đến bên ông. Hà cầm sẵn một cành hoa mận trong tay màu trắng tinh ngắt ở trước sân nhà. Hà giơ lên cho ông họa sĩ:
- Ông vẽ nó vào đi ông, ông vẽ nữa, cháu ngắt cho ông. Hay cháu dẫn ông đi, quê cháu nhiều hoa đẹp lắm cơ ông ạ.
Họa sĩ một mình lặng lẽ ngồi vẽ từ sáng, giờ có cô bạn nhỏ đến, ông thấy vui hơn. Hai ông cháu dắt nhau ra dọc bờ sông tìm các loại hoa. Hoa nào Hà cũng có một câu chuyện riêng về nó để kể cho ông nghe.
- Hoa cải vùng này ông ạ, cháu thích lắm nhưng mẹ cháu không cho hái, mẹ nói để nó đậu quả mà làm giống. Làm giống làm gì ông nhỉ? Cháu thì cháu thích nó vàng tươi để ong đến hút mật thích lắm cơ. Ông đã thấy ong đậu hoa cải bao giờ chưa?
- Ong đậu trên các loại hoa, công việc của nó cũng giống như cháu quét nhà trông em cho mẹ ấy.
- Ông có biết hoa bèo này không ông? Cháu thích màu tím bồng bồng trên nước lắm, cơ mà mẹ cháu lại chúa ghét.
- Vì sao?
- Vì ra hoa là bèo già rồi phải không ông – mẹ bảo bèo già lợn ăn không ngon, lợn nhai mỏi răng lắm…
Cứ thế hai ông cháu hết đi lại ngồi.
Một lần họa sĩ giăng tấm bản vẽ bồi giấy trắng ra. Hà như bị thu hút vào đấy hết.
- Ông ơi! Cháu ước có chiếc áo hoa như thế này thì đẹp lắm ông nhỉ.
- Thì cháu chả đang mặc áo hoa đấy là gì!
- Ôi! Cái này thì chán lắm.
- Sao lại chán, thế cháu có biết hoa này tên gọi là hoa gì không?
- Cháu chịu, hoa ấy ở tận nước nào xa xăm lắm, có cả hoa ở chỗ bác Thọ hay đi họp nữa đấy, anh cháu bảo thế. Anh bảo quê cháu không có thứ hoa này. Mặc áo hoa mà chẳng biết hoa ấy ở đâu thì chán ông nhỉ. Cháu ước có một chiếc áo hoa toàn thứ hoa ở quê cháu. Có cành này, lá này, có các loài vật nữa cháu càng thích.
Họa sĩ gật đầu. Ông hiểu ý của Hà nhiều hơn bé nói. Ông nhớ lại đã bao nhiêu lần ông đặt giá vẽ lên bãi sông này. Và ông đã gặp bao nhiêu cô, chú bé. Có điều là mỗi cô, chú bé đến với ông bằng một cách. Và mỗi đứa cũng rủ rỉ với ông bằng một chuyện khác nhau. Thường thì các chú bé thích được ông cho cầm bút vẽ lên giấy. Riêng bé Hà không thế. Bé dẫn chuyện và kể với ông những điều làm ông thích thú đến tò mò. Cô bé có đôi mắt sáng và đôi môi chúm lại vừa kín đáo vừa ngây thơ.
(Trích Người họa sĩ già với chiếc áo hoa - Thúy Bắc)
Câu 1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ tư
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là:
A. Miêu tả
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Tự sự
Câu 3. Đoạn trích trên có những nhân vật chính nào?
A. Họa sĩ
B. Người cha
C. Họa sĩ và bé Hà
D. Bé Hà
Câu 4. Câu nói “Ông ơi! Cháu ước có chiếc áo hoa như thế này thì đẹp lắm ông nhỉ.”là lời của ai?
A. Lời của người kể chuyện.
B. Lời của nhân vật bé Hà.
C. Lời của nhân vật người mẹ.
D. Lời của nhân vật họa sĩ.
Câu 5. Em có nhận xét gì về tính cách của người họa sĩ?
A. Là người kiêu căng, khó gần.
B. Là người không thích trẻ nhỏ
C. Là một họa sĩ già khó tính.
D. Là người hòa đồng, gần gũi với trẻ nhỏ, hiểu những tâm sự của con trẻ.
Câu 6. Phó từ trong câu “Và ông đã gặp bao nhiêu cô, chú bé.” là:
A. Và
B. Đã
C. Gặp
D. Bao nhiêu
Câu 7. Theo em, đề tài rõ nhất được nói đến trong đoạn trích là đề tài gì?
A. Đề tài về tình cảm của con người với phong cảnh quê hương.
B. Đề tài vẽ tranh.
C. Đề tài về phong cảnh thiên nhiên.
D. Đề tài về nghề họa sĩ.
Câu 8. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Ong đậu trên các loại hoa, công việc của nó cũng giống như cháu quét nhà trông em cho mẹ ấy.” là gì?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Hoán dụ
Câu 9. Trong đoạn trích, ước mơ của bé Hà là gì. Em có suy nghĩ gì về ước mơ này?
Câu 10. Nhân vật bé Hà có điểm gì giống với em? Câu chuyện của bé Hà mang đến điều gì mà em thích nhất?
mọi người giúp vs (5sao nha)
“Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng rỡ ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.”
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)
a. Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
b. Nêu nội dung của văn bản?
c. Em hãy chỉ ra quan hệ từ trong câu “Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng”.
d. Đặt một câu với quan hệ từ vừa tìm được? (gạch chân quan hệ từ).
e. Qua văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình? (Viết từ 3- 5 câu)
Trong văn bản hình ảnh hoa sen trong bài ca dao"Trong Đầm Gì Đẹp Bằng Sen"vấn đề cần bàn bạc là gì? có mấy ý kiến lớn mấy ý kiến nhỏ?
Văn bản "Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi có đoạn: Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”
Viết đoạn văn khoảng 6 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong đoạn trích trên. Gạch chân và chú thích 1 từ láy, 1 quan hệ từ mà em sử dụng trong đoạn văn.
Giúp em với ạ! Em đang cần tham khảo ạ.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo. Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông chẳng bình yên chút nào. Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình. Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Chỉ ra chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ, từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ Hán Việt, thành ngữ được sử dụng trong văn bản.
Câu 3. Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đã tìm ra ở trên.
Câu 4. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nội dung ngữ liệu đó
Từ mục đích chiến đấu của người chiến sĩ trong bài tiếng gà trưa và học sinh em hãy liên hệ mục đích học tập của em hiên nay ( học tập vì bản thân , vì gđ, vì Xã Hội , vì tương lai của đất nước => viết đoạn văn ngắn )
Giúp mình đi :))) cảm ơn mấy bạn giúp mình nhiều nha <3
Viết một bài văn biểu cảm có 8 - 10 câu văn biểu cảm về một loài hoa em yêu. Mọi người ơi giúp mik với mik đang cần gấp ai làm đc mik tick cho
"Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. em được phật trao cho bông hoa cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: "Hoa cúc có bao nhiêu cánh người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm".Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh...Ngày nay hoa cúc vẫn được dùng chữa bệnh." Câu 1: Văn bản trên có sử dụng mấy cách liên kết trong văn bản trên?đó là những cách nào?
Câu 2: chỉ ra phương tiện liên kết trong văn bản trên?
Câu 3: Gọi tên,chỉ rõ các phần từ đâu đến đâu
BÀI 1: Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi: Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) Câu 1. Cho biết thể thơ và phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ trên. Câu 2. Nhận xét ngắn gọn về sự giống nhau và khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan với bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến. Câu 3. Viết đoạn văn phân tích bốn câu đầu bài thơ để thấy rõ: Bốn câu thơ đầu vừa tả cảnh Đèo Ngang vừa gửi gắm tâm sự u hoài, buồn thương của nữ sĩ. Trong đoạn văn, em hãy sử dụng một từ Hán Việt và gạch chân dưới từ đó. BÀI 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con. (Sách Ngữ Văn 7, trang 10, NXB Giáo dục, 2018 ) Câu 1. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. Đoạn văn là lời của ai gửi đến ai? Những lời đó được viết ra trong hoàn cảnh nào? Câu 3. Những từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc từ loại gì? Câu 4. Tình cảm gia đình là một đề tài quen thuộc trong ca dao. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, em đã được học một bài ca dao về tình cảm anh em thương yêu gắn bó, mở đầu bằng câu: Anh em nào phải người xa a. Hãy chép 3 câu tiếp theo để hoàn thành bài ca dao trên b. Viết đoạn văn (có độ dài khoảng 7-9 câu) nêu cảm nhận của em về bài ca dao em vừa chép. Trong đoạn, có sử dụng một từ láy (gạch chân, chú thích từ láy). BÀI 3: Mỗi loài cây xung quanh ta đều có một ý nghĩa riêng thật đặc biệt. Có loài cây cho bóng mát, có loài cây cho trái ngọt, có loài cây mang đến hương sắc điểm tô vẻ đẹp cho cuộc đời. Hãy viết bài văn biểu cảm về một loài cây mà em yêu quý.
1. Có ý kiến cho rằng: “Khổ thơ đã làm thức dậy bao cảm xúc trong lòng người chiến sĩ." Bằng đoạn văn 8-10 câu, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên, trong đoạn văn có sử dụng cặp từ đồng nghĩa (gạch chân và chú thích rõ)