Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

KN

Trình bày nguyên nhân và hậu quả của các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều, Trịnh Nguyễn

BT
12 tháng 3 2017 lúc 19:41

nguyên nhân :

Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.

Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.

Bình luận (0)
BT
12 tháng 3 2017 lúc 19:42

- Hậu quả : Đất nước bị chia cắt. Nhân dân bị đói khổ, li tán.
+ Ở Đàng Ngoài, đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây dựng phủ chúa bên cạnh triều Lê ; tuy nắm mọi quyền hành nhưng vẫn phải dựa vào vua Lê? nhân dán gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".
+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".

Bình luận (0)
I3
14 tháng 3 2017 lúc 22:34

(Nam-Bắc triều)

Nguyên nhân: Xung đột phe phái, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê.Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa lập một người có dòng dõi nhà Lê lên làm vua và từ đó hai bên đánh nhau liên miên

Hậu quả: Làng mạc tiêu tàn, xơ xác. Già trẻ bồng bế nhau chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói, dịch lễ tái phát sinh, người chết đến quá nửa, đời sống nhân dân cực khổ

(Trịnh-Nguyễn)

Nguyên nhân: 1545, Ng Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay và hình thành thế lực họ Trịnh, con thứ hai của Nguyễn Kim thì trú tại trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Sau đó, hai thế lực bùng nổ chiến tranh

Hậu quả: Đất nước bị chia cắt. Ở đàng ngoài, đến thời Trịnh Tùng thì xưng vương, xậy phủ chúa bên cạnh triều Lê, tuy nắm mọi quyền hành nhưng vẫn phải dựa vào vua Lê, nhân dân gọi là vua Lê-chúa Trịnh. Ở đàng trong,nhân dân bị đói khổ,li tán, con cháu họ Nguyễn cũn truyền nối nhau cầm truyền, gọi là chúa Nguyễn

Học tốt nha! M/c thi sử mấy năm r, có câu j khó cứ ib hỏi mềnh nha <3

banhqua

Bình luận (6)
ND
21 tháng 3 2017 lúc 19:37

vậy còn tính chất của cuộc chiến?!!?

Bình luận (1)
ND
21 tháng 3 2017 lúc 19:42

Các mem giúp mình trả lời câu:'' Hãy so sánh quân đội và luật pháp thời Lê sơ với thời Trần?''....

Giúp mk vs mai thi zùi :'(

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MM
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết