Bài 30. Tổng kết

OY

tình hình giáo dục khoa cử thời lê sơ có gì khác với thời lí trần

NF
26 tháng 4 2018 lúc 20:00

Thời Lê Sơ:
Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn ; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
Giáo dục thời Lý-Trần:
Thời đầu Lý, nền giáo dục Đại Việt có thể chủ yếu là Phật học. Lý Công Uẩn đã học ở chùa Lục Tổ. Các sư tăng đồng thời cũng là những trí thức. Dần dần, cũng như Nho giáo, giáo dục khoa cử Nho học ngày càng phát triển.
Thời Lý – Trần, Nho học phát triển từ trên xuống dưới. Năm 1070, Văn Miếu được thành lập, cũng là nơi dành riêng để dạy học cho Hoàng Thái tử. Lúc đầu, khi mới mở trường Quốc Tử Giám (1076), chỉ có các quý tộc quan liêu và con em được theo học. Nhìn chung, việc giáo dục Nho học ở thời Lý còn khá hạn chế.
Giáo dục Nho học đã có nhiều tiến bộ dưới thời Trần. Quốc Tử Giám, với những tên gọi mới (Quốc tử viện, Quốc học viện) đã được củng cố và mở rộng đối tượng học tập. Năm 1236, đặt chức Thượng thư tri Quốc tử viện, đưa con em văn thần và tụng thần [chức quan tư pháp] vào học. Năm 1253, Nhà nước sai sửa sang Quốc học viện, đắp tượng Không Tử, Chu Công và Mạnh Tử, vẽ tranh Thất thập nhị hiền để thờ, lại xuống chiếu vời Nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện giảng Tứ thư lục kinh. Năm 1272, xuống chiếu tìm người tài giỏi, đạo đức, thông hiểu kinh sách làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, có thể giảng bàn ý nghĩa của Tứ thư, Ngũ kinh sung vào hầu nơi vua đọc sách.
Ngoài Quốc tử viện là một loại trường Nho học cấp cao, thời Trần còn một số trường Nho học khác. Ta có thể kể : trường phủ Thiên Trường, trường Lạn Kha thư viện (ở chùa Phật Tích), trường của Chiêu quốc vương Trần Ích Tắc và trường Cung Hoàng của Nho sĩ Chu Văn An, trước đó đã từng giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1397, triều đình lại đã chính thức sai đặt nhà học và chức học quan (được nhà nước trợ cấp phần ruộng công thu hoa lợi) ở các lộ phủ địa phương như Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông, với chức năng là “giáo hóa dân chúng, giữ.gìn phong tục, dạy bảo học trò thành tài nghệ, chọn người ưu tú tiến cử lên triều đình”.
Cùng với giáo dục, khoa cử ở Đại Việt đã có từ thời Lý. Năm 1075, mở khoá thi Minh kinh bác sĩ Nho học đầu tiên. Lê Văn Thịnh người Bắc Ninh là người đỗ đầu Thái học sinh (Tiến sĩ sau này), được đưa vào giúp vua học, sau này thăng đến chức Thái sư. Tuy nhiên, Nho học và khoa cử thời Lý vẫn chưa ổn định. Sau vụ Lê Văn Thịnh bị buộc tội mưu phản (có thể là kết quả của một âm mưu chống Nho học của các thế lực Phật giáo), khoa cử hầu như đã bị đình hoãn lại. Cả triều Lý có 3 khoa thi. Năm 1195, nhà Lý có mở khoa thi Tam giáo (Nho, Phật, Đạo), loại thi này còn tồn tại đến đầu thời Trần.
Các kỳ thi Thái học sinh đời Trần được tổ chức quy củ và thường xuyên hơn, niên hạn là 7 năm một kỳ. Cả thời Trần có tất cả 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy đỗ 282 người đại khoa, có học vị Thái học sinh. Năm 1374, có tổ chức thi Đình cho các tiến sĩ. 3 người đỗ đầu được gọi là Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. (Sau đặt thêm một học vị cấp cao nữa là Hoàng giáp). Có một thời gian. nhà Trần đã chia thành hai loại Trạng nguyên: Kinh Trạng nguyên và Trại Trang nguyên (dành riêng cho vùng Thanh – Nghệ). Các vị tân khoa được nhà vua trọng đãi: ban mũ áo, dự yến tiệc, được dẫn đi thăm kinh thành Thăng Long trong 3 ngày. Có một số người đỗ đại khoa khi tuổi đời còn rất trẻ: Trạng nguyên Nguyễn Hiền (l3 tuổi), Bảng nhãn Lê Văn Hưu (18 tuổi), Thám hoa Đặng Ma La (14 tuổi), Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn (16 tuổi).
Quy trình và nội dung khoa cử đời Trần lúc đầu gồm 4 kỳ, lần lượt là các bài thi : ám tả cổ văn, kinh nghĩa và thơ phú, chiếu chế biểu và đối sách (văn sách). Năm 1397, Hồ Quý Ly cải cách thi cử. Nội dung của 4 kỳ thi bỏ ám tả cổ văn và được sắp xếp lại : kinh nghĩa, thơ phú, chiếu chế biếu và văn sách. Đồng thời, bắt đầu tổ chức thi Hương ở địa phương.
Khoa cử được tiếp tục dưới triều Hồ (2 khoa). Nguyễn Trãi là người thi đỗ Thái học sinh năm 1400. Hồ Hán Thương đã tiếp tục cải cách thi cử, đưa thêm vào môn toán và viết chữ.

Bình luận (0)
MY
26 tháng 4 2018 lúc 22:34
SO SÁNH GIÁO DỤC THỜI LÝ TRẦN VÀ LÊ SƠ: * Điểm giống nhau: - Mục đích của giáo dục – khoa cử: Lựa chọn nhân tài, phục vụ cho bộ máy nhà nước phong kiến quan liêu. - Nội dung giáo dục: Chủ yếu trú trọng lĩnh vực xã hội, với các tài liệu giáo dục như: Tứ Thư, Ngũ kinh, Bắc sử …. * Điểm khác nhau: Điểm so sánh Giáo dục khoa cử thời Lý – Trần Giáo dục khoa cử thời Lê sơ Vai trò của Nho học trong giáo dục. - Chưa được coi trọng, Phật giáo ảnh hưởng lớn và là quốc giáo, cùng tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên”. - Trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến thống trị, với địa vị độc tôn, nội dung của giáo dục. Thể lệ và quy trình thi cử - Còn thiếu chặt chẽ, nhà nước chỉ mở khoa thi tuyển chọn nhân tài khi có nhu cầu. - Chặt chẽ, được tổ chức đều đặn và qui củ. Nhà nước qui định cứ 3 năm mở một kì thi Hương, năm sau mở thi hội. Qui chế thi cũng khoa học và chặt chẽ hơn với các qui định về “bảo kết hương thi” và “Cung khai tam đại”. Hệ thống giáo dục. - Các trường chủ yếu do nhà nước lập. - Hệ thống giáo dục được mở rộng, ngoài các trường do nhà nước lập nên, ở các Lộ, Phủ, Huyện, các đạo Thừa tuyên đều có các trường. Đối tượng được giáo dục dự thi - Chỉ bó hẹp trong bộ phận con cháu quý tộc, quan lại. - Được mở rộng con em mọi tầng lớp nhân dân (Trừ con cháu nhà xướng ca, ngụy
Bình luận (0)
H24
11 tháng 3 2020 lúc 20:10

Tình hình giáo dục và khoa cử thời Lý-Trần

- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên.

- Đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ.

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

- Các lộ, phủ đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.

- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.

Tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê sơ

- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long ; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

- Thời Lê sơ (1428- 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
TT
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
BD
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
JZ
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
SD
Xem chi tiết