Bài 4: Công thức nghiệm của phương trình bậc hai

MK

Tam giác ABC cân tại A,góc A <\(90^0\) đường vuông góc với AB tại A cắt BC tại E,kẻ EN vuông góc AC,M là trung điểm BC,AM cắt EN tại F

a)Tìm những tứ giác nội tiếp và xác định tâm

b)Chứng minh EB là phân giác góc AEF

c)Chứng minh M là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AFN

AH
15 tháng 3 2019 lúc 0:00

Lời giải:

a)

Vì tam giác $ABC$ cân tại $A$ nên trung tuyến $AM$ đồng thời là đường cao. Do đó \(AM\perp BC\)

Xét tứ giác $AMNE$ có: \(\widehat{AME}=90^0=\widehat{ANE}\) và cùng nhìn cạnh $AE$ nên $AMNE$ là tứ giác nội tiếp.

Xét tứ giác $CMFN$ có tổng hai góc đối nhau \(\widehat{CMF}+\widehat{CNF}=90^0+90^0=180^0\) nên $CMFN$ là tứ giác nội tiếp.

* Xác định tâm.

Sử dụng tính chất: Đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông thì bằng một nửa cạnh huyền.

Gọi $I$ là trung điểm của $AE$.

Xét tam giác $AME$ vuông tại $M$ có đường trung tuyến ứng với cạnh huyền là $MI$ nên \(MI=\frac{AE}{2}=AI=EI\)

Xét tam giác $ANE$ vuông tại $N$ có đường trung tuyến ứng với cạnh huyền là $NI$ nên \(NI=\frac{AE}{2}=AI=EI\)

Do đó: \(MI=NI=AI=EI\) nên $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác $AMNE$.

Hoàn toàn tương tự, gọi $T$ là trung điểm $CF$ thì $T$ cũng là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác $CMFN$

b)

Ta có:

\(\widehat{AEB}=90^0-\widehat{ABE}=90^0-\widehat{ABC}\)

\(\widehat{FEB}=90^0-\widehat{EFM}=90^0-\widehat{ACB}\) ( tứ giác $CMFN$ nội tiếp nên \(\widehat{EFM}=\widehat{ACB}\))

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\) (do tam giác $ABC$ cân tại $A$)

\(\Rightarrow \widehat{AEB}=\widehat{FEB}\). Suy ra $EB$ là phân giác góc $\widehat{AEF}$

c) Xét tam giác $AEF$ có $EM$ vừa là đường cao, vừa là đường phân giác (phần b) nên $AEF$ là tam giác cân tại $E$

\(\Rightarrow EM\) đồng thời cũng là đường trung tuyến. Do đó $M$ là trung điểm của $AF$

Xét tam giác $ANF$ vuông tại $N$ có trung tuyến $NM$ ứng với cạnh huyền nên \(NM=\frac{AF}{2}=AM=MF\)

Suy ra $M$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $AFN$

Bình luận (0)
AH
15 tháng 3 2019 lúc 0:20

Hình vẽ:

Công thức nghiệm của phương trình bậc hai

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
QP
Xem chi tiết
MK
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
MK
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
WA
Xem chi tiết
MK
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết