Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện qua chế độ đẳng cấp Vác-na.
- Đẳng cấp thứ nhất là Brahman tức Bà-la-môn, gồm những người da trắng đều là tăng lữ (quý tộc chủ trì việc tế lễ đạo Bà-la-môn), họ là chúa tể, có địa vị cao nhất.
- Đẳng cấp thứ hai là Kcatrya gồm tầng lớp quý tộc, vương công và vũ sĩ, có thể làm vua và các thứ quan lại.
- Đẳng cấp thứ ba là Vaicya gồm đại đa số là nông dân, thợ thủ công và thương nhân, họ phải nộp thuế cho nhà nước, cung phụng cho đẳng cấp Brahman và Kcatrya.
- Đẳng cấp thứ tư là Cudra gồm đại bộ phận là cư dân bản địa bị chinh phục, nhiều người là nô lệ, là kẻ tôi tớ đi làm thuê làm mướn
=> Việc phân biệt sang hèn giữa các đẳng cấp rất rõ ràng, ranh giới rất khắt khe. Lại còn quy định những người không cùng đẳng cấp không được lấy nhau.
+ Nếu lấy nhau, những đứa trẻ sinh ra và cha mẹ chúng đều bị gọi là "tiện dân", còn gọi là "người không thể đến gần".
+ Nếu một người Brahman do sơ ý chạm phải thân thể kẻ ‘‘tiện dân" thì coi như gặp phải uế khí, khi về nhà phải lập tức tắm rửa. Bình thường, "tiện dân" chỉ có thể trú ngụ ở ngoài làng, đi trên đường phải luôn gõ vào chiếc lọ sành để báo cho người ở đẳng cấp cao không được tiếp xúc với họ.
Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại biểu hiện ở những điều luật khắt khe:
• Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau
• Người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.