Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

MM

Sông núi nước nam vua nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Bài thơ trên nói lên điều gì

AT
23 tháng 10 2017 lúc 20:55

Bài thơ nói lên : Nước Nam là của người nước Nam, điều đó đã có sách trời phân định rõ ràng, nếu kẻ thù xâm phạm thì tất chuốc lấy bại vong. Đồng thời nói lên ý chí mạnh mẽ chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Bình luận (0)
TP
23 tháng 10 2017 lúc 21:00

Bài thơ trên do Lý Thường Kiệt sáng tác trong đêm, khi thế giặc mạnh hơn mình, nhưng ông bảo là do thần ban. Bài thơ tuy chỉ có bốn câu, nhưng đã kích động mạnh mẽ lòng yêu nước của chiến sĩ. Bài thơ vạch rõ ý đồ xâm lăng phi nghĩa của giặc và khẳng định sự thắng lợi tất yếu của ta. Bài thơ như một bản cáo trạng hùng biện kết tội bọn giặc, như một bản tuyên bố đanh thép về nền độc lập của đất nước ta. Chính nhờ thế, bài thơ đã lan truyền rất mau, nhanh, tăng gấp bội sức mạnh chiến đấu của mọi người.
Bài thơ lịch sử bên sông Cầu của Lý Thường Kiệt có sức công phá vào tinh thần và ý chí xâm lược của quân Tống, khích lệ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân ta, góp phần làm nên chiến thắng hào hùng của quân dân thời nhà Lý đánh tan 10 vạn quân Tống bên bờ sông Như Nguyệt. Vì vậy, bài thơ có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, xác định chủ quyền của người nước Nam và khẳng định sự thất bại của quân xâm lược, do đó bồi dưỡng tinh thần quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước của binh lính.

Bình luận (0)
KB
25 tháng 10 2017 lúc 8:11

Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:

- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.


Bình luận (0)
MN
28 tháng 10 2017 lúc 19:51

nước nam là của vua nam người nam điều đó đã có sách trời phân định rõ ràng nếu kẻ thù xâm lược thì sẽ chuốc lấy bại vong đồng thời nói lên ý chí mạnh mẽ chống ngoại xâm của dân tộc

Bình luận (0)
H24
7 tháng 2 2018 lúc 22:27

bài thơ nói lên :" Sông núi nước Nam là của vua Nam, đã được định sẵn ở sách Trời, thì cớ gì mà lũ giặc cứ sang xâm phạm, chúng sẽ bị ta đánh cho tơi bời, đồng thời thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng mọi cách quyết ko để cho giặc chiếm đc lãnh thổ"

Bình luận (0)
TA
9 tháng 10 2018 lúc 20:21

Bài thơ trên là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam ta

Bình luận (0)
SE
10 tháng 10 2018 lúc 20:25

bucquađell bít

Bình luận (0)
SE
10 tháng 10 2018 lúc 20:26

T

Bình luận (0)
SE
10 tháng 10 2018 lúc 20:28

Bài 11 : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)

Bình luận (0)
NA
24 tháng 10 2018 lúc 20:31

Bài thơ khẳng định chủ quyền về lãnh thổ Việt Nam và ý chí quyết tâm bảo về chủ quyền đó trước mọi kẻ thù

Ngắn gọn ,xúc tích. Ai thấy đúng thì like giúp mk nha

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
DQ
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết