Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

HD

Sông Núi Nước Nam

1) Tại sao bài thơ được gọi là bài thơ thần ?

2)Hãy làm rõ để thấy bài thơ vừa có tính biểu cảm vừa có tính biểu ý ?

3)Tại sao nói sông núi nước nam là bảng tuyên ngôn độc lâp đầu tiên của nước ta ? Ngoài sông núi nước nam còn những tác phẩm nào sau này cũng được gọi là tuyên ngôn độc lập ?

Phò giá về kinh

1) Phân tích mối quan hệ trong 2 câu:

Thái Bình tu trí lực

Vạn cổ thử gian san

2) Tìm nét chung giữa 2 bài thơ Sông núi nước nam và Phò giá về kinh ?

TD
8 tháng 10 2017 lúc 15:16

1)Vì bài thơ được vọng ra từ một đền thờ linh thiêng có tác dụng khích lộ quân dân ta quyết tâm chiến đấu chống giặc.

3) vì: -bài thơ khẳng định được chủ quyền lãnh thổ của dân tộc

-khẳng định ý chí bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta
-khẳng định tinh thần yêu nước

Những tác phẩm : Bình Ngô đại cáo, Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết,.

Bình luận (0)
TA
8 tháng 10 2017 lúc 16:10

1) Tác phẩm "Nam quốc sơn hà" vào một buổi đêm năm 1078, từ đền thờ hai vị tướng Trương Hống và Trương Hát, là hai vị thần sông Như Nguyệt, người ta nghe thấy có tiếng người cất lên bài thơ "Sông núi Việt Nam" này.Vì vậy, bài thơ "Nam quốc sơn hà" còn được gọi là bài thơ thần đánh giặc Tống.

2)

Mở đầu bài thơ là giọng nói hùng hồn, mạnh mẽ, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ và chính trị.

” Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Hai câu thơ trên như nhấn mạnh mỗi đất nước đều có sông núi, bờ cõi riêng, có chủ quyền riêng. Đất Việt cũng vậy, cũng có chủ quyền lãnh thổ riêng có vua Nam đứng đầu. Bằng các từ ngữ đặc sắc ” nam đế cư” ” tiệt nhiên”, bài thơ thêm sức cuốn hút và càng khẳng định rõ sông núi nước Nam là của người Nam, mệnh trời đã phân chia rõ ràng cấm ai được xâm phạm đến. Đồng thời, hai câu thơ này còn nêu rõ đất nước Việt tuy là nước nhỏ nhưng cũng có chủ quyền, cũng ngang hàng như các nước Phương Tây vậy. Đọc hai câu lên, ta thấy thật tự hào vềquyền tự chủ và lãnh thổ của đất nước mình.

Nếu hai câu thơ trên thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc, khẳng định về chủ quyền lãnh thổ thì hai câu thơ sau của bài nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của dân ta.

” Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Như đẳng hành khan thủ bại hư”

Các câu thơ đã khẳng định ý chí quyết tâm đánh giặc và thắng giặc khi đất nước bị xâm lăng, lãnh thổ của từng nước trời đã phân rõ ràng cớ sao lũ giặc lại dám làm trái, dám xâm phạm đến chủ quyền thiêng liêng của đất nước khác, thảm hại thay cho kết cục của những nước đế quốc của những nước làm trái sách trời, chúng nhất định sẽ bị nhân dân ta đánh cho tơi bời, tơi tả. Việc sử dụng các từ ngữ hay, có giá trị biểu cảm ” hành khan thủ bại hư” làm cho bài thơ thêm sinh động, giúp tác giả dễ dàng nêu lên một thực tế lịch sử hiển nhiên: Nước Nam có chủ, có lãnh thổ riêng, không ai được quyền xâm phạm, nếu kẻ thù xâm phạm thì sự bại vong của chúng là tất yếu.

Như vậy, với bố cục rõ ràng và chặt chẽ, lời nói chắc nịch, dứt khoát theo mạch ý hết sức tự nhiên cùng chất giọng hào hùng, đanh thép đã thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần bất khuất của dân tộc, bài thơ ” Nam quốc sơn hà” chính là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Bình luận (0)
HH
30 tháng 9 2019 lúc 20:56

123

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NM
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
GB
Xem chi tiết
KV
Xem chi tiết
TQ
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
CC
Xem chi tiết
PP
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết