Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

ND

link: Đề cương nội dung chính 12 chủ đề thi viết tìm hiểu “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam” | Tạp chí Tuyên Giáo

1. Những cơ sở tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam (5-9-1962). Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao của hai nước.

Mục đích: Làm rõ những nhân tố tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giaoViệt Nam-Lào, Lào-Việt Nam và ý nghĩa đặc biệt của sự kiện này.

Yêu cầu: Bài dự thi phải nêu được:

- Nêu được các yếu tố hình thành và phát triển dựa trên những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội; truyền thống chống giặc ngoại xâm của hai tộc và tinh thần tự nguyện phối hợp chiến đấu của nhân dân hai nước, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đặt nền móng và được phát triển không ngừng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và bọn can thiệp Mỹ ở Đông Dương.

- Bối cảnh lịch sử và những đòi hỏi của cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung cần phải củng cố, phát triển quan hệ ngoại giao của hai nước nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp do sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào các nước Đông Dương. Từ đó, tiếp tục gắn kết hai dân tộc lại với nhau trên cùng một trận tuyến chống lại kẻ thù chung.

Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam.

- Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm vóc lịch sử to lớn trong quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam.

- Góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa hai dân tộc anh em tiến lên một tầm cao mới. Nhờ đó, đã giải quyết được những khó khăn, thử thách mới với nhiều diễn biến phức tạp do sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào các nước Đông Dương.

- Khẳng định đường lối nhất quán, đúng đắn trong mối quan hệ chiến lược của hai Đảng và nhân dân hai nước; đảm bảo sự thống nhất về đường lối chính trị, quân sự, để hai dân tộc tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra.

- Là cơ sở vững chắc để quân dân hai nước tiếp tục sát cánh bên nhau chiến đấu và giành nhiều thắng lợi mới trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai, giành độc lập tự do cho mỗi nước.

2. Phát triển liên minh chiến đấu, đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Đế quốc Mỹ, giành thắng lợi hoàn toàn (1963-1975).

Mục đích: Làm rõ quá trình liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào trong những năm tháng chiến tranh gian khổ và đầy hy sinh xương máu, đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn.

Yêu cầu:

- Nêu được mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đặt nền móng đã phát triển không ngừng qua các thời kỳ lịch sử từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954); cuộc đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơnevơ, chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ , thiết lập quan hệ ngoại giao ( 1954 – 1962).

- Nêu bật được quá trình liên minh chiến đấu của hai dân tộc qua các giai đoạn từ 1963-1975: Xây dựng vùng giải phóng Lào, xây dựng tuyến vận tải chiến lược Tây Trường Sơn, từng bước đánh thắng chiến lước chiến tranh đặc biệt ở Lào và chiến tranh cục bộ ở Việt Nam (1963-1968); đánh thắng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ ở miền Nam Việt Nam và chiến tranh đặc biệt tăng cường ở Lào (1969-1973); phối hợp đẩy mạnh đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn (1973-1975).

- Trong giai đoạn này, quan hệ Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam phát triển lên đỉnh cao của hình thức liên minh chiến lược trực tiếp chống đế quốc, trở thành một mẫu mực về tình đoàn kết, chiến đấu, hỗ trợ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực.

- Thủy chung với tình hữu nghị truyền thống, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ, hỗ trợ đến mức cao nhất cả về vật chất lẫn tinh thần cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân các bộ tộc Lào. Đáp lại, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hết lòng ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Trong cuộc trường chinh đầy gian khổ ấy, quân tình nguyện Việt Nam đã cùng Quân đội giải phóng nhân dân Lào mở nhiều chiến dịch cùng hàng loạt trận chiến đấu thắng lợi, đánh bại từng bước chiến lược“Chiến tranh đặc biệt”, rồi “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Mỹ ở Lào, làm cho đế quốc Mỹ phải phân tán lực lượng đối phó, góp phần hỗ trợ đắc lực, tạo thời cơ thuận lợi cho các bước chuyển biến của chiến tranh cách mạng ở Việt Nam, tạo đà phát triển đi lên của cách mạng Campuchia, dẫn tới thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975.

- Từ thực tiễn đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào trong những năm tháng chiến tranh chống kẻ tù chung đã để lại một số bài học lịch sử, rất cần chắt lọc, vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mỗi nước.

3. Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, Chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam

Mục đích: Làm rõ vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, Chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

Yêu cầu:

- Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nêu bật được công lao to lớn của Người với vai trò là người đặt nền móng cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam. Đặc biệt, nêu được sự lãnh đạo, chỉ đạo và tầm nhìn chiến lược của Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng, vun đắp mối và tăng cường tình đoàn kết chiến của quân và dân hai nước chống thù chung qua các thời kì lịch sử. Bên cạnh đó, cần làm rõ tình cảm của Hồ Chí Minh dành cho nhân dân Lào và những tình cảm quý báu của nhân dân Lào dành cho Hồ Chí Minh.

- Đối với Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản: Nêu được quá trình hoạt động của đồng chí từ thời niên thiếu tới lúc trưởng thành; tinh thần học tập và đấu tranh của đồng chí trên đất Việt Nam những thập kỉ đầu của thế kỉ XX. Đặc biệt, phải làm rõ được những cống hiến của đồng chí sau khi trở thành đảng viên của Đảng, trong đó nhấn mạnh đến mối quan hệ gắn bó giữa Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như với các thế hệ cán bộ lãnh đạo Việt Nam qua những thời cách mạng; cuối cùng cần phải khẳng định, cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản là một trong những người đặt nền móng cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

Đối với Chủ tịch Xuphanuvông: Bài dự thi cần phải khẳng định đây là một nhân vật đặc biệt, một biểu tượng của mối quan hệ và tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam, trong đó nêu bật quá trình sinh ra và lớn lên trong Hoàng cung Lào, sớm gắn bó và để lại nhiều dấu ấn đậm nét với cách mạng Việt Nam (qua một số công trình thiết kế thời kì Hoàng thân là kĩ sư hoạt động trên đất Việt Nam những thập kỉ đầu của thế kỉ XX); đặc biệt, phải làm rõ được mối quan hệ gắn bó giữa Hoàng thân với Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi. Tiếp đó, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thời kì xây dựng, bảo vệ Tổ quốc sau này, cần nhấn mạnh những tình cảm tốt đẹp mà Hoàng thân dành cho các thế hệ, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm quốc tế tại Lào; những cống hiến xuất sắc của Hoàng thân trên cương vị là Chủ tịch nước trong xây dựng mối quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam.

Đối với lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước, bài dự thi cần nhấn mạnh vai trò của các thế hệ lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước trong việc gìn giữ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam ở cả quá khứ, hiện tại, trong đó nhấn mạnh các hoạt động thông qua những cuộc gặp cấp cao của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước nhằm thống nhất về chủ trương, đường lối trong xây dựng, vun đắp mối quan hệ đặc biệt.

4. Quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào- Việt Nam từ năm 1976 đến nay. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (được ký kết ngày 18-7-1977)

Mục đích: Làm rõ những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam từ sau khi hai dân tộc đánh bại kẻ thù chung, đất nước được hoàn thành giải phóng; quan hệ giữa Việt Nam và Lào bước sang một thời kỳ mới – thời kỳ từ quan hệ chủ yếu giữa hai Đảng và nhân dân hai nước, chuyển sang quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng cầm uyền, hai Nhà nước và hai quốc gia độc lập, có chủ quyền, cùng khảo nghiệm, tìm tòi từng bước đổi mới để đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Yêu cầu: Nêu bật được sự phát triển trong quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện cả về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục... Đây là đặc điểm quan trọng nhất, chi phối dẫn tới sự thay đổi về chiến lược trong nội dung, phương thức và các nguyên tắc quan hệ giữa hai quốc gia – dân tộc, nâng quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới.

Bài viết lựa chọn vấn đề, đáp ứng mục đích, yêu cầu trên. Trong đó, tập trung phản ánh tinh thần đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện và phát triển trên các giai đoạn:

1. Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong giai đoạn khảo nghiệm, mở đường đổi mới (1976-1986). Trong đó, phải tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định xây dựng đất nước, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện (1976-1981); Những năm đầu tìm tòi khảo nghiệm con đường đổi mới (1982-1986).

- Nêu bật những sự kiện quan trọng đưa quan hệ hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam lên tầm cao mới. Đặc biệt là sự kiện hai nước đã thỏa thuận ký kết các Hiệp ước và ra Tuyên bố chung, tăng cường sự tin cậy và hợp tác lâu dài giữa hai nước. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước.

- Nêu bật tầm quan trọng của Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (được ký ngày 18-7-1977) là Hiệp ước toàn diện đặc biệt quan trọng mang tính chiến lược, là cơ sở chính trị và pháp lý quan trọng để củng có và tăng cường lâu dài, bền chắc tình đoàn kết, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào.

- Hiệp ước khẳng định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt liên minh đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc không chỉ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn cả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau chiến tranh.

Việc ký kết Hiệp ước còn có ý nghĩa quốc tế trong sáng giữa hai nước đang cùng hướng tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội và phát huy ảnh hưởng tích cực trong khu vực.

- Việc triển khai quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào về các mặt, đặc biệt là các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục – y tế; quóc phòng an nình...

2. Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (1986-2017).

- Nêu rõ bối cảnh quốc tế và khu vực; những chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Đảng Nhân dân cách mạng Lào; những thành tưu về củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện trong giai đoạn đầu công cuộc đổi mới của hai nước Việt Nam – Lào (1986-1996).

- Nêu rõ yêu cầu mới, nội dung và những thành tựu của sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào-Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công cuộc đổi mới (1996- 2017), là yếu tố quyết định trong việc củng cố và phát triển, tạo tiền đề cho việc tăng cường và mở rộng hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào-Việt Nam trong giai đoạn mới.

5. Những kỷ niệm sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt-Lào trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay

Mục đích: Ghi lại những câu chuyện, những kỷ niệm sâu sắc của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ từng thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Yêu cầu: Bài viết phải phản ánh trung thực, khách quan, đúng với những gì lịch sử diễn ra.

- Đó có thể là một kỉ niệm thời trận mạc;

- Những trang hồi ức sâu nặng nghĩa tình;

- Những tình cảm gắn bó, thắm thiết giữa cán bộ, chiến sĩ Việt Nam với quân dân Lào trong những năm kháng chiến;

- Những ấn tượng sâu sắc về thành tựu của quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.v.v..

6. Những biểu hiện sinh động của mối quan hệ đoàn kết, gắn bó thủy chung, son sắt của hai dân tộc Việt Nam -Lào dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước từ khi thiết lập mói quan hệ hợp tác và hữu nghị đến nay.

Mục đích: Làm rõ những thành tựu của mối quan hệ đoàn kết, gắn bó thủy chung, son sắt của hai dân tộc dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1977 đến nay, đó là những biểu hiện sinh động của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

Yêu cầu: Bài dự thi phải khái quát được những thành tựu:

- Trong giai đoạn 1977 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực và sự đoàn kết quyết tâm cao, hai nước Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành công lớn trên mọi lĩnh vực.

+ Về lĩnh vực hợp tác trong lĩnh vực chính trị và đối ngoại;

+ Lĩnh vực quốc phòng, an ninh;

+ Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật;

+ Về hợp tác giữa các địa phương và ngoại giao nhân dân.

- Đó thực sự là những biểu hiện sinh động của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt trong thời kì mới dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước.

7. Những kinh nghiệm quý báu về việc gìn giữ, củng cố, phát huy truyền thống hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào

Mục đích: Làm rõ những bài học học kinh nghiệm chủ yếu về việc gìn giữ, củng cố, phát huy truyền thống hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

Yêu cầu: Bài dự thi phải nêu và phân tích được những kinh nghiệm chủ yếu:

Thứ nhất, phải xác định đúng đắn hệ thống quan điểm lí luận về mối quan hệ dân tộc và quốc tế trong thời đại mới giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

Thứ hai, phải xác định nội dung, phương thức xây dựng quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là cụ thể hóa hệ thống quan điểm lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về quan hệ quốc gia và quốc tế trong điều kiện cụ thể của hai nước để hướng dẫn hoạt động của Đảng, của hệ thống chính trị và quân, dân hai nước Việt Nam, Lào nhằm đạt tới mục tiêu cách mạng do hai bên xác lập.

Thứ ba, tình cảm cách mạng thủy chung, trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào là một nhân tố trọng yếu tạo nên độ bền vững và phát triển của mối quan hệ Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

Thứ tư, khai thác, phát huy các nhân tố, điều kiện cần thiết để xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

8. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong lịch sử của hai dân tộc và trên những chặng đường phát triển mới.

Mục đích: Làm rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trong lịch sử của hai dân tộc và trên những chặng đường phát triển mới.

Yêu cầu: Bài dự thi phải chuyển tải được các nội dung:

- Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng mỗi nước; là quy luật tồn tại và phát triển của cả hai nước ở hiện tại và tương lai.

- Gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam chính là gìn giữ thành quả cách mạng mà biết bao thế hệ quân dân hai nước đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của hai nước; gìn giữ truyền thống và bản sắc tốt đẹp của nhân dân hai nước được lưu truyền qua nhiều thế hệ; gìn giữ công cuộc xây dựng đất nước và cuộc sống ấm no mà nhân dân hai nước đang thụ hưởng.

- Gìn giữ, phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là mong muốn và nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước vì sự phát triển bền vững; là góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động hòng xuyên tạc, chia rẽ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, hai dân tộc.

- Đối với thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của hai nước, gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, nó gắn liền và quyết định tới mọi thành công của mỗi người trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của thế hệ trẻ.

9. Những cảm nhận về nền văn hóa, về đất nước và con người Lào.

Mục đích: Nêu lên những cảm nhận của mình đối với nền văn hóa, về đất nước và con người Lào.

Yêu cầu:

- Về nền văn hóa:

+ Lào có nền văn hóa được hình thành từ lâu đời, không ngừng bồi tụ, phát triển theo thời gian; rất phong phú và đa dạng.

+ Văn hóa Lào nằm trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á nên mang những đặc trưng chung của văn hóa Đông Nam Á

+ Tuy có những nét chung của văn hóa Đông Nam Á nhưng văn hóa Lào có rất nhiều nét riêng biệt, đó là bản sắc văn hóa của dân tộc Lào.

* Về văn hóa vật chất của người Lào.

* Về văn hóa tinh thần của người Lào.

- Về đất nước:

+ Đất nước Lào có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Đông Dương và Đông Nam Á.

+ Lào là một đất nước thanh bình, thiên nhiên hùng vĩ, giàu tài nguyên.

+ Đất nước Lào có truyền thống lịch sử lâu đời, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm anh dũng kiên cường.

- Về con người:

+ Nhân dân Lào cần cù, chăm chỉ và ham học hỏi.

+ Có tinh thần vươn lên khắc phục khó khăn trong lao động sản xuất cũng như chống giặc ngoại xâm.

+ Có tinh thần cố kết dân tộc cao và tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, đặc biệt với nhân dân Việt Nam.

10. Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào.

Mục đích: Nêu những nội dung cần phải làm để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào.

Yêu cầu: Bài dự thi phải nêu được những nội dung sau:

Để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào chúng ta cần phát suy sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị và nhân dân hai nước trên cơ sở phát huy những kinh nghiệm được đúc kết trong lịch sử và tăng cường đẩy mạnh hợp tác trên mọi lĩnh vực.

+ Hợp tác trong lĩnh vực chính trị và đối ngoại. Đây là lĩnh vực hợp tác đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam. Do vậy, hai bên phải thường xuyên có các cuộc tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, thông báo cho nhau tình hình phát triển của mỗi nước và cùng nhau trao đổi, hợp tác giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan hệ đặc biệt cũng như những vấn đề quốc tế và khu vực hai nước quan tâm, từ đó nâng tầm mối quan hệ Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới.

+ Phải tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Trước sự biến đổi mạnh mẽ của tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt là trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và phản động, việc tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh trong tình hình cách mạng mới là việc làm tiên quyết để gìn giữ và phát huy tình cảm hữu nghị và tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam đã được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử.

+ Phải đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học-kĩ thuật. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển cách mạng hai nước và mối quan hệ Việt Nam-Lào ở cả hiện tại và tương lai. Trên tinh thần đó, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào cần đẩy mạnh hợp tác, thông qua các Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học-kĩ thuật hàng năm và từng giai đoạn, tạo điều kiện hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Khi kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện sẽ tác động tương hỗ cho các mối quan hệ hợp tác khác giữa hai nước.

Với những thành tựu đã đạt được, quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học-kĩ thuật giữa hai nước đang trở thành yếu tố quyết định trong việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam, tạo tiền đề cho việc tăng cường và mở rộng hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam lên tầm cao mới.

+ Phải thắt chặt hơn nữa hợp tác giữa các địa phương và nhân dân hai nước. Quan hệ giữa các địa phương và nhân dân hai nước không chỉ diễn ra ở các tỉnh có chung đường biên giới mà cần được đẩy mạnh thông qua sự kết nghĩa giữa các tỉnh. Đặc biệt, thông qua Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào- Việt Nam và qua các Chi hội Hữu nghị ở các tỉnh, quan hệ giữa nhân dân hai nước phải được tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đi cùng với đó, phải tích cực truyên truyền, giáo dục để nhân dân hai nước hiểu rõ về lịch sử mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam, trước mắt là tuyên truyền, cổ vũ nhân dân hai nước tích cực tham gia cuộc thi tìm hiểu Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam do Bộ Chính trị của hai Đảng đã thống nhất phát động.

11. Tại sao các thế lực thù địch xuyên tạc gây chia rẽ quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào Việt Nam

Mục đích: Làm rõ âm mưu của các thế lực thù địch trong chiến lược chống chủ nghĩa xã hội, xuyên tạc sự thật về chủ nghĩa xã hội, âm mưu lái cách mạng Việt Nam và Lào từ bỏ con đường đi theo chủ nghĩa xã hội; chia rẽ đoàn kết của hai dân tộc vì những mưu đồ đen tối gây bất lợi cho cách mạng của mỗi nước.

Yêu cầu: Bài dự thi phải chuyển tải được các nội dung:

- Âm mưu thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

- Những biện pháp nhận diện, đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; ngăn chặn biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên và dân chúng mỗi nước.

- Gìn giữ, phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam; khắc phục kịp thời những yếu kém, bất cập hiện nay vừa là mong muốn và nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước vì sự phát triển bền vững; vừa là góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động hòng xuyên tạc, chia rẽ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, hai dân tộc.

12. Tại sao hai dân tộc Việt Nam-Lào phải yêu thương gắn bó chặt chẽ với nhau.

Mục đích: Nêu được lý do tạo sao hai dân tộc Việt Nam-Lào phải yêu thương gắn bó chặt chẽ với nhau.

Yêu cầu: Sở dĩ hai dân tộc Việt Nam-Lào phải yêu thương gắn bó chặt chẽ với nhau:

+ Vì quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt, đầy hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và nhân dân hai nước, đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa tới nhiều thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ đất nước, cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với nhân dân hai nước Việt Nam, Lào, quan hệ đặc biệt được coi là lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như một, dù gian nan nguy hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được.

+ Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế mà nhân dân hai nước đang tiến hành đã tạo ra những xung lực mới, đồng thời đặt ra những yêu cầu khách quan về gia tăng mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam-Lào; Lào-Việt Nam với những phương thức mới và những nội dung mới, do dó hai dân tộc cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, cùng đạt được những mục đích đề ra của cách mạng hai nước.

+ Trước sự diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, các thế lực thù địch và phản động đang tìm mọi cách xuyên tạc, chia rẽ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam. Do vậy, hơn lúc hết, hai dân tộc phải yêu thương, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng nhau đoàn kết làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân hai nước.

+ Trong bối cảnh đoàn kết hợp tác rộng mở trên thế giới hiện nay, xuất hiện nhiều hình thức liên kết hợp tác song phương và đa phương với nhiều mục đích khác nhau, do vậy hai dân tộc Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam cần gắn bó chặt chẽ bên nhau, cùng nhau xây đắp mối quan hệ đặc biệt trở thành một mẫu mực về tình đoàn kết quốc tế trong lịch sử thế giới đương đại, đồng thời cũng vì sự phát triển bền vững của mỗi nước.

P/S: xin các bác làm giùm em với ài ngắn sao cx đc hết, chép mạng cx đc ạ nhưng đừng chép thái quá ạ, xin rủ lòng thương cho đưa trẻ này

LD
18 tháng 8 2017 lúc 10:09

Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam.

- Quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước đã có những bước khởi sắc. Kim ngạch thương mại hai nước năm 2006 đạt 260 triệu USD, tăng 60% so với năm 2005. Tính đến tháng 6-2007, đã có 76 dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam và Lào, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 555 triệu USD. Chúng ta nỗ lực phấn đấu để đến năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đạt một tỷ USD. Trong đầu tư trực tiếp, chúng ta đang nỗ lực, cùng nhau mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực năng lượng, khai khoáng, phát triển nông nghiệp, dịch vụ cho tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai nước.

- Trong lĩnh vực giao thông vận tải, Việt Nam sẽ tập trung hỗ trợ xây dựng các tuyến đường nối các địa phương của Lào với các cảng biển, các trung tâm kinh tế của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để Lào mở rộng giao thương với quốc tế. Quan hệ hợp tác về an ninh, quốc phòng, văn hóa, thông tin, thể thao, y tế,... ngày càng được củng cố và phát triển. Ðặc biệt, trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Việt Nam sẽ tiếp nhận nhiều hơn số học sinh, nghiên cứu sinh của Lào sang học tập và nghiên cứu tại Việt Nam.

- Kết quả hợp tác đạt được trong những năm qua thể hiện sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của Chính phủ, của các bộ, ngành, các địa phương, doanh nghiệp hai nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của mỗi nước. Trên lĩnh vực đối ngoại, sự phối hợp hiệu quả và hỗ trợ nhau trên các diễn đàn quốc tế đã mang lại những kết quả tốt đẹp, góp phần nâng cao vị thế của Lào và Việt Nam ở khu vực và trên trường quốc tế, góp phần vào việc củng cố hòa bình, hợp tác cùng phát triển ở Ðông - Nam Á và trên thế giới.

Bình luận (1)
LD
18 tháng 8 2017 lúc 9:43

Lại nữa hả *ngất*

P/S: cần chuyền máu gấp, bài zài zữ

haiz, thôi thì cố làm giúp bạn giúp bè vậy :"<

Bình luận (1)
LD
18 tháng 8 2017 lúc 9:46

h mới đọc dòng cuối

P/S: xin các bác làm giùm em với ài ngắn sao cx đc hết, chép mạng cx đc ạ nhưng đừng chép thái quá ạ, xin rủ lòng thương cho đứa trẻ này

đứa trẻ?!? lớp 8 rồi chế, đừng mắc bệnh đoàn đức hiếu nx, khổ lắm

Bình luận (16)
LD
18 tháng 8 2017 lúc 10:07

etou, câu số 5 nhá

5. Những kỷ niệm sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt-Lào trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay

- Cách đây 45 năm, ngày 5-9-1962 đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai Ðảng, hai nước, hai dân tộc Việt Nam - Lào, mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của hàng triệu người Lào, người Việt Nam, bởi cũng năm này, sau những thắng lợi giòn giã trên mặt trận quân sự và ngoại giao, Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1962 về Lào đã được ký kết, hai nước đã nhất trí thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới, củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ Việt Nam - Lào. Vận mệnh của hai nước, hai dân tộc chúng ta càng gắn bó khăng khít nhau, nhân dân hai nước đã trở thành những người bạn chiến đấu "chia ngọt sẻ bùi", "đồng cam cộng khổ", những người đồng chí, anh em thân thiết trên cùng trận tuyến.

- Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, đấu tranh giải phóng dân tộc và giành độc lập của mỗi nước, sự phối hợp, giúp đỡ vô tư, chí tình giữa hai nước, hai dân tộc chúng ta là nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi của cách mạng mỗi nước. Ðã có biết bao tấm gương chiến đấu, hy sinh của hàng triệu người con Lào và Việt Nam, nhiều người ngã xuống, vì độc lập, tự do của mỗi nước, vì tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào. Sự hy sinh cao đẹp và vô cùng to lớn đó trở thành sức mạnh vô song, nguồn động lực lớn lao, góp phần đưa cách mạng hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975.

- Vượt qua muôn vàn khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại, bất chấp sự bao vây, cấm vận và chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, nhân dân hai nước luôn dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn về mọi mặt trong những ngày đầu mới giành chính quyền cách mạng. Mối quan hệ son sắt, thủy chung, trong sáng đó đã hun đúc ý chí, quyết tâm của chúng ta, tạo thành nền tảng vững chắc, để trên chặng đường mới, nhân dân hai nước Việt Nam - Lào lại cùng kề vai sát cánh bên nhau, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển mỗi nước, vun đắp cho quan hệ láng giềng hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào mãi mãi trường tồn.

Bình luận (0)
LD
18 tháng 8 2017 lúc 10:12

2. Phát triển liên minh chiến đấu, đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Đế quốc Mỹ, giành thắng lợi hoàn toàn (1963-1975).

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, dù tình hình thế giới có rất nhiều thay đổi, song dưới sự lãnh đạo của hai đảng, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào vẫn chung lòng chung sức, kề vai sát cánh trong công cuộc đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của mỗi nước.

Là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc đã được hình thành và củng cố cùng bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước. Đặc biệt, trong nhiều thập kỷ qua, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Suphanuvong đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo của hai đảng, hai nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp, được tôi luyện qua nhiều thử thách và được hun đúc bằng công sức và xương máu của bao thế hệ các anh hùng liệt sĩ, để trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc.

55 năm trước, sau khi Hiệp định Geneva về Lào được ký kết, Việt Nam và Lào đã nhất trí thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/9/1962, mở ra một chương mới trong sự nghiệp củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước.

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giành độc lập của mỗi nước, sự gắn bó khăng khít, sự hỗ trợ, giúp đỡ vô tư, chí tình, chí nghĩa giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Lào, đã trở thành sức mạnh vô song và là nhân tố quan trọng góp phần đưa cách mạng hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, tiến tới thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975.

Bước vào thời kỳ mới - thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước, nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, ngày 18/7/1977, hai nước đã ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, khẳng định tình đoàn kết đặc biệt trước sau như một, hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.

Đây là văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bước phát triển mới, toàn diện của mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào, là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tăng cường và mở rộng mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước trong thời kỳ mới; tạo cơ sở để hai nước thúc đẩy ký kết hàng loạt các thỏa thuận hợp tác sau này.

Bình luận (0)
TH
18 tháng 8 2017 lúc 11:22

Ặc ặc Ngô Lê Dung cố giúp đi, trường mình là thầy cô thi chứ học sinh không thi, mình bó tay,mình có viết một bài rồi mà nó ngắn ngủn hà, haizz

Bình luận (3)
MC
19 tháng 8 2017 lúc 10:00

12. Tại sao hai dân tộc Việt Nam-Lào phải yêu thương gắn bó chặt chẽ với nhau.

Bài làm :

Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc, đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội.

Hai nước Việt Nam - Lào có lịch sử gắn bó rất lâu đời với nhau trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của mỗi dân tộc. Trong chiều dài lịch sử ấy, nhân dân hai nước đã “chung lưng đấu cật” để xây dựng mỗi nước phát triển. Là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, Việt Nam và Lào đã chung tay viết nên những trang sử hào hùng của hai dân tộc. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời Việt Nam - Lào bắt nguồn từ tình cảm láng giềng thân thiết, sự gắn bó keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào đã trải qua muôn vàn thử thách, được nhiều thế hệ lãnh đạo hai Đảng và nhân dân hai nước, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản kính mến trực tiếp gây dựng nền móng, được các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai nước, cùng nhân dân hai nước quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp, không ngừng phát triển và trở thành mối quan hệ đặc biệt, thủy chung, trong sáng và là mẫu mực hiếm có trong quan hệ quốc tế hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Hai dân tộc Việt và Lào sống bên nhau trên cùng một dải đất, cùng có chung một dãy núi Trường Sơn. Hai dân tộc chúng ta đã nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau... Tình nghĩa láng giềng anh em Việt - Lào thật là thắm thiết không bao giờ phai nhạt được”. Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cũng nói: “Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt sẽ mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông”. Tư tưởng lớn của hai nhà lãnh đạo đã trở thành kim chỉ nam soi đường, chỉ lối, được Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước thực hiện nhất quán trong suốt những năm tháng chiến đấu chống kẻ thù chung, giành độc lập, thống nhất đất nước đến hòa bình, xây dựng, đổi mới, hội nhập và phát triển.

Đặc biệt, trong nhiều giai đoạn lịch sử, hai dân tộc Việt Nam - Lào đều có chung một kẻ thù xâm lược. Vị trí địa lý và lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của mỗi dân tộc đã gắn kết hai nước trở nên gần gũi, thân thiện. Theo đó, quá trình chiến đấu của mỗi nước phải dựa vào nhau để chống kẻ thù chung, bảo vệ dân tộc, bảo vệ đất nước. Vì vậy, quân và dân hai nước Việt Nam- Lào luôn sát cánh bên nhau chống lại kẻ thù chung vì độc lập của mỗi nước, vì hạnh phúc của nhân dân và mỗi dân tộc.

Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố của lịch sử, hai nước Việt Nam - Lào cùng tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, sát cánh bên nhau, xây đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào cao đẹp, mẫu mực, thủy chung, hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế. Truyền thống quan hệ hữu nghị, đoàn kết vĩ đại và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản kính yêu đã sáng lập, gìn giữ và được kế tục, phát triển bởi các thế hệ lãnh đạo, các chiến sỹ cách mạng và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam. Trong suốt nhiều thập kỷ qua, hai nước đã cùng nhau lập những chiến công hiển hách, giành độc lập dân tộc cho cả hai dân tộc; Mọi thắng lợi của Cách mạng Lào đều gắn chặt với sự giúp đỡ, ủng hộ mạnh mẽ, hy sinh to lớn của nhân dân Việt Nam anh em với tinh thần đồng chí chung một chiến hào, “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” cùng đồng cam cộng khổ, từng bước đi tới thắng lợi cuối cùng, chiến thắng đế quốc xâm lược và phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, mối quan hệ đó trở thành di sản quý giá, thành quy luật tồn tại và phát triển của hai nước và cũng là mối quan hệ thủy chung, trong sáng, đặc biệt và hiếm có trong quan hệ quốc tế.

Sau ngày Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời vào năm 1975, quan hệ Việt - Lào đã chuyển sang giai đoạn mới. Đó là mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai Nhà nước theo Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào được ký ngày 18/7/1977. Hiệp ước đã tạo khung pháp lý thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện. Hàng loạt các văn bản, hiệp định hợp tác được ký kết, tạo ra những bước chuyển to lớn về chất trong quan hệ đặc biệt giữa hai Chính phủ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế, văn hóa,... Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai Chính phủ đã tạo ra mối liên kết gắn bó hữu cơ, bổ trợ lẫn nhau và tạo môi trường thuận lợi đối với sự nghiệp phát triển của cả Việt Nam và Lào.

Bước vào thời kỳ đổi mới với muôn vàn khó khăn, Chính phủ hai nước phải đổi mới cả về nội dung, phương thức và cơ chế hợp tác để giữ vững và phát huy hiệu quả quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện, đặc biệt Việt Nam - Lào.

Chiến lược hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong thời gian tới (2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020) được xây dựng và thực hiện trong bối cảnh quốc tế, khu vực và ở từng nước có những thuận lợi và khó khăn đan xen cùng những chuyển biến rất mau lẹ, tác động trực tiếp đến quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Bối cảnh quốc tế và khu vực có những thuận lợi và khó khăn, nhiều cơ hội đang mở ra cho quan hệ hợp tác giữa hai nước, đồng thời cũng đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Các nước lớn và các nước phát triển tăng cường hợp tác với ASEAN và các tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra với tốc độ nhanh và ngày càng sâu sắc.

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là đang là xu thế phổ biến hiện nay và trụ lực chính của tiến trình này là tự do hoá thương mại. Khu vực Đông Nam Á nói chung và tiểu vùng Mê Công nói riêng đang gia tăng mạnh mẽ các lộ trình họi nhập trên nhiều cấp độ. Với vị trí quan trọng của khu vực Châu Á- Thái Bình dương,, các nước lớn và phát triển ngày càng quan tâm và tăng cường mở rộng quan hệ, đặc biệt là hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư vào khu vực này, góp phần tạo nên diện mạo mới cho khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi nước GMS, trong đó có Việt Nam và Lào.

Tuy nhiên đây cũng sẽ là tâm điểm của sự tranh giành quyền lực và ảnh hưởng của các nước lớn và các nền kinh tế phát triển, tác động tiêu cực đén ASEAN và GMS, trong đó có Việt Nam và Lào. Mặt khác, vượt ra ngoài những nội dung hội nhập kinh tế, các vấn đề về chính trị và an ninh nãy sinh trong sự tương tácvề quan hệ lợi ích chiến lược giữa các nước lớn với nhau và những tham vọng và các nước này đối với khu vực, rất có thể đẩy các nước trong khu vực tới những bất ổn khó lường.

Mặt khác, hợp tác giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng(GMS) diễn ra mạnh mẽ và ngày càng có hiệu quả. Công cuộc đổi mới đất nước Việt Nam và Lào với tốc độ phát triển ngày càng nhanh và bền vững, cùng những kết quả hợp tác đạt được giữa Việt Nam và Lào đòi hỏi phải tăng cường toàn diện trong giai đoạn mới. Vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam và Lào phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đổi mới quan hệ hợp tác toàn diện phù hợp với bối cảnh mới.

Việt Nam và Lào sống bên nhau tại hai triền Đông và Tây Trường Sơn hùng vĩ, rất thuận lợi cho sự phát triển phong phú của động vật, thực vật lại được bổ sung bởi nhiều hang động, rừng nguyên sinh kỳ thú, thuận lợi cho du lịch. Nơi đây có nhiều sông suối chảy dốc từ núi cao đổ xuống, tạo lợi thế cho khai thác thủy điện.

Trường sơn còn là một tường thành vững chắc cho quân dân hai nước nương tựa nhau chống giặc ngoại xâm.

Về kinh tế, hai nước có thể bổ sung cho nhau thế lợi về biển cả của Việt Nam, đường bộ của Lào đi sâu vào lục địa châu Á, cùng các nguồn tài nguyên phong phú do mỗi nước quản lý.

Ngoài những điều kiện trên, hai nước Việt Nam, Lào có một ưu thế nổi trội vô cùng quý giá là quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam mà hai Đảng, hai dân tộc cần luôn luôn vun đắp, bảo vệ và phát huy trong mọi hoạt động chính trị, tư tưởng, kinh tế, quốc phòng an ninh, ngoại giao, văn hoá, giáo dục đào tạo nhân lực, nhân tài.

Tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước đã góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào trong thời kỳ mới. Trong các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước, hai bên luôn khẳng định quan điểm nhất quán, tiếp tục coi trọng và dành mọi ưu tiên cho việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, coi đây là tài sản vô giá cần gìn giữ và truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau, đòi hỏi hai nước Việt Nam- lào phải yêu thương gắn bó chặt chẽ với nhau, giữ cho quan hệ đặc biệt Việt –Lào muôn đời bền vững.

Trong quan hệ hữu nghị ở tầm quốc gia đó cùng với bề dày lịch sử, tỉnh Quảng Trị và tỉnh Savannakhet; Salavan là những người bạn thủy chung son sắt từ trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung cho đến nay. Phát huy tình đoàn kết trong sáng, thuỷ chung giữa 2 dân tộc trong kháng chiến chống kẻ thù chung, ngày nay Quảng Trị đã có mối quan hệ hợp tác với hai tỉnh Savannakhet và Salavan trên nhiều lĩnh vực, đạt được những thành quả quan trọng, vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị Việt –Lào muôn ngày càng tốt đẹp và bền vững.

P/s : Tham khảo cái , đọc cái dòng cuối nên mủi lòng ==''

Bình luận (0)
NN
19 tháng 8 2017 lúc 10:19
Quan hệ Lào – Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt - Bách khoa toàn thư mở

Tự làm :))

Bình luận (0)
NN
19 tháng 8 2017 lúc 10:20

Câu1:

Về các điều kiện tự nhiên, Việt Nam và Lào nằm ở trung tâm bán đảo Ấn-Trung, thuộc vùng Đông Nam Á lục địa. Trong phạm vi của bán đảo Đông Dương, Việt Nam nằm ở phía đông dãy Trường Sơn, như một bao lơn nhìn ra biển; Lào nằm ở sườn tây dãy Trường Sơn, lọt sâu vào vùng đất liền của bán đảo. Như vậy, dãy Trường Sơn có thể ví như cột sống của hai nước, tạo thành biên giới tự nhiên trên đất liền giữa Việt Nam và Lào. Với địa hình tự nhiên này, về đường bộ cả Việt Nam và Lào đều theo trục Bắc-Nam. Còn về đường biển, con đường gần nhất để Lào có thể thông thương ra biển đó là từ Sầm Nưa thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào) qua Thanh Hoá; Xiêng khoảng (Lào) qua Nghệ An; Khăm Muộn (Lào) qua Hà Tĩnh; Savẳnnakhệt (Lào) qua Quảng Trị và Khăm Muộn (Lào) qua Quảng Bình.

Do điều kiện tự nhiên nên sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Lào có nhiều điểm tương đồng, lại vừa có những nét khác biệt. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, để hợp tác cùng phát triển hai nước hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau bằng tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước về vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, thị trường cũng như sự phân vùng kinh tế và phân công lao động hợp lý. Dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào được ví như bức tường thành hiểm yếu, để hai nước tựa lưng vào nhau, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau tạo ra thế chiến lược khống chế những địa bàn then chốt về kinh tế và quốc phòng, trở thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam và Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Về các nhân tố dân cư, xã hội: Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Hiện tượng một tộc người sống xuyên biên giới quốc gia của hai nước, hoặc nhiều nước là đặc điểm tự nhiên của sự phân bố tộc người ở khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng. Đặc điểm này, đến nay vẫn tiếp tục chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ khác trên đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào. Chính quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã dẫn đến việc cùng khai thác và chia sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh thuỷ. Điều này, thêm một lần nữa khẳng định các quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc chính là những điều kiện lịch sử và xã hội đầu tiên, tạo ra những mối dây liên hệ và sự giao thoa văn hoá nhiều tầng nấc giữa cư dân hai nước.

Về nhân tố văn hoá và lịch sử, do quan hệ gần gũi và lâu đời nên người Việt và người Lào đặc biệt là người dân ở vùng biên giới am hiểu về nhau khá tường tận. Trong cuốn “Dư địa chí” (1) của Nguyễn Trãi đã mô tả khá ấn tượng về nền văn hoá độc đáo và phong tục thuần phác của dân tộc Lào, cũng như hiện tượng giao thoa văn hoá nở rộ giữa Đại Việt với các nước láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Lào Lạn Xạng.

Sự giao thương của người dân Lào với người dân Việt nhất là với người dân các tỉnh biên giới của Việt Nam cũng khá nhộn nhịp. Điều đáng chú ý là trong quan hệ giao thương với Đại Việt, Lào Lạn Xạng đã không ít lần bộc lộ mối quan tâm của mình muốn hướng ra biển, trong khi Đại Việt lại tìm cơ hội để mở rộng buôn bán vào sâu lục địa. Mặc dầu Việt Nam và Lào có tiếng nói, văn tự không giống nhau, sáng tạo và lựa chọn các nền văn hóa cũng như các hình thức tổ chức chính trị -xã hội khác nhau, nhưng những nét tương đồng thì vẫn thấy phổ biến trong muôn mặt đời sống hàng ngày của cư dân Việt Nam và Lào. Sự tương đồng giữa văn hóa làng – nước của người Việt và văn hóa bản - mường của người Lào xuất phát từ cội nguồn cùng nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á. Đồng thời, lòng nhân ái bao la và đời sống tâm linh phong phú, trong đó có những ảnh hưởng sâu đậm của đạo Phật mà trong cách đối nhân xử thế của mình, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào bao giờ cũng nêu cao những phẩm chất yêu thương và hướng thiện.

Trong tiến trình lịch sử cả hai dân tộc đều phải ngoan cường chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, hai nước Đại Việt- Lạn Xạng, Lạn Xạng-Đại Việt mặc dù không phải không có những thời khắc gặp nguy nan nhưng với tinh thần lấy hoà hiếu làm trọng nên đã sáng suốt và công bằng, có ý thức đề cao không thù hận, quan hệ nương tựa vào nhau giữa nhân dân hai nước vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng, đồng thời biết chủ động vun đắp tình thân ái và hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc.
Từ đầu thế kỷ 20, không cam chịu ách nô lệ, nhân dân hai nước Lào-Việt Nam đã đoàn kết, cùng nhau đấu tranh chống Pháp. Như vậy, trước 1930, hai dân tộc Lào-Việt đã đoàn kết cùng chiến đấu chống kẻ thù chung, nhưng lúc đó chỉ dừng lại ở tính chất tự phát do hạn chế về trình độ nhận thức và điều kiện lịch sử. Từ khi có chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, đặc biệt là từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của hai dân tộc Lào-Việt Nam tình đoàn kết đó đã được phát triển mạnh mẽ và liên tục.

Sớm nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ Việt Nam- Lào, trong tiến trình hoạt động cách mạng của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng vững chắc phát triển thành quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc, hai quốc gia. Với lòng yêu nước nồng nàn và nghị lực phi thường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, đã tự mình khám phá thế giới tư bản chủ nghĩa và các dân tộc thuộc địa, nhằm phát hiện chân lý cứu nước. Người tiếp nhận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Đông Dương để xác định con đường giải phóng các dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia theo con đường cách mạng vô sản. Trong quá trình tìm đường cứu nước của mình, Nguyễn Ái Quốc rất quan tâm đến tình hình Lào. Người không chỉ lên án chế độ thực dân Pháp nói chung mà còn tố cáo cụ thể sự tàn bạo của thực dân Pháp ở Lào (6). Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập vào tháng 6 năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc), đến tháng 2 năm 1927, Hội này gây dựng được cơ sở tại Lào. Thông qua hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Lào, Nguyễn Ái Quốc thấy đây là điều kiện thuận lợi để người Việt Nam vừa tham gia cuộc vận động cứu nước tại Lào, vừa sát cánh cùng nhân dân Lào xây dựng mối quan hệ đoàn kết khăng khít giữa Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã lập Hội Ái hữu, Hội Việt kiều yêu nước, mở các lớp huấn luyện cách mạng trên đất Lào. Trên thực tế, từ nửa sau những năm 20 thế kỷ XX, Lào là một đầu cầu trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc vào Đông Dương. Năm 1928, đích thân Người bí mật tổ chức khảo sát thực địa tại Lào (7) càng cho thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào. Cũng trong năm này, chi bộ Thanh niên cộng sản đầu tiên được thành lập tại Viêng Chăn, đồng thời đường dây liên lạc giữa nhiều thị trấn ở Lào với Việt Nam được tổ chức.

Như vậy, Lào trở thành địa bàn đầu tiên trên hành trình trở về Đông Dương của Nguyễn Ái Quốc, nơi bổ sung những cơ sở thực tiễn mới cho công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức của Người về phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương. Quá trình Nguyễn Ái quốc đặt nền móng cho quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam báo hiệu bước ngoặt lịch sử trọng đại sắp tới của cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng Lào.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng và chính Người cùng đồng chí Kayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 5-9-1962, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ Vương quốc Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm vóc lịch sử to lớn trong quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa hai dân tộc anh em tiến lên một tầm cao mới. Nhờ đó, đã giải quyết được những khó khăn, thử thách mới với nhiều diễn biến phức tạp do sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào các nước Đông Dương. Sự kiện đó càng khẳng định đường lối nhất quán, đúng đắn trong mối quan hệ chiến lược của hai Đảng và nhân dân hai nước; đảm bảo sự thống nhất về đường lối chính trị, quân sự, để hai dân tộc tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra. Đây là cơ sở vững chắc để quân dân hai nước tiếp tục sát cánh bên nhau chiến đấu và giành nhiều thắng lợi mới trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai, giành độc lập tự do cho mỗi nước.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam cùng với những cơ hội vẫn còn không ít thách thức, nhất là các thế lực thù địch tìm mọi cách xuyên tạc, bóp méo lịch sử, chia rẽ tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào. Vì vậy, việc duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt trong sáng, thuỷ chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Lào là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng, chính quyền và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam./

Bình luận (5)
NN
18 tháng 8 2017 lúc 10:23

Ớ, đáp án ghi r còn gì :))

Bình luận (6)
MC
19 tháng 8 2017 lúc 9:56

Chuyên đề 12 có bài nè 2 tờ word lận đó ...

Bình luận (6)
MC
19 tháng 8 2017 lúc 10:38

9- Những cảm nghĩ về nền văn hóa, đất nước và con người Lào

Bình luận (6)