Bài 17. Ôn tập chương II và chương III

NC

Lịch sử địa phương: Tìm hiểu về Lương Văn Chánh người có công mở đất Phú Yên.

1. Vài nét về tiểu sử.

2. Quá trình khai phá mở đất Phú Yên.

3. Giới thiệu về đền thờ Lương Văn Chánh ở Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

AL
17 tháng 1 2018 lúc 9:44

Lương Văn Chánh

1. Vài nét về tiểu sử

Ông sinh khoảng thập niên 40 của thế kỉ thứ 16. Theo sử liệu triều Nguyễn, ông là người huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ; và có nguyên quán ở xã Phụng Lịch (hay Phượng Lịch), huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Lúc trước, Lương Văn Chánh làm quan nhà Hậu Lê, trải đến chức Thiên Vũ vệ đô chỉ huy sứ. Đầu năm 1558, ông theo tướng Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá.

Đến năm 1578, quân Chiêm Thành kéo đến đánh phá, ông đem quân tiến đến sông Đà Diễn (tức sông Đà Rằng) đánh chiếm thành Hồ. Nhờ chiến công đó, ông được thăng Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân. Sau đó ông được giao trông coi huyện Tuy Viễn, trấn An Biên (nay thuộc tỉnh Bình Định).

Năm 1593, Lương Văn Chánh theo Nguyễn Hoàng ra Bắc và cùng lập được nhiều chiến công ở Sơn Nam và Hải Dương trong hai năm 1593 và 1594 và được vua Lê Thế Tông tấn phong làm Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân cai quản 4 về Thần Vũ, tước Phù Nghĩa hầu .

Đến năm 1597, ông chiêu tập lưu dân khai khẩn, mở mang và phát triển vùng đất Phú Yên.

Ông mất ngày 19 tháng 9 năm 1611 (Tân Hợi) tại thôn Long Phụng, thuộc xã Hòa Trị ngày nay; được nhân dân an táng, lập đền thờ nhớ ơn và suy tôn ông là Thành hoàng.

2. Quá trình khai phá mở đất Phú Yên

* Tóm tắt:

Đến năm 1597, ông Lương Văn Chánh đang là Tri huyện Tuy Viễn, trấn An Biên, nhận sắc lệnh của chúa Nguyễn Hoàng đưa chừng 4.000 lưu dân vào khai khẩn vùng đất phía Nam của Đại Việt từ đèo Cù Mông đến đèo Cả (địa bàn tỉnh Phú Yên ngày nay). ông cùng lưu dân từng bước khẩn hoang, lập ấp; từng bước tạo nên những làng mạc đầu tiên trên châu thổ sông Đà Diễn, sông Cái.

* Chi tiết:

Bằng tài năng võ lược tinh thông của vị tướng cầm quân ra trận, bằng lòng thương dân, vượt hiểm nguy kế thừa truyền thống hòa hợp dân tộc và với đức độ, uy tín của mình, ông đã được Nguyễn Hoàng tin tưởng giao phó trọng trách lớn lao: quy dân, lập ấp nơi vùng biên cương ở phía nam.

Vào các năm 1559 và 1608, có hai đợt di dân về vùng đất Thuận Hóa. Vào phía nam, Lương Văn Chánh được giữ chức Tri huyện - huyện Tuy Viễn (huyện Tuy Phước, huyện Vân Canh tỉnh Bình Định ngày nay - TG) nơi tiếp giáp với vùng đất Phú Yên. Năm 1597, do thời cơ thuận lợi, Nguyễn Hoàng đã giao trọng trách cho Lương Văn Chánh “nhưng sức các hộ dân mới đến tựu các xứ Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Bà Nông, từ trên đầu nguồn cho đến dưới cửa biển, kết lập gia cư địa phận, khai khẩn đất hoang thành thục nộp thuế theo lệ”. Từ đó, vùng đất Phú Yên có những đoàn lưu dân người Việt vào và bắt đầu chính thức định cư.

Việc khẩn hoang tại vùng đất Phú Yên trải dài suốt thời các chúa Nguyễn và sau này thời các vua triều Nguyễn, cùng đó thường xuyên có các đợt bổ sung dân cư, nhưng quan trọng nhất vẫn là thời Lương Văn Chánh, thời mở đầu.

Khi đất đai khai phá, mở mang ra khá rộng, Chúa Nguyễn cho phép lưu dân lập làng theo mẫu của làng Đàng Ngoài, rồi biến tất cả ruộng đất thành của công, cho dân chia nhau cày cấy và nộp tô. Cư dân lúc này đông đảo nhất là thường dân của các khách hộ Thuận Quảng, gọi là “lưu dân”, tức là những người nghèo không có sản nghiệp.

Trên đường Nam tiến từ Tuy Viễn vào Cù Mông là gần nhất, yên ổn nhất, tiếp đến vùng Bà Đài (Xuân Đài) nơi có đất đai tốt, đến vùng Bà Diễn (Đà Rằng), Bà Nông (Đà Nông), diện tích khai khẩn ngày một rộng hơn, bằng phẳng hơn. Sau đó, cư dân mở rộng lên phía tây là La Thai, Thạch Lãnh, Vân Hòa, Phước Sơn, Thạch Thành và cuối cùng phía nam vùng đất là miền biên viễn Hảo Sơn. Trong sắc lệnh của Nguyễn Hoàng giao trọng trách cho Lương Văn Chánh năm 1597 cho thấy Tổng trấn tướng quân này muốn tránh tệ quan liêu, hà hiếp, để dân sự ổn định cao nhất, nên Lương Văn Chánh phải lấy đức mà thay chúa vỗ yên trăm họ để “an cư lạc nghiệp”.

3. Đền thờ Lương Văn Chánh

Đền thờ Lương Văn Chánh được xây dựng trên một vùng đất cao ráo, mặt quay về hướng Nam, sau lưng là Núi Cấm, trước mặt có sông Bến Lội. Trước đền có cổng ra vào rêu phong cổ kính, án phong trước mặt đền ghi câu đối ca ngợi công lao của bậc tiền nhân:

Huân danh thiên cổ ngưỡng

Chính khí vạn niên phong.

(Danh thơm ngàn đời ngưỡng mộ

Chính khí muôn thuở tôn vinh).

Trong khuôn viên còn có cây bồ đề cổ thụ cành lá xum xuê, che mát cả một góc đền. Do có nhiều công lao trong quá trình mở đất, Lương Văn Chánh được phong tặng nhiều sắc phong, đặc biệt ban sắc gia phong Lương Văn Chánh đến Thượng đẳng thần. Tại đền thờ hiện còn lưu giữ 14 sắc phong, sắc lệnh của các đời vua thuộc triều Lê và triều Nguyễn ban cho Lương Văn Chánh, trong đó đáng chú ý nhất là tờ sắc lệnh năm 1597 của Nguyễn Hoàng giao Lương Văn Chánh chiêu tập lưu dân đến khai khẩn vùng đất nằm giữa đèo Cù Mông và Đèo Cả.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
VQ
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết