Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)

LK

 kiến thức tiếng việt trong văn bản Tức nước vỡ bờ

VG
20 tháng 12 2021 lúc 11:52

– Ngô Tất Tố xuất thân trong gia đình nhà Nho gốc nông dân.

– Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng.

– Một số tác phẩm ở nhiều thể loại như: Tắt đèn (tiểu thuyết, 1939), Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, 1940), phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (phóng sự, 1940), Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946), Đóng góp (kịch, 1956)…

2. Tác phẩm

a) Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– Tiểu thuyết “Tắt đèn” được sáng tác năm 1939 – thời điểm trước cách mạng tháng 8

– Văn bản “Tức nước vỡ bờ” được trích từ chương VIII của cuốn tiểu thuyết.

b) Đọc – Tóm tắt:

– Vụ sưu thuế của làng đang ở thời điểm gay gắt nhất. Nhà chị Dậu không đủ tiền sưu thuế nên anh Dậu bị bắt, đánh trói dã man. 

– Chị Dậu vừa xin cho anh Dậu về nhà để chăm sóc thì bọn cai lệ lại xông đến đòi bắt đi.

– Chị Dậu van xin không được nên đã tức giận và phản kháng lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

=> Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã tái hiện lại khung cảnh đầy gay gắt của vụ sưu thuế làng Đông Xá, trong đó, gia đình chị Dậu đã bị đẩy đến tình cảnh bước đường cùng. 

Kiến thức bổ trợ: Sưu thuế là tiền sưu và các khoản thuế dưới thời phong kiến thực dân, yêu cầu mọi người dân phải nộp. Trong xã hội phong kiến nửa thực dân trước cách mạng, người nông dân bị chèn ép, bóc lột và bắt đóng nhiều loại thuế vô lý và bất công. Một loại thuế mà nhà văn Ngô Tất Tố đề cập và lên án gay gắt trong tác phẩm là thuế thân. (Gia đình chị Dậu ngoài việc phải đóng thuế thân cho anh Dậu, còn phải gánh thêm thuế thân của em trai anh Dậu – người đã chết từ năm ngoái.)

c) Phương thức biểu đạt: Tự sự (đan xen miêu tả)

d) Ngôi kể: Ngôi kể thứ ba – Cách kể khách quan

e) Tình huống

Anh Dậu vừa được đưa về nhà sau khi bị đánh đập hết sức dã man => chị Dậu ra sức chăm sóc chồng nhưng trời vừa sáng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào, tính mạng anh Dậu bị đe dọa => Chị Dậu chống trả lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

=> Tình huống kịch tính căng thẳng.

f) Bố cục đoạn trích: theo trình tự cốt truyện

– Phần 1: Từ đầu → ăn có ngon miệng không: Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.

– Phần 2: Còn lại: Chị Dậu chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng.

II. Đọc – Hiểu chi tiết1. Nhân vật chị Dậu

Khi phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học, học sinh chú ý tìm hiểu về hoàn cảnh nhân vật, ngoại hình, lời nói, hành động,.. Từ đó khái quát tính cách và phẩm chất của nhân vật.

a) Hoàn cảnh chị Dậu:

Chị Dậu được đặt trong bối cảnh vụ sưu thuế tại làng Đông Xá vô cùng gay gắt. Một mình chị Dậu phải gánh trên vai nhiều trách nhiệm: vất vả “chạy vạy” khắp nơi để lo cho gia đình chồng con, lại vừa lo suất sưu cho chồng, chống trả lại bọn quan nha. Chính trong hoàn cảnh khó khăn này, chị Dậu –  người phụ nữ nông dân tiêu biểu đã bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của mình.

b) Cử chỉ, lời nói, hành động của chị Dậu:

Trước khi cai lệ đếnKhi cai lệ đến
Cử chỉ: “Quạt cháo cho chóng nguội, rón rén bưng bát cháo đến cho chồng, chờ xem chồng ăn có ngon miệng không,…”Lời nói: “Chống em cố húp ít cháo…”

Nhận xét: Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng, hết lòng yêu thương gia đình và chồng con.

Lần 1: Lời nói run run, thái độ van xin, xưng “cháu – ông” => Lễ phép, nhẫn nhịn, nhún nhường.Lần 2: Cãi lý khi cai lệ cố tình đánh anh Dậu, xưng “tôi-ông” => Đặt mình ngang hàng với cai lệ. Lần 3: Vươn vai đấu tranh, đánh lại cai lệ, xưng “bà-mày” => Đặt mình cao hơn kẻ thù, phản kháng quyết liệt, đầy thách thức.

Nhận xét: Quá trình thay đổi diễn biến lời nói, hành động, tâm trạng của chị Dậu:

Van xin, chịu đựng, nhẫn nhục => Ngang hàng, cương quyết => Chống trả quyết liệt“Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được,…” 

=> Chị Dậu là đại diện tiêu biểu cho người nông dân có sức phản kháng mãnh liệt. Sức mạnh của tình yêu thương và sức sống tiềm tàng của người nông dân đã chứng minh cho quy luật: có áp bức, dứt khoát có đấu tranh. 

2. Nhân vật cai lệ

Nếu như chị Dậu đại diện cho những người nông dân bị áp bức, là nạn nhân của nạn sưu thuế thì cai lệ là nhân vật đại diện cho cái ác – giai cấp thống trị. 

Hành độngQuát nạt, trợn mắt, giật phắt cái thừng, bịch vào ngực, tát vào mặt chị Dậu
Lời nói“Mày nói cho cha mày nghe đấy à” – Ra oai, hách dịch
Tính cáchHung bạo, độc ác, đại diện cho giai cấp thống trị hách dịch, cậy quyền thế bắt nạt dân lành
III. Tổng kết1. Giá trị nội dung

– Giá trị hiện thực: Vạch trần bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị chế độ thực dân nửa phong kiến.

– Giá trị nhân đạo: Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ và sức mạnh tinh thần phản kháng của người nông dân. 

2. Giá trị nghệ thuật

– Xây dựng tình huống kịch tính đến cao trào

– Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ, hành động

– Nhan đề “Tức nước vỡ bờ”:

Do tác giả Sách giáo khoa đặt“Tức nước vỡ bờ” trước hết là một thành ngữ dân gian chỉ một hiện tượng thiên nhiên trong cuộc sống: nếu nước quá đầy, quá lớn thì tất yếu bờ sẽ tràn, sẽ vỡ. Nhà văn đã mượn hình ảnh trên để phản ánh một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Chị Dậu không chịu đựng được thêm nữa sự áp bức thô bạo, dã man đến mất hết tính người của hai tên tay sai.Sự uất hận như giọt nước tràn ly, như tức nước vỡ bờ, hành động vùng lên chống lại áp bức bất công của chị Dậu chứng tỏ một quy luật tất yếu trong cuộc sống: có áp bức, có đấu tranh.

Nhận xét chung: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” với 2 cảnh chính: Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng con và cảnh chị Dậu đối đầu với tên cai lệ đã phản ánh sâu sắc thực trạng sưu thuế bất công và vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân trước cách mạng tháng 8.

“Ngô Tất Tố đã đưa ra, đã dám đưa ra một nhân vật đàn bà nông thôn khỏe khoắn, lành mạnh như chị Dậu” – Nguyễn Tuân.

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TB
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
GS
Xem chi tiết
MC
Xem chi tiết
L8
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết