Câu 1:
- Hoàn cảnh:
+ Do sự thất bại của nhà Hồ trong việc kháng chiến chống quân xâm lược Minh
+ Dưới sự đô hộ,áp bức của nhà Minh,nhân dân ta vô cùng khổ cực,rơi vào cảnh lầm than,điêu đứng
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổi lên thất bại
\(\Rightarrow\)Trong cảnh nước mất,nhân dân lầm than,Lê Lợi đã dốc hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ,bí mật liên lạc với các hào trưởng ,xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ khởi nghĩa
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Do tinh thần yêu nước,ý chí quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước của quân và dân ta
+ Tinh thần đoàn kết chống giặc của mọi tầng lớp nhân dân
+ Nhân dân ta tin tưởng,ủng hộ,với sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi
+ Do sự chỉ huy,đường lối lãnh đạo đúng đắn của bộ chỉ huy trong đó đặc biệt là Lê Lợi,Nguyễn Trãi
Vai trò của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh:
- Ông là thủ lĩnh,người chỉ huy quân dân ta làm nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang
- Lê Lợi có có uy tín lớn,chiêu tập được nhiều nghĩa sĩ và hào kiệt xây dựng nên lực lượng hùng mạnh đóng góp không nhỏ cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Nhờ đường lối chiến lược đúng đắn của Lê Lợi và bộ chỉ huy ⇒khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi
Câu 2:
*Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được chia thành 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1:Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa(1418-1423)
+ Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh
+ Trong gian khổ đã có rất nhiều tấm gương hi sinh dũng cảm,tiêu biểu là Lê Lai
+ Nghĩa quân trải qua vô vàn khó khăn,thiếu lương thực trầm trọng,đói rét
+ Mùa hè năm 1423,Lê Lợi đề nghị tạm hòa được quân Minh chấp thuận
- Giai đoạn 2:Giải phóng Nghệ An,Tân Bình,Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc(1424-1426)
+ Giải phóng Nghệ An,Tân Bình,Thuận Hóa (1424-1425)
+ Tháng 9-1426,Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến công ra Bắc.Nghĩa quân chia thành 3 đạo(nhiệm vụ tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch,cùng nhân dân bao vây đồn địch,giải phóng đất đai,thành lập chính quyền mới,chặn đường tiếp viện của quân địch)
+ Nghĩa quân được nhân dân ủng hộ về mọi mặt,chiến thắng nhiều trận lớn khiến quân Minh rơi vào thế phòng ngự rút về thành Đông Quan.Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới
- Giai đoạn 3:Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (cuối năm 1426-cuối năm 1427)
+ Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động,nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng,vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu,huyện
+ Nghĩa quân dành thắng lợi ở Chi Lăng-Xương Giang khiến Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm,vội xin hàng và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10-12-1427) để được an toàn rút quân về nước
Câu 3:
- Một số thành tựu về kinh tế dưới thời Lê Sơ:
+ Nông nghiệp:
a,Nông nghiệp
+ Cho quân lính về quê làm ruộng sau chiến tranh
+ Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng,đặt ra một số chức quan như chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ,Khuyến nông sứ,Đồn điền sứ
+ Định lại chính sách ruộng đất công làng xã gọi là phép quân điền
+ Cho đắp nhiều đê nước mặn có kè đá chắc chắn
→ Nông nghiêp dần phục hồi,đời sống nhân dân an vui,mùa màng bội thu
b,Công thương nghiệp
- Thủ công nghiệp:
+ Các ngành nghề truyền thống: rất phát triển,xuất hiện nhiều làng nghề nổi tiếng
+ Xưởng thủ công nhà nước: được đẩy mạnh,phát triển
- Thương nghiệp
+ Trong nước khuyến khích lập chợ,họp chợ
+ Ngoài nước: việc buôn bán được duy trì ở một số cửa khẩu như Vân Đồn(Quảng Ninh),Hội Thống(Hà Tĩnh)
Câu 4:
Tình hình giáo dục khoa cử dưới thời Lê Sơ :
- Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Gíam
- Mở trường học ở các lộ,mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi
- Đa số dân đều có thể đi học trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát
- Tuyển chọn những người giỏi,có đạo đức đề làm thầy giáo
- Nho giáo chiếm vị trí độc tôn
- Cho dựng bia đá ở Văn Miếu-Quốc tử giám nhằm tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên