Đáp án D
Hệ tuần hoàn kín có ở (2),(6),(7),(4)
Đáp án D
Hệ tuần hoàn kín có ở (2),(6),(7),(4)
Những động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?
(1) Thủy tức. (2) Giun đốt. (3) San hô. (4) Mực.
(5) Cá . (6) Sứa. (7) Cua.
A. (1), (3), (4), (6).
B. (1), (3), (4), (6), (7).
C. (1), (3), (6).
D. (1), (3), (4), (5), (6), (7).
Dựa trên hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Hình vẽ mô tả sơ đồ hệ tuần hoàn hở ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt.
(2) Chú thích (I) là tim, là nơi bơm máu chảy vào hệ mạch.
(3) Chú thích (II) là mao mạch máu, là nơi mà máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch.
(4) Chú thích (III) là động mạch, máu chảy trong động mạch này với 1 áp lực cao hoặc trung bình.
(5) Chú thích (IV) là tĩnh mạch, là nơi dẫn máu từ mao mạch cơ thể về tim.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Khi nói về hệ tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở thú hệ tuần hoàn được cấu tạo gồm tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn.
II. Các loài động vật mực ống, bạch tuộc, cá, chim, thú có hệ tuần hoàn kín.
III. Ở các loài côn trùng có hệ tuần hoàn hở, máu đi nuôi cơ thể máu giàu O2 .
IV. Hệ tuần hoàn kép thường có áp lực máu chảy mạnh hơn so với hệ tuần hoàn đơn.
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Có 4 dòng ruồi giấm (a, b, c, d) được phân lập ở những vùng địa lý khác nhau. So sánh các băng mẫu nhiễm sắc thể số III và nhận được kết quả sau:
Dòng a: 1 2 6 5 4 3 7 8 9 10
Dòng b: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Dòng c: 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10
Dòng d: 1 2 6 5 8 7 3 4 9 10
Biết dòng nọ đột biến thành dòng kia. Nếu dòng c là dòng gốc,thì hướng xảy ra các dòng đột biến trên là:
A. c gd ga gb
B. c ga gd gb
C. c gb ga gd
D. c ga gb gd
Khi nói về tuần hoàn máu ở động vật, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(1) Chỉ có động vật thuộc lớp thú mới có tim 4 ngăn.
(2) Cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú đều có hệ tuần hoàn kép.
(3) Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim là cá, chim, thú.
(4) Một chu kì hoạt động tim gồm có 3 pha.
(5) Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn đã có mao mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
(6) Động vật có khối lượng cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng nhỏ.
(7) Huyết áp ở mao mạch là nhỏ nhất.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
dưới đây là ví dụ về quan hệ sống chung của các loài trong quần xã sinh vật:
(1) Mối và trùng roi sống trong ruột mối
(2) Người và giun đũa sống trong ruột người.
(3) Phong lan bám trên thân cây thân gỗ.
(4) Vi khuẩn lam và nấm trong địa y.
(5) Vi khuẩn Rhizobium trong nốt sần của cây lạc.
(6) Dây tơ hồng bám trên cây chè tàu.
(7) Cá ép sống bám với cá lớn
(8) Hải quỳ bám trên vỏ ốc của tôm kí cư
Những ví dụ nào thuộc kiểu quan hệ cộng sinh?
A. (1), (4), (5), (8).
B. (3), (4), (5), (6).
C. (1), (4), (6), (8).
D. (3), (5), (6), (8).
Có bao nhiêu loài động vật sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường qua bề mặt cơ thể?
(1) Thủy tức.
(2) Trai sông.
(3) Tôm.
(4) Giun tròn.
(5) Giun dẹp.
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
Cho các tập tính sau ở động vật:
(1) Sự di cư của cá hồi
(2) Báo săn mồi
(3) Nhện giăng tơ
(4) Vẹt nói được tiếng người
(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
(7) Xiếc chó làm toán
(8) Ve kêu vào mùa hè
Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?
A. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (7)
B. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8) ; Tập tính học được: (3), (4), (5), (7)
C. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7)
D. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8)
Một quần xã có các sinh vật sau:
(1) Tảo lục đơn bào. (2) Cá rô. (3) Bèo hoa dâu.
(4) Tôm. (5) Bèo Nhật Bản. (6) Cá mè trắng.
(7) Rau muống. (8) Cá trắm cỏ.
Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là
A. (1), (3), (5), (7).
B. (3), (4), (7), (8).
C. (1), (2), (6), (8).
D. (2), (4), (5), (6).