DQ

undefined

Hãy tìm kiếm thông tin và giới thiệu về một công trình kiến trúc, điêu khắc của Hy Lạp hoặc La Mã mà em ấn tượng nhất.

H24
28 tháng 10 2021 lúc 9:43

Tham khảo:

Lấy hình ảnh hình thể con người làm đề tài, các bức tượng cô gái khỏa thân đã trở thành một trong những sản phẩm nghệ thuật kinh điển, kiệt tác điêu khắc của thế giới. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến là bức tượng thần Vệ Nữ thành Milo, tượng Venus Braschi…

Là kiệt tác tượng cô gái khỏa thân của thế thế giới, các tác phẩm tượng Thần Vệ Nữ thành Milo hay Venus Braschi đã ra đời từ rất lâu trước đây. Nhưng cho đến nay, các tác phẩm tượng điêu khắc này vẫn được đánh giá cao bởi giới chuyên gia trên toàn thế giới và đang được trưng bày trong các viện bảo tàng nổi tiếng.

Tượng thần Vệ Nữ hay còn được biết đến với tên gọi khác là Aphrodite of Milos. Đây là một tác phẩm điêu khắc tượng cẩm thạch, có nhiều khả năng tác phẩm được thực hiện bởi nhà điêu khắc người Hy Lạp Alexandros khoảng cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Bức tượng khắc họa hình ảnh người phụ nữ khỏa thân (cao 203 cm) với dáng đứng lả lướt quen thuộc. Tượng cô gái - Thần Vệ thành Milo- để lộ nửa thân trên (bán nude).
Theo như Bảo tàng Lourve thì phần thân của bức tượng được ghép từ hai tảng đá cẩm thạch và các bộ phận khác như: Phần trên ngực, hai chân, cánh tay trái và bàn chân đều được khắc độc lập.

Ngoài ra người ta cũng cho rằng: Bức tượng cô gái bán nude này ban đầu có thể được sơn màu và trang trí với trang sức. Tuy nhiên hiện nay bức tượng không còn dấu hiệu của màu sơn cũng như trang sức.
Thông qua yếu tố khỏa thân và dáng đứng lả lướt, người ta tin rằng bức tượng cô gái đẹp này có khả năng được mô phỏng theo tượng phần tình yêu Venus. Tuy vậy, cũng có suy đoán lại cho rằng: Bức tượng đã mô phỏng hình ảnh nàng Amphitrite, vị thần đại dương trong thần thoại Hy Lạp. Bởi vì đây là một vị thần được tôn quý tại hòn đảo nơi mà bức tượng được phát hiện.
Tượng Thần Vệ Nữ thành Milo được tìm thấy trong tình trạng rời rạc. Sau đó nó đã được phục chế tương đối thành công. Tuy nhiên đến nay thì chi tiết cánh tay trái đang cầm quả táo và cánh tay phải đưa qua eo của tác phẩm được coi là không phải nguyên bản. Nên nó đã không được gắn vào tác phẩm, đó là lí do tại sao bức tượng lại thiếu 2 cánh tay.
Tượng thần Vệ nữ là một trong những tác phẩm tượng cô gái siêu phẩm, một kiệt tác điêu khắc cổ điển xuất sắc còn tồn tại. Tác phẩm tượng thần Vệ nữ vần luôn thu hút sự chú ý của người yêu nghệ thuật. Bức tượng hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre, được biết đến qua phong cách Hy Lạp cổ, vẻ đẹp quyến rũ, cùng một chi tiết đặc biệt, đó chính là hai cánh tay đã mất.

Tương tự như các tác phẩm mỹ thuật đời cổ xưa, câu chuyện đằng sau bức tượng Thần Vệ Nữ vẫn là một bí ẩn. Kể từ khi bức tượng được tìm thấy vào năm 1820 trên đảo Milos, ở Vergina, một thị trấn nhỏ phía Bắc Hy Lạp. Đến nay, dù các nhà khảo cổ học và lịch sử học nghệ thuật đã khôi phục tương đối thành công bức tượng từ những mảnh vỡ được tìm thấy. Và họ cũng đã đưa ra một số giả thiết nhưng nguồn gốc của bức tượng vẫn là một ẩn số chưa có lời giải.
Mặc dù tác phẩm còn dang dở, nhưng tượng thần Venus vẫn được đánh giá là một trong những là một trong những kiệt tác điêu khắc cổ điển xuất sắc nhất còn tồn tại. Bức tượng đã được dâng tặng vua Louis XVIII của Pháp. Người mà sau đó đã quyên tặng bức tượng này cho Bảo tàng Lourve vào năm 1821. Mặc dù ngay từ ban đầu, bảo tàng đã có ý định phục chế bức tượng. Thế nhưng họ vẫn không thể đưa ra quyết định về vị trí của cánh tay. "Dựa trên một giá đỡ, đặt khuỷu tay lên vai của Ares, hoặc nắm giữ vật tượng trưng" là một số suy đoán về thiết kế nguyên thủy của cánh tay. Không thể đi đến một quyết định thống nhất, nên Bảo tàng Lourve đã giữ nguyên bức tượng trong tình trạng thiếu hai cánh tay.

Bình luận (1)
OY
28 tháng 10 2021 lúc 9:44

Tham khảo (máy em sắp hết dung lượng nên ko tải Canva đc)

- Đấu trường La Mã tại Ý được xây dựng vào năm 70 và 72 sau công nguyên. Đây là đấu trường lớn nhất thủ đô Rome, trong quá khứ nó có thế chứa đến 50,000 khán giả. Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng nó vẫn được coi là biểu tượng của đế chế La Mã và là một trong những tuyệt tác trường tồn cùng với thời gian.

Trong thời cổ đại, nơi này được ví như con đường đến địa ngục. Đấu trường sử dụng cho các võ sỹ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.

Đấu trường đã có những sự thay đổi lớn trong thời kì Trung Cổ. Một nhà thờ nhỏ được xây dựng ở bên trong của đấu trường vào cuối thế kỉ 6, và sân đấu thì trở thành một nghĩa trang. Nhiều khoảng không bên dưới những bậc thang được sử dụng làm chỗ ở hoặc xưởng thủ công, và người ta tiếp tục thuê nhà ở đó cho tới tận thế kỉ 12. Năm 1349, một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam.

 

Qua hơn 2000 năm, sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những thay đổi ít nhiều đã được tạo ra và hình thành một đấu trường La Mã - Colosseum như ngày nay. Nó xứng đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” của mình.

Bình luận (2)
H24

Tượng thần Vệ Nữ thành Milo là một bức tượng Hy Lạp cổ đại và là một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại nổi tiếng nhất, khắc họa Aphrodite, vị nữ thần tình yêu và sắc đẹp của người Hy Lạp. Các nhà khoa học dự đoán nó được tạc trong khoảng thời gian từ năm 130-100 trước công nguyên. Dù niên đại này khá muộn, xong nó tổng hợp các phong cách điêu khắc cổ điển Hy Lạp.

 

Tượng được điêu khắc trên chất liệu cẩm thạch, hơi lớn hơn người thật với chiều cao 203 cm nhưng đã mất hai tay và bệ nguyên bản. Theo một đoạn văn khắc trên cái bệ ngày nay đã mất, mọi người cho rằng đây là tác phẩm của Alexandros xứ Antioch; trước kia tượng từng bị nhầm là tác phẩm của nhà điêu khắc Praxiteles. Tuy vậy, phần còn lại của tượng càng khiến người ta thấy vẻ đẹp của nàng Venus thật huyền bí và khơi gợi sức tưởng tượng về nàng. Hiện nay, tượng đang trưng bày trong viện bảo tàng Louvre của Pháp.

 

Hiện vẫn chưa biết chính xác bức tượng này, theo nguyên bản, thể hiện khía cạnh nào của thần Vệ nữ. Thông thường mọi người cho rằng tượng khắc họa Venus Victrix đang giữ một quả táo vàng do Paris thành Troia đưa. Đây cũng có thể là nguồn gốc cách đặt tên kiểu chơi chữ hòn đảo Milos, có nghĩa là "quả táo" trong tiếng Hy Lạp. Một mảnh của cánh tay với quả táo đã được tìm thấy gần bức tượng và được cho là cánh tay nguyên bản của tượng. Sau khi bức tượng được tìm thấy, nhiều người đã tìm cách khôi phục dáng bộ nguyên thủy, dù vậy vẫn chưa mang lại thành công

Bình luận (1)
DB
28 tháng 10 2021 lúc 9:46

Một công trình kiến trúc, điêu khắc của Hy Lạp hoặc La Mã mà em ấn tượng nhất là đền Parthenon(Hy Lạp cổ đại)

Đền Parthenon là 1 ngôi đền thờ thần Athena,được xây dựng vào thế kỉ V TCN ở Acropolis.Đây là công trình xây dựng nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại,và đã  được ca ngợi như là thành tựu của kiến trúc Hy Lạp.Parthenon là biểu tượng của sự kiến thúc của Hy Lạp cổ đại và nên dân chủ Athena,và được đánh giá là một trong những công trình vĩ đại nhất thế giới.

P/s:em ko chép mạng ạ.Mong cô tick.

Bình luận (1)
PN
28 tháng 10 2021 lúc 9:47

Discobolus của Myron là một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp hoàn thành vào cuối giai đoạn nghiêm trọng, tìm một vận động viên Hy Lạp cổ đại trẻ tuổi ném đĩa, khoảng 460-450 trước Công nguyên. Đồng nguyên gốc Hy Lạp bị mất nhưng tác phẩm được biết đến thông qua nhiều bản sao La Mã, cả hai loại đá cẩm thạch, rẻ hơn đồng, như là thứ đầu tiên được phục hồi, Palombara Discobolus và các phiên bản thu nhỏ hơn đồng. Một người ném đĩa được mô tả về việc phát hành ném của mình: "bởi trí thông minh tuyệt đối", Kenneth Clark quan sát thấy trong nghệ thuật khỏa thân Myron đã tạo ra mô hình bền vững về năng lượng thể thao. Anh ấy đã dành một chút thời gian hành động để tạm thời sinh viên thể thao vẫn tranh luận nếu nó là khả thi, và ông đã cho nó sự hoàn chỉnh của một khách mời. Khoảnh khắc được chụp trong bức tượng là một ví dụ về nhịp điệu, sự hài hòa và cân bằng. Myron thường được công nhận là nhà điêu khắc đầu tiên làm chủ được phong cách này. Đương nhiên, như mọi khi trong môn điền kinh Hy Lạp, Discobolus hoàn toàn khỏa thân. Tư thế của anh ta được cho là không tự nhiên với một con người, và ngày nay được coi là một cách không hiệu quả để ném đĩa.Ngoài ra có rất ít cảm xúc thể hiện trên khuôn mặt của người ném đĩa, và "với một con mắt hiện đại, có vẻ như mong muốn của Myron về sự hoàn hảo đã khiến anh ta quá căng thẳng cảm giác căng thẳng trong từng cơ. Năng lượng tiềm năng thể hiện trong tư thế vết thương chặt chẽ của tác phẩm điêu khắc này, thể hiện khoảnh khắc ứ đọng ngay trước khi phát hành, là một ví dụ về sự tiến bộ của điêu khắc cổ điển từ Archaic. Thân thể không cho thấy căng thẳng cơ bắp, tuy nhiên, mặc dù chân tay bị bung ra.

Bình luận (0)
NK
28 tháng 10 2021 lúc 9:50

Thiết kế Mái vòm rộng lớn

mai vom - Kiến trúc La Mã Cổ Đại - Đặc điểm và công trình nổi tiếng - kien-truc

Thay vì việc sử dụng những hòn đá nặng khó di chuyển để thực hiện xây dựng các công trình đồ sộ thì người La Mã đã tạo ra kiến trúc mái vòm khi tiến hành thi công xây dựng. Nhìn vẻ bề ngoài của thiết kế mái vòm, chúng ta vẫn thấy được nét nghệ thuật riêng biệt sang trọng không kém gì công trình Kim Tự Tháp nguy nga tráng lệ.
Bình luận (0)
CB
28 tháng 10 2021 lúc 9:50

Đền thờ thần Zeus

- Đền thờ thần Zeus còn được gọi là Olympieion hay Cột của Thần Zeus, là một đài tưởng niệm của Hy Lạp và một ngôi đền cổ trước đây ở trung tâm thủ đô Athens.

- Việc xây dựng được bắt đầu vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên vào thời kỳ trị vì của các bạo chúa Athena, người dự kiến xây dựng ngôi đền lớn nhất thế giới, nhưng nó đã không được hoàn thành cho tới khi dưới thời Hoàng đế La Mã Hadrian vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên.

- Thời kỳ La Mã, ngôi đền bao gồm 104 cột khổng lồ, nổi tiếng là ngôi đền lớn nhất ở Hy Lạp và là một trong những tượng thờ lớn nhất thế giới. Vẻ vinh quang của đền thờ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, vì nó đã bị mất đi sau khi bị cướp phá trong một cuộc xâm lược man rợ vào thế kỷ thứ 3, chỉ khoảng một thế kỷ sau khi hoàn thành. Ngôi đền có lẽ không bao giờ được sửa chữa và sau đó đã bị tàn phá.

- Trong nhiều thế kỷ sau khi Đế Quốc La Mã sụp đổ, nó đã được khai thác rộng rãi để lấy vật liệu xây dựng cung cấp cho các dự án xây dựng ở nơi khác trong thành phố. Mặc dù vậy, một phần đáng kể của ngôi đền vẫn còn lại cho đến ngày hôm nay, đáng chú ý là mười sáu cột gốc khổng lồ ban đầu tiếp tục là một phần của một khu khảo cổ học rất quan trọng của Hy Lạp. Mười lăm cột vẫn còn đứng cho tới tận ngày hôm nay và cột thứ mười sáu nằm trên mặt đất khi bị đổ xuống trong một cơn bão vào năm 1852.

- Ngôi đền, cùng với những tàn tích xung quanh các công trình cổ khác, là một khu vực lịch sử do Ban quản lý di tích của Bộ Nội vụ Hy Lạp quản lý. Vào ngày 21 tháng 1 năm 2007, một nhóm người Hy Lạp đã tổ chức một buổi lễ tôn vinh Zeus trên khuôn viên đền thờ. Sự kiện được tổ chức bởi Ellinais, một tổ chức đã giành chiến thắng trong một phiên tòa để có được sự công nhận cho các hoạt động tôn giáo Hy Lạp cổ đại vào mùa thu năm 2006.

Bình luận (1)
H24
28 tháng 10 2021 lúc 10:39

undefined

Bình luận (1)
PT
28 tháng 10 2021 lúc 9:42

Vườn treo Babylon

Theo truyền thuyết, vườn treo Babylon là món quà đặc biệt của nhà vua Nabuchadnezzar (605-562 TCN) của vương triều Chaldean xứ Babylon tặng hoàng hậu là nàng Amyitisvaf cũng chính là con gái của một nhà vua xứ Medes. Vì ở Lưỡng Hà là một vùng đât bị mặt trời thiêu đốt cho nên không có những núi non hùng vĩ, cây cỏ rực rỡ như ở xứ Mades nơi nàng được sinh ra. Để giúp hoàng hậu của mình đỡ buồn thì Nebuchadnezzar đã cho rất nhiều kiến trúc sư nổi tiếng để làm ra vườn treo Babylon. Nó được dựng ngay cạnh cung điện nhà vua, bên bờ sông Euphrate thuộc lưu vực Lưỡng Hà, cách thành Baghdad, Iraq 50 km về phía nam. Vườn có dạng vuông gồm bốn tầng, tầng nọ cách tầng kia 25m, mỗi tầng là một vườn nối nhau bằng những cầu thang khá rộng.

Tầng dưới cùng có diện tích là 60.516 m2, nằm trên một hệ thống cột gồm 625 cái. Hệ thống cột này càng lên cao càng thu hẹp dần, số lượng cột ít đi, đến tầng 2 có 441 cột, tầng 3 có 289 cột, tầng trên cùng có 169 cột, kích thước cũng càng nhỏ dần. Diện tích tầng trên cùng chỉ còn bằng nửa tầng dưới cùng. Toàn bộ vườn treo giống như một chiếc tháp giật cấp rất phổ biến ở lưu vực Lưỡng Hà. Nền của tầng làm bằng đá tảng, mỗi viên dài 5 m, rộng 1,2 m, được phủ nhựa, sau đó lát gạch và cuối cùng phủ một lớp chì, trên đổ một lớp đất màu mỡ.

Vườn có đủ hoa thơm, cỏ lạ, các loại cây quý hiếm được đưa về từ những vùng mà nhà vua đến xâm lược. Trong vườn treo có một hệ thống đài phun nước gồm hai bánh xe lớn liên kết với nhau bằng dây xích có gắn thùng gỗ. Khi bánh xe quay, dây xích và thùng nước cũng chuyển động đưa nước ở một cái bể phía dưới lên trên cao tưới nước cho cây. Để tưới nước cho hoa và cây của khu vườn, các nô lệ phải luân phiên nhau đưa nước từ dòng sông Euphrates lên khu vườn.

Do vườn làm theo hướng gió nên hương thơm lan toả cả một vùng rộng lớn. Người đầu tiên đề cập đến vườn treo là Berossus, một sử gia uy tín người Babylon đã viết về vườn treo vào khoảng năm 270 TCN. Ông kể rằng vua Nebuchadnezzar xây một cung điện mới trong 15 ngày, nền móng bằng đá hay các bãi đất có hình bậc thang tựa như phong cảnh núi rừng.

Người Hy Lạp về sau bổ sung thêm nhiều chi tiết. Một giả thuyết kể rằng khu vườn rộng 120 m2, chiều cao của bức tường thành cao khoảng 25 m. Khu vườn có bãi đất tạo hình bậc thang như một nhà hát, với các công trình nhỏ hòa quyện bên trong. Phần nền xây nhiều vách tường, mỗi vách rộng khoảng 7 m và cách nhau 3 m, để đỡ các dầm bằng đá. Phía trên dầm là ba lớp riêng biệt - sậy đặt trong lớp nhựa đường, hai lớp đá xây bằng gạch, và lớp vỏ ngoài cùng làm bằng chì.

Đất trong khu vườn đặt ở trên cùng, nước tưới cây lấy từ các cỗ máy ngụy trang hút nước từ con sông chảy bên dưới. Một giả thuyết thứ hai lại kể khu vườn nằm trên các mái cong dạng vòm xây bằng gạch và nhựa đường: các đinh vít kiểu Archimede nằm dọc theo cầu thang cung cấp nước. Một mô tả khác cho rằng có một công trình phụ gồm các cột bằng đá đỡ các dầm bằng gỗ: dầm làm bằng thân cây cọ. Thay vì bị mục rữa, đã mang chất bổ đến nuôi dưỡng rễ cây trồng trong khu vực treo ở phía trên, toàn bộ khuôn viên được tưới tiêu bằng một hệ thống gồm các vòi phun nước và máng dẫn thiết kế thật tài tình.

Dù còn nhiều tranh cãi về hình dáng và đặc điểm, nhưng Vườn treo Babylon đã đánh dấu một thời vàng son của lịch sử vùng Lưỡng Hà, thời kì phát triển rực rỡ của vương quốc Chaldean, hay còn gọi là Tân Babylon. Nhà vua Nabuchadnezzar trị vì đất nước được 44 năm thì qua đời. Sau đó, vườn treo Babylon cũng tàn lụi theo.

Tượng Nhân sư

Ai Cập nổi tiếng và thu hút du khách không chỉ bởi các kim tự tháp mà còn ở các công trình nhuốm màu thần thoại. Một trong số đó là bức tượng nhân sư lớn The Great Sphinx ở Giza.

Theo các nhà khoa học, đây là một trong những bức tượng lớn và cổ xưa nhất trên thế giới. Tượng được tạc với hình dáng đầu người, thân sư tử, nằm trong tư thế phủ phục ở cao nguyên Giza, tả ngạn sông Nile. Khuôn mặt của tượng được cho là khắc họa chân dung của Khafra, vị Pharaoh huyền thoại của đất nước Ai Cập. Có nhiều tài liệu cho rằng thời điểm xây dựng tượng nhân sư là vào giai đoạn 2558-2532 trước Công Nguyên. Đây cũng là quãng thời gian Pharaoh Khafra cai trị.

Tuy nhiên vào năm 2004, Vassil Dobrev, nhà Ai Cập học người Pháp tuyên bố đã tìm ra bằng chứng mới cho thấy Đại Nhân sư là do Pharaoh Djedefra, anh trai của Pharaoh Khafra xây dựng, để tưởng nhớ vua cha Khufu.

Có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến tượng nhân sư, nhưng nổi tiếng nhất là câu chuyện về hoàng tử Ai Cập tên là Thutmose. Vì được cha yêu mến nên Thutmose trở thành cái gai trong mắt những người anh chị em mình. Một số thậm chí còn âm mưu giết chết hoàng tử.

Để được bình yên, Thutmose bắt đầu cuộc sống xa nhà. Ông dành phần lớn thời gian trên sa mạc, và được dân gian nhớ đến là một người mạnh mẽ, rất thích đi săn và bắn cung. Trong chuyến đi săn định mệnh, Thutmose tới trước tượng Sphinx và cầu nguyện. Một trong những lời hứa mà vị hoàng tử dành cho nhân sư chính là nếu trở thành Pharaoh tiếp theo, ông sẽ giải thoát bức tượng khỏi sự chôn vùi của bão cát. Khi đó, Shinx bị cát vùi lấp đến vai.

Hoàng tử lưu lạc sau này trở thành người cai trị tiếp theo của Ai Cập, và đã thực hiện lời hứa với nhân sư. Ông cho tiến hành một cuộc khai quật có quy mô lớn, và dần dần đào được hai chân của nhân sư. Ông đặt giữa chúng một tấm bia làm bằng đá hoa cương, được biết đến với tên gọi Tấm bia Giấc mơ.

 

Hình tượng Nhân Sư không chỉ xuất hiện trong nền văn minh Ai Cập mà hình tượng này cũng hiện diện trong thần thoại Hy Lạp, đây là loại linh vật có thân sư tử, đầu người và đôi cánh của loài chim. Nhân sư nổi tiếng nhất ở Hy Lạp là con từng gác cửa vào thành phố Thebes. Nó thường đưa ra những câu hỏi bí hiểm cho những ai muốn vào thành. Một trong những câu đố nổi tiếng nhất của nhân sư chính là: “Sinh vật nào đi bằng 4 chân vào buổi sáng, 2 chân vào buổi trưa và 3 chân vào buổi chiều, và khi nó càng đi bằng nhiều chân thì nó càng yếu”.

Nếu người bị hỏi không trả lời được, nhân sư sẽ bóp cổ họ. Oedipus là người đã giải được câu đố hiểm hóc này, khi đưa ra đáp án là Con người, bò bằng 4 chân khi còn trẻ con, đi bằng 2 chân khi trưởng thành và chống gậy khi đã già.

 

 

Một câu đố khác của nhân sư, nhưng ít được nhắc đến hơn là “Có hai chị em: một người sinh ra người kia và người kia lại sinh ra người này”. Câu trả lời chính là ngày và đêm, hai từ trong tiếng Hy Lạp đều là giống cái.

 

Truyền thuyết kể tiếp rằng khi bị giải đố, Nhân sư xấu hổ vì thua đã tự lao mình xuống thềm đá và chết. Một phiên bản khác nói rằng nó tự ăn thịt mình. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Oedipus chính là đại diện cho sự chuyển tiếp của tôn giáo cũ (nhân sư đã chết) và sự trỗi dậy của cái mới, các vị thần Olympia.

 

Bình luận (7)
H24

Em ấn tượng Bức tượng Aphrodite de Milos

Bình luận (0)
NH
28 tháng 10 2021 lúc 9:45

Tham khảo:
Đấu trường Cô-li-dê, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma (I-at-li-a). Khi nhắc đến các câu chuyện về Đế chế La Mã thì nơi đây được xem là biểu tượng của Đế chế, một trong những kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại. Dù hiện nay bị hoang phế nhiều do động đất và nạn cướp đá thì đây vẫn là điểm tham quan hấp dẫn khách du lịch ở Roma.

- Cô-li-dê được xây dựng vào khoảng năm 70 - 80 sau Công nguyên dưới thời Hoàng đế Vespasian và thời Titus với nhiều chỉnh sửa dưới thời hoàng đế Domitian. 

- Kích thước của Đấu trường: cao 48m, dài 189m và rộng đến 156m có thể chứa tới 80.000 người bên trong. Được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng trên một sàn của thung lũng giữa Đồi Caeli và Đồi Esquiline và đồi Palatine.  Khi xây dựng, người ta đã dùng tới 100.000 m đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Người La Mã đã dùng hơn 25.000 m khối vữa và sỏi để trộn thành một loại bê tông, đồng thời dùng hơn 1 triệu viên gạch kích cỡ khác nhau trong công trình này. Các nhà kiến trúc xưa đã thiết kế các mái vòm cuốn, các hành lang bậc lên xuống để dẫn tới chỗ ngồi mặc dù rất rộng nhưng mỗi người có thể đến chỗ ngồi của họ chỉ trong vòng vài phút. 

- Đấu trường được sử dụng gần 500 năm với những ghi chép về các trận đấu thế kỷ VI, là nơi thi đấu của các võ sỹ, làm biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú và tập kịch cổ điển… Người La Mã được thưởng thức miễn phí những trận đấu ở Cô-li-dê. Đó được coi là phần thưởng dành cho những công dân đã tham dự các bữa tiệc lớn của lớp người giàu có và nổi tiếng. Hoàng đế và giới quý tộc yêu cầu tổ chức trận đấu khi cần thu hút sự chú ý của thần dân. Dán mắt vào những màn trình diễn đẫm máu, người La Mã sẽ lãng quên đi những vấn đề quan trọng hơn. Ban đầu, cuộc chơi được tổ chức nhân danh các vị thần, chúng phải tuân theo quy định pháp luật và được coi như một nghi lễ tôn giáo. Về sau, khi tầng lớp thượng lưu thấy có thể thu lợi nhuận từ những dòng máu đổ ra tại Cô-li-dê, tính linh thiêng đã bị lãng quên. 

- Công trình này dần dần thôi được sử dụng làm nơi giải trí vào thời Trung Cổ và sau này được sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, tôn giáo, pháo đài…

- Ngày nay nhiều khách du lịch đến đây tham quan và chiêm ngưỡng hình ảnh của Đế chế La Mã lúc xưa mặc cho Cô-li-dê bị tàn phá và chỉnh sửa qua nhiều thế kỉ. Đấu trường Cô-li-dê ngày nay không còn là nơi diễn ra những trận đấu đẫm máu nữa, nó đã trở thành biểu tượng chống lại luật tử hình ở nhiều nước trên thế giới. Cô-li-dê cũng là địa chỉ cho những ai ngưỡng mộ một công trình kiến trúc hoành tráng được xây từ cách đây hai thiên niên kỷ. Quả là một công trình kiến trúc đặc sắc, xứng đáng là một trong 7 kỳ quan thế giới mới được bầu vào năm 2007 vừa qua.

Bình luận (0)
M9
28 tháng 10 2021 lúc 9:49

Tượng thần Vệ Nữ thành Milo là một bức tượng Hy Lạp cổ đại và là một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại nổi tiếng nhất, khắc họa Aphrodite, vị nữ thần tình yêu và sắc đẹp của người Hy Lạp. Các nhà khoa học dự đoán nó được tạc trong khoảng thời gian từ năm 130-100 trước công nguyên. Dù niên đại này khá muộn, xong nó tổng hợp các phong cách điêu khắc cổ điển Hy Lạp.

Tượng được điêu khắc trên chất liệu cẩm thạch, hơi lớn hơn người thật với chiều cao 203 cm nhưng đã mất hai tay và bệ nguyên bản. Theo một đoạn văn khắc trên cái bệ ngày nay đã mất, mọi người cho rằng đây là tác phẩm của Alexandros xứ Antioch; trước kia tượng từng bị nhầm là tác phẩm của nhà điêu khắc Praxiteles. Tuy vậy, phần còn lại của tượng càng khiến người ta thấy vẻ đẹp của nàng Venus thật huyền bí và khơi gợi sức tưởng tượng về nàng. Hiện nay, tượng đang trưng bày trong viện bảo tàng Louvre của Pháp.

Hiện vẫn chưa biết chính xác bức tượng này, theo nguyên bản, thể hiện khía cạnh nào của thần Vệ nữ. Thông thường mọi người cho rằng tượng khắc họa Venus Victrix đang giữ một quả táo vàng do Paris thành Troia đưa. Đây cũng có thể là nguồn gốc cách đặt tên kiểu chơi chữ hòn đảo Milos, có nghĩa là "quả táo" trong tiếng Hy Lạp. Một mảnh của cánh tay với quả táo đã được tìm thấy gần bức tượng và được cho là cánh tay nguyên bản của tượng. Sau khi bức tượng được tìm thấy, nhiều người đã tìm cách khôi phục dáng bộ nguyên thủy, dù vậy vẫn chưa mang lại thành công.

(Tham khảo)

Bình luận (0)
H24
28 tháng 10 2021 lúc 9:51

Đền thờ thần Zeus còn được gọi là Olympieion hay Cột của Thần Zeus, là một đài tưởng niệm của Hy Lạp và một ngôi đền cổ trước đây ở trung tâm thủ đô Athens. Xây dựng vào vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên nhưng nó đã không được hoàn thành cho tới khi dưới thời Hoàng đế La Mã Hadrian vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên.

Bình luận (0)
NO
28 tháng 10 2021 lúc 9:53

em ấn tượng nhất Bức tượng Aphrodite de Milos

Bình luận (0)
LL
28 tháng 10 2021 lúc 9:58

tham khảo

vườn treo babylon

  . 
Vườn được xây trên một quả đồi nhỏ, có dạng vuông gồm bốn tầng, tầng nọ cách tầng kia 25m, mỗi tầng là một vườn nối nhau bằng những cầu thang khá rộng. Tầng dưới cùng có diện tích là 60.516 m2, nằm trên một hệ thống cột gồm 625 cái. Hệ thống cột này càng lên cao càng thu hẹp dần, số lượng cột ít đi, đến tầng 2 có 441 cột, tầng 3 có 289 cột, tầng trên cùng có 169 cột, kích thước cũng nhỏ dần. Diện tích tầng trên cùng chỉ còn bằng nửa tầng dưới cùng. Toàn bộ vườn treo giống như một chiếc tháp giật cấp rất phổ biến ở lưu vực Lưỡng Hà. Nền của tầng làm bằng đá tảng, mỗi viên dài 5 m, rộng 1,2 m, được phủ nhựa, sau đó lát gạch và cuối cùng phủ một lớp chì, trên đổ một lớp đất màu mỡ
  

 Vườn có đủ hoa thơm, cỏ lạ, các loại cây quý hiếm được đưa về từ những vùng mà nhà vua đến xâm lược. Trong vườn treo có một hệ thống đài phun nước gồm hai bánh xe lớn liên kết với nhau bằng dây xích có gắn thùng gỗ. Khi bánh xe quay, dây xích và thùng nước cũng chuyển động đưa nước ở một cái bể phía dưới lên trên cao tưới nước cho cây. Để tưới nước cho hoa và cây của khu vườn, các nô lệ phải luân phiên nhau đưa nước từ dòng sông Euphrates lên khu vườn. Nước được lấy từ 3 giếng có máy thuỷ lực quay với hệ thống gàu nước đưa lên cao chảy theo các rãnh thoai thoải tưới cho toàn khu vườn. Do vườn làm theo hướng gió nên hương thơm lan toả cả một vùng rộng lớn.
Bình luận (0)
NH
28 tháng 10 2021 lúc 10:33

Đền thờ thần Zeus

- Đền thờ thần Zeus còn được gọi là Olympieion hay Cột của Thần Zeus, là một đài tưởng niệm của Hy Lạp và một ngôi đền cổ trước đây ở trung tâm thủ đô Athens.

- Việc xây dựng được bắt đầu vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên vào thời kỳ trị vì của các bạo chúa Athena, người dự kiến xây dựng ngôi đền lớn nhất thế giới, nhưng nó đã không được hoàn thành cho tới khi dưới thời Hoàng đế La Mã Hadrian vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên.

- Thời kỳ La Mã, ngôi đền bao gồm 104 cột khổng lồ, nổi tiếng là ngôi đền lớn nhất ở Hy Lạp và là một trong những tượng thờ lớn nhất thế giới. Vẻ vinh quang của đền thờ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, vì nó đã bị mất đi sau khi bị cướp phá trong một cuộc xâm lược man rợ vào thế kỷ thứ 3, chỉ khoảng một thế kỷ sau khi hoàn thành. Ngôi đền có lẽ không bao giờ được sửa chữa và sau đó đã bị tàn phá.

- Trong nhiều thế kỷ sau khi Đế Quốc La Mã sụp đổ, nó đã được khai thác rộng rãi để lấy vật liệu xây dựng cung cấp cho các dự án xây dựng ở nơi khác trong thành phố. Mặc dù vậy, một phần đáng kể của ngôi đền vẫn còn lại cho đến ngày hôm nay, đáng chú ý là mười sáu cột gốc khổng lồ ban đầu tiếp tục là một phần của một khu khảo cổ học rất quan trọng của Hy Lạp. Mười lăm cột vẫn còn đứng cho tới tận ngày hôm nay và cột thứ mười sáu nằm trên mặt đất khi bị đổ xuống trong một cơn bão vào năm 1852.

- Ngôi đền, cùng với những tàn tích xung quanh các công trình cổ khác, là một khu vực lịch sử do Ban quản lý di tích của Bộ Nội vụ Hy Lạp quản lý. Vào ngày 21 tháng 1 năm 2007, một nhóm người Hy Lạp đã tổ chức một buổi lễ tôn vinh Zeus trên khuôn viên đền thờ. Sự kiện được tổ chức bởi Ellinais, một tổ chức đã giành chiến thắng trong một phiên tòa để có được sự công nhận cho các hoạt động tôn giáo Hy Lạp cổ đại vào mùa thu năm 2006.

Bình luận (0)
LN
28 tháng 10 2021 lúc 11:00

Bài của em nó hơi màu mè ạ! undefined

Bình luận (4)
NT
28 tháng 10 2021 lúc 11:54
 

bức tựơng laocon và các con trai  đc gọi là bức tượng lacoon  được tạc bằng đá cẩm thạch, đang được trưng bày ở viện bảo tàng Vatican, thành phố Rome. Mặc dù một tác phẩm điêu khắc được khai quật, nhóm thiếu một vài phần, và phân tích cho thấy rằng nó đã được tu sửa trong thời cổ đại và đã trải qua một số phục hồi kể từ khi nó được khai quật.

 

Bức tượng được tạc bởi một thợ điêu khắc chính và ba thợ phụ khắc họa một thầy tu của thành Trojan có tên là Laocoon cùng hai con trai của ông - Antiphantes và Thymbraeus bị bóp nghẹt bởi con rắn biển của thần biển Neptune. Laocoon (Các Laocoon và các con trai của ông), tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch, chiều cao khoảng 184 cm, là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp - Agnes Sandra Ross và sáng tạo khác vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, tại bảo tàng Vatican ở Rome.hahahaha

Bình luận (0)
DH
28 tháng 10 2021 lúc 12:09

undefined

Bình luận (1)
NN
28 tháng 10 2021 lúc 13:23

Em ấn tượng về đấu trường La Mã.

 

Bình luận (0)
GE
28 tháng 10 2021 lúc 13:35

Em cũng giống bạn creeper ạ:

Đấu trường La Mã.

Bình luận (0)
MC
28 tháng 10 2021 lúc 14:12

Đấu trường La Mã được biết đến đầu tiên dưới cái tên Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh hoặc Anfitea tro Flavio tiếng Ý, sau này gọi là Colosseum hay Colosseo, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma. Công suất chứa lúc mới xây xong là 50 000 khán giả. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu và trình diễn công chúng. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70-80 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất được xây ở Đế chế La Mã được hoàn thành năm 80 sau Công Nguyên dưới thời Titus, với nhiều chỉnh sửa dưới thời hoàng đế Domitian.[1]

Đấu trường Colosseum vẫn được sử dụng gần 500 năm với những bằng chứng ghi chép được về trận đấu thế kỷ 6 - rất lâu sau khi Đế chế La Mã sụp đổ năm 476. Ngoài sử dụng làm nơi đấu của võ sỹ, nơi đây còn được dùng làm biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển. Công trình này dần dần không được sử dụng làm nơi giải trí nữa thời Trung Cổ. Sau này, đấu trường được sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, nhà thờ, pháp trường...

Dù hiện nay bị hoang phế nhiều do động đất và nạn cướp đá, Colosseum vẫn từ lâu được xem là biểu tượng của Đế chế La Mã và là một trong những mẫu kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của Roma và vẫn còn nhiều liên hệ với Giáo hội Công giáo. Hằng năm vào Thứ sáu Tuần Thánh, giáo hoàng vẫn chủ sự nghi lễ Đàng Thánh Giá tại Colosseo.

Bình luận (0)
BY
28 tháng 10 2021 lúc 15:05

Tham khảo:

Acropolis trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là thành phòng thủ. Tại Hy Lạp thời xưa, mỗi nơi đều có một acropolis kiên cố. Nếu địch quân tấn công, dân chúng sẽ tựu hợp trong acropolis để lánh nạn và được bảo vệ. Thế nhưng, Acropolis tại thành phố Athens nổi danh nhất thế giới, nên ngày nay, khi nhắc đến acropolis, người ta hiểu đó là Acropolis của Athens và tất cả những di tích xung quanh Acropolis đều được gọi dưới một cái tên chung là quần thể đền đài Acropolis hay thành cổ Acropolis. Acropolis tại Athens nằm ở độ cao 150 mét so với mực nước biển, còn được gọi là Cecropia, theo vị vua đầu tiên của Athena (truyền thuyết là một người rắn). 

Thành cổ Acropolis, là nơi cho thế hệ hiện nay một cái nhìn toàn cảnh nhất về một thời vàng son của nền văn minh Hy Lạp. Năm 490 trước công nguyên, người Athens đã đặt những tảng đá đầu tiên làm nền móng thành Acropolis để tôn thờ vị thần hộ mệnh của thành phố - nữ thần Athena Parthenos. Nhưng 10 năm sau, kỳ công này đã bị người Ba Tư phá hủy. 30 năm sau đó, Pericles bắt tay vào cho xây dựng lại công trình với quy mô hoành tráng gấp nhiều lần so với công trình đầu tiên đã bị phá hủy.

Thành cổ Acropolis hay Quần thể đền đài Acropolis gồm nhiều công trình, trong đó tiêu biểu phải kể đến: Cổng Propylaea; đền Erechtheion; đền Athens Nike; đền Phathenon...Các công trình lớn nhỏ tại Acropolis đều được xây dựng với biểu tượng và phong cách kiến trúc Doric.

Bình luận (0)
H24
28 tháng 10 2021 lúc 15:09

Tham khảo!
Tượng thần Vệ Nữ thành Milo là một bức tượng Hy Lạp cổ đại và là một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại nổi tiếng nhất, khắc họa Aphrodite, vị nữ thần tình yêu và sắc đẹp của người Hy Lạp. Các nhà khoa học dự đoán nó được tạc trong khoảng thời gian từ năm 130-100 trước công nguyên. Dù niên đại này khá muộn, xong nó tổng hợp các phong cách điêu khắc cổ điển Hy Lạp.

 

Bình luận (0)
H24
28 tháng 10 2021 lúc 15:10

Tham khảo!
 

Lấy hình ảnh hình thể con người làm đề tài, các bức tượng cô gái khỏa thân đã trở thành một trong những sản phẩm nghệ thuật kinh điển, kiệt tác điêu khắc của thế giới. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến là bức tượng thần Vệ Nữ thành Milo, tượng Venus Braschi…

Là kiệt tác tượng cô gái khỏa thân của thế thế giới, các tác phẩm tượng Thần Vệ Nữ thành Milo hay Venus Braschi đã ra đời từ rất lâu trước đây. Nhưng cho đến nay, các tác phẩm tượng điêu khắc này vẫn được đánh giá cao bởi giới chuyên gia trên toàn thế giới và đang được trưng bày trong các viện bảo tàng nổi tiếng.

Tượng thần Vệ Nữ hay còn được biết đến với tên gọi khác là Aphrodite of Milos. Đây là một tác phẩm điêu khắc tượng cẩm thạch, có nhiều khả năng tác phẩm được thực hiện bởi nhà điêu khắc người Hy Lạp Alexandros khoảng cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Bức tượng khắc họa hình ảnh người phụ nữ khỏa thân (cao 203 cm) với dáng đứng lả lướt quen thuộc. Tượng cô gái - Thần Vệ thành Milo- để lộ nửa thân trên (bán nude).
Theo như Bảo tàng Lourve thì phần thân của bức tượng được ghép từ hai tảng đá cẩm thạch và các bộ phận khác như: Phần trên ngực, hai chân, cánh tay trái và bàn chân đều được khắc độc lập.

Ngoài ra người ta cũng cho rằng: Bức tượng cô gái bán nude này ban đầu có thể được sơn màu và trang trí với trang sức. Tuy nhiên hiện nay bức tượng không còn dấu hiệu của màu sơn cũng như trang sức.
Thông qua yếu tố khỏa thân và dáng đứng lả lướt, người ta tin rằng bức tượng cô gái đẹp này có khả năng được mô phỏng theo tượng phần tình yêu Venus. Tuy vậy, cũng có suy đoán lại cho rằng: Bức tượng đã mô phỏng hình ảnh nàng Amphitrite, vị thần đại dương trong thần thoại Hy Lạp. Bởi vì đây là một vị thần được tôn quý tại hòn đảo nơi mà bức tượng được phát hiện.

Bình luận (0)
PG
28 tháng 10 2021 lúc 15:26

Tham khảo:

                            Đền thờ thần Hera - vợ thần Zeus

     Thần thoại Hy Lạp được biết đến như một sản phẩm của trí tưởng tượng được người Hy Lạp cổ đại sáng tạo ra. Mặc dù là giá trị của một đất nước, nhưng nó lại được rất nhiều người trên thế giới biết đến, trở thành một tài sản chung của văn hóa thế giới. Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Hera, hay còn được biết đến với tên gọi là Here, là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus. Hera là chị và cũng là vợ chính của vị thần tối cao Zeus. Để thờ phụng vị thần đầy quyền lực này, người Hy Lạp đã cho xây đền thờ thần Hera, nay thuộc miền Nam nước Ý. Hera chính là nữ thần của hôn nhân, thần bảo hộ cho cuộc sống gia đình, biểu tượng của sự thánh thiện và bền vững của nó. Bên cạnh đó, Hera còn có một cương vị khác là vợ của thần Zeus. Cũng như chồng, Hera có toàn quyền thống trị của một vị nữ hoàng trên đỉnh Olympus. Trong thần thoại La Mã, vị thần giống với Hera là Juno.

Nếu ai đã đọc thần thoại của Hy lạp, chắc hẳn sẽ biết Hera như là vị nữ thần cai quản cung điện Olympus vì nàng chính là vợ của Zeus. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, việc phụng thờ Hera đã xuất hiện trước việc phụng thờ Zeus khá lâu. Hera được thờ cúng khắp toàn bộ Hy Lạp, ở những đền thờ cổ kính và đặc biệt nhất được hiến dâng cho nàng. Việc nữ thần Hera có được thần Zeus và được mô tả như là người đàn bà chanh chua, đanh đá ghen tuông chính là những phản ánh thần thoại chân thực nhất về một trong những thay đổi sâu sắc nhất của tư duy con người. Nữ thần Hera có biểu tượng là con công, con bò trắng và thi thoảng là con chim cu. Loại quả biểu trưng là quả táo và quả lựu. Ngôi đền cổ nhất ở vùng Paestum đã được người Hy Lạp cổ xây dựng và thờ vị thần đầy quyền lực này. Paestum trước kia là một thành phố thuộc Hy Lạp cổ đại, đến nay Paestum thuộc ở miền nam nước Ý. Tại đây còn sở hữu 3 ngôi đền mang đậm nét kiến trúc Hy Lạp xưa. Đền được tạo dựng vào khoảng năm 550 TCN bởi Hy Lạp theo phong cách kiến trúc cổ điển không còn xa lạ gì của Hy Lạp lúc bấy giờ là kiểu Doric.

Bình luận (0)
GB
28 tháng 10 2021 lúc 15:29

Tham khảo:

Tọa lạc trên miền núi xa xôi ở Peloponnese, đền thờ Apollo Epicurius ở Bassae là một trong những đền thờ cổ đại có quy mô rộng lớn và được bảo tồn khá tốt. Đền này nằm trên một ngọn núi cao với chiều cao so với mặt nước biển lên đến 1.131m, được bao quanh bởi rất nhiều khe suối hẹp và cách thị trấn Andritsaina 14,5km. Đền thờ này có kiến trúc rất đặc biệt, là sự kết hợp của các kiến trúc Doric, Ionic và Corinth. Thực tế, những cột trụ trang trí kiểu Corinth ở đây là những mẫu lâu đời nhất trên thế giới. Được xây dựng đơn thuần bởi đá tổ ong xám, hứng những luồng gió thổi quanh năm, ngôi đền mang một vẻ u buồn và lạnh lẽo. Trong khi bên ngoài của điện thờ được thiết kế với kiến trúc Doric, bên trong điện thờ lại thể hiện một sự kết hợp lạ thường của kiến trúc Ionic và Corin. Bên trong của đền thờ là 10 chiếc cột theo kiến trúc Ionic ở những vùng trũng và một chiếc cột kiểu Corinth ở cuối dãy phía Nam.

Có giả thiết cho rằng những người dân làng ở quanh đây thờ phụng Apollo vì đã bảo vệ họ nên đã dựng nên ngôi đền này (từ Epicurius có nghĩa là người giúp đỡ, người bảo vệ). Bên cạnh đó còn có giả thiết cho rằng họ tự bỏ tiền xây dựng lên ngôi đền để mong Apollo bảo vệ cho họ. Có lẽ vì thế nên bên ngoài đền thờ là 15 cột trụ thiết kế theo kiểu Donric chạy dọc theo chiều dài và 6 chiếc cột theo chiều ngang. Hầu hết chúng vẫn giữ nguyên được kiểu dáng trừ một vài chiếc đã bị mất. Đặc biệt, vị trí biệt lập và ý nghĩa đặc biệt của ngôi đền là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học trong suốt 2 thế kỷ. Đền cũng rất nhanh chóng trở thành một biểu tượng của lòng thành kính của nhân dân đối với vị thần quyền uy Apollo, là thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật trong thần thoại Hy Lạp, thường đươc thể hiện dưới hình dạng một chàng trai tóc vàng, đeo cung bạc và mang đàn lia.

Bình luận (0)
TN
28 tháng 10 2021 lúc 15:46
Bức tượng Zeus và Ganymede

Bức tượng đất nung khắc họa thần zeus và anh hùng Ganymede được tìm thấy ở thành phố Olympia cổ xưa, nay là thành phố Ellis. Tượng được tạc năm 470 trước công nguyên.

Nhóm Zeus và Ganymede là một nhóm bức tượng đất nung đa hình. Các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa miêu tả Zeus lấy Ganymede trẻ trung đến Núi Olympus được tạo ra trong quý đầu tiên của thế kỷ V và bây giờ được trưng bày gần nơi nó được tìm thấy trong Bảo tàng Khảo cổ học Olympia. Đây có lẽ là một trong những kho bạc của Olympia; các lý thuyết trước đó cho rằng nó đương đại với đền thờ thần Zeus. Kích thước của hình là không bình thường - nó nhỏ hơn kích thước thực, nhưng tốt hơn kích thước bình thường cho một hình đất nung.

Hai ngón tay được kết nối với nhau. Cánh tay phải của Zeus đi dưới cánh tay phải của Ganymede, bị gãy dưới vai và gần như hoàn toàn bị mất. Trong tay trái, Zeus cầm một cây gậy gỗ. Zeus mặc một chiếc áo dài treo lơ lửng trên cánh tay trái và hông. Phần thân trên của anh lộ ra nhưng chiếc áo dài hoàn toàn che lưng anh. Chân của thần đang ở tư thế căng thẳng, chân trái của anh ta thò ra qua một khoảng trống trong áo dài. Anh ta là chân trần. Một phần của chân trái được bảo quản kém, giống như cạnh của áo dài và có tổn thương chân phải, khuỷu tay trái và đầu. Đầu bị hư hỏng của anh, được làm từ một mảnh đất sét riêng biệt, được trang trí với một chiếc mũ với những lọn tóc có trật tự phát ra từ bên dưới nó. Độ sắc nét của cằm anh nổi bật. Nụ cười hạn chế của anh là một hình thức muộn của cái gọi là "nụ cười cổ xưa".
Hình dáng hoàn toàn trần trụi của Ganymede mảnh khảnh hơn Zeus và đã được tái tạo lại từ một số lượng lớn các mảnh. Ngoài cánh tay, một phần ngực, chân và vùng mu của anh bị thiếu. Ganymede cũng đội một chiếc mũ và có cùng một chiếc khóa xoắn ốc được sắp xếp cẩn thận bên dưới nó. Mái tóc dài treo trên cổ và vai anh. Biểu cảm của anh căng thẳng, nghiêm túc và trầm ngâm, trái ngược hẳn với biểu hiện hài lòng của Zeus. Trong tay trái, Ganymede cầm một con gà mái, một món quà chung liên quan đến pederasty vào thời điểm đó. Các tàn dư của sơn tồn tại ở nhiều nơi, đặc biệt là áo dài màu nâu đỏ của Zeus với các đường màu nâu sậm ở các cạnh và bộ râu đen, tóc và mũ. Thiên Chúa đứng trên một cơ sở kiến trúc trong hình dạng của một đầu hồi.

Những phần đầu tiên của nhóm mảnh vỡ được tìm thấy vào năm 1878 ở khu vực Tây Nam và Tây của sân vận động ở Olympia, gần bề mặt. Ngày nay, bức tượng đã được xây dựng lại càng nhiều nhưng không đầy đủ, được lưu giữ trong bảo tàng khảo cổ địa phương.

Bình luận (0)
PT
28 tháng 10 2021 lúc 15:58

Đền thờ thần Zeus

- Đền thờ thần Zeus còn được gọi là Olympieion hay Cột của Thần Zeus, là một đài tưởng niệm của Hy Lạp và một ngôi đền cổ trước đây ở trung tâm thủ đô Athens.

- Việc xây dựng được bắt đầu vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên vào thời kỳ trị vì của các bạo chúa Athena, người dự kiến xây dựng ngôi đền lớn nhất thế giới, nhưng nó đã không được hoàn thành cho tới khi dưới thời Hoàng đế La Mã Hadrian vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên.

- Thời kỳ La Mã, ngôi đền bao gồm 104 cột khổng lồ, nổi tiếng là ngôi đền lớn nhất ở Hy Lạp và là một trong những tượng thờ lớn nhất thế giới. Vẻ vinh quang của đền thờ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, vì nó đã bị mất đi sau khi bị cướp phá trong một cuộc xâm lược man rợ vào thế kỷ thứ 3, chỉ khoảng một thế kỷ sau khi hoàn thành. Ngôi đền có lẽ không bao giờ được sửa chữa và sau đó đã bị tàn phá.

- Trong nhiều thế kỷ sau khi Đế Quốc La Mã sụp đổ, nó đã được khai thác rộng rãi để lấy vật liệu xây dựng cung cấp cho các dự án xây dựng ở nơi khác trong thành phố. Mặc dù vậy, một phần đáng kể của ngôi đền vẫn còn lại cho đến ngày hôm nay, đáng chú ý là mười sáu cột gốc khổng lồ ban đầu tiếp tục là một phần của một khu khảo cổ học rất quan trọng của Hy Lạp. Mười lăm cột vẫn còn đứng cho tới tận ngày hôm nay và cột thứ mười sáu nằm trên mặt đất khi bị đổ xuống trong một cơn bão vào năm 1852.

- Ngôi đền, cùng với những tàn tích xung quanh các công trình cổ khác, là một khu vực lịch sử do Ban quản lý di tích của Bộ Nội vụ Hy Lạp quản lý. Vào ngày 21 tháng 1 năm 2007, một nhóm người Hy Lạp đã tổ chức một buổi lễ tôn vinh Zeus trên khuôn viên đền thờ. Sự kiện được tổ chức bởi Ellinais, một tổ chức đã giành chiến thắng trong một phiên tòa để có được sự công nhận cho các hoạt động tôn giáo Hy Lạp cổ đại vào mùa thu năm 2006.

Bình luận (0)
DN
28 tháng 10 2021 lúc 16:46

Tham khảo:

Lấy hình ảnh hình thể con người làm đề tài, các bức tượng cô gái khỏa thân đã trở thành một trong những sản phẩm nghệ thuật kinh điển, kiệt tác điêu khắc của thế giới. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến là bức tượng thần Vệ Nữ thành Milo, tượng Venus Braschi…

Là kiệt tác tượng cô gái khỏa thân của thế thế giới, các tác phẩm tượng Thần Vệ Nữ thành Milo hay Venus Braschi đã ra đời từ rất lâu trước đây. Nhưng cho đến nay, các tác phẩm tượng điêu khắc này vẫn được đánh giá cao bởi giới chuyên gia trên toàn thế giới và đang được trưng bày trong các viện bảo tàng nổi tiếng.

Tượng thần Vệ Nữ hay còn được biết đến với tên gọi khác là Aphrodite of Milos. Đây là một tác phẩm điêu khắc tượng cẩm thạch, có nhiều khả năng tác phẩm được thực hiện bởi nhà điêu khắc người Hy Lạp Alexandros khoảng cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Bức tượng khắc họa hình ảnh người phụ nữ khỏa thân (cao 203 cm) với dáng đứng lả lướt quen thuộc. Tượng cô gái - Thần Vệ thành Milo- để lộ nửa thân trên (bán nude).
Theo như Bảo tàng Lourve thì phần thân của bức tượng được ghép từ hai tảng đá cẩm thạch và các bộ phận khác như: Phần trên ngực, hai chân, cánh tay trái và bàn chân đều được khắc độc lập.

Ngoài ra người ta cũng cho rằng: Bức tượng cô gái bán nude này ban đầu có thể được sơn màu và trang trí với trang sức. Tuy nhiên hiện nay bức tượng không còn dấu hiệu của màu sơn cũng như trang sức.
Thông qua yếu tố khỏa thân và dáng đứng lả lướt, người ta tin rằng bức tượng cô gái đẹp này có khả năng được mô phỏng theo tượng phần tình yêu Venus. Tuy vậy, cũng có suy đoán lại cho rằng: Bức tượng đã mô phỏng hình ảnh nàng Amphitrite, vị thần đại dương trong thần thoại Hy Lạp. Bởi vì đây là một vị thần được tôn quý tại hòn đảo nơi mà bức tượng được phát hiện.
Tượng Thần Vệ Nữ thành Milo được tìm thấy trong tình trạng rời rạc. Sau đó nó đã được phục chế tương đối thành công. Tuy nhiên đến nay thì chi tiết cánh tay trái đang cầm quả táo và cánh tay phải đưa qua eo của tác phẩm được coi là không phải nguyên bản. Nên nó đã không được gắn vào tác phẩm, đó là lí do tại sao bức tượng lại thiếu 2 cánh tay.
Tượng thần Vệ nữ là một trong những tác phẩm tượng cô gái siêu phẩm, một kiệt tác điêu khắc cổ điển xuất sắc còn tồn tại. Tác phẩm tượng thần Vệ nữ vần luôn thu hút sự chú ý của người yêu nghệ thuật. Bức tượng hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre, được biết đến qua phong cách Hy Lạp cổ, vẻ đẹp quyến rũ, cùng một chi tiết đặc biệt, đó chính là hai cánh tay đã mất.

Tương tự như các tác phẩm mỹ thuật đời cổ xưa, câu chuyện đằng sau bức tượng Thần Vệ Nữ vẫn là một bí ẩn. Kể từ khi bức tượng được tìm thấy vào năm 1820 trên đảo Milos, ở Vergina, một thị trấn nhỏ phía Bắc Hy Lạp. Đến nay, dù các nhà khảo cổ học và lịch sử học nghệ thuật đã khôi phục tương đối thành công bức tượng từ những mảnh vỡ được tìm thấy. Và họ cũng đã đưa ra một số giả thiết nhưng nguồn gốc của bức tượng vẫn là một ẩn số chưa có lời giải.
Mặc dù tác phẩm còn dang dở, nhưng tượng thần Venus vẫn được đánh giá là một trong những là một trong những kiệt tác điêu khắc cổ điển xuất sắc nhất còn tồn tại. Bức tượng đã được dâng tặng vua Louis XVIII của Pháp. Người mà sau đó đã quyên tặng bức tượng này cho Bảo tàng Lourve vào năm 1821. Mặc dù ngay từ ban đầu, bảo tàng đã có ý định phục chế bức tượng. Thế nhưng họ vẫn không thể đưa ra quyết định về vị trí của cánh tay. "Dựa trên một giá đỡ, đặt khuỷu tay lên vai của Ares, hoặc nắm giữ vật tượng trưng" là một số suy đoán về thiết kế nguyên thủy của cánh tay. Không thể đi đến một quyết định thống nhất, nên Bảo tàng Lourve đã giữ nguyên bức tượng trong tình trạng thiếu hai cánh tay.

Đây bạn

Bình luận (0)