*Nguyên nhân:
- Dười thời Nguyễn, nạn cướp đoạt ruộng đất của địa chủ, nạn quan lại cường hào tham nhũng, chế độ tô thuế và lao dịch khắc nghiệt…, làm cho nền kinh tế nông nghiệp nước ta bị suy sụp nghiêm trọng. Thêm vào đó, nạn ôn dịch, bão lụt xảy ra thường xuyên làm cho ruộng đồng bỏ hoang, xóm làng xơ xác, nông dân lưu vong, phiêu tán.
- Trong bối cảnh kinh tế bế tắc, đời sống nhân dân khốn cùng, nhà Nguyễn chẳng những đã bất lực không cải thiện được tình hình mà trái lại, bộ máy chính quyền ngày càng quan liêu, tha hóa. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt , đã làm bùng lên làn sóng đấu tranh quyết liệt của các tầng lớp xã hội ở khắp nơi mọi miền đất nước chống lại chế độ thống trị của nhà Nguyễn.
*Ý nghĩa:
Cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều Nguyễn liên tục, quyết liệt trong hơn 50 năm, xét cho cùng là nhằm chống lại sự hủy hoại tiềm lực dân tộc của nhà nước phong kiến. Các tầng lớp bị trị không thể cam chịu chết dần, chết mòn vì đói rét bệnh tật, đã vùng lên đấu tranh.
Nguyên nhân
+ Phong trào đấu tranh đã nổ ra ngay từ khi nhà Nguyễn vừa mới thành lập và kéo dài liên tục, Chỉ tính đến riêng trong nửa đầu thế kỉ XIX, đã có gần 400 cuộc khởi nghĩa, như vậy trung bình mỗi năm có khoảng 10 cuộc khởi nghĩa. Thời vua Minh Mạng, thời kì phát triển của nhà Nguyễn, đã nổ ra 250 cuộc Khởi nghĩa.
+ Phong trào đấu tranh đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia, nhiều cuộc khởi nghĩa do các quan lại của nhà Nguyễn lãnh đạo, thậm chí lực lượng binh lính cũng chống lại triều đình.
+ Phong trào đấu tranh có quy mô khắp trong cả nước từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược.
+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục song mang nặng tư tưởng cục bộ địa phương nên chưa tạo thành một phong trào chung, vì vậy nhà Nguyễn có điều kiện để tập trung lực lượng đàn áp.
Ý nghĩa :
+ Phong trào đấu tranh đã chứng tỏ sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột.