giúp với ạ
Bài 1: Xác định biện pháp ẩn dụ và nêu tác dụng
a.“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
b.Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
c.Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
d.Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
e.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
G.
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ mãi yêu con.
H.
Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Phần xác định Biện pháp ẩn dụ là in đậm nhé
a.“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
=> Tác dụng: tăng sự diễn đạt, tăng giá trị cảm xúc của người chiến sĩ. Biện pháp ẩn dụ làm nên sự anh dũng, sự mạnh mẽ, sự tự tin và chí khí của người chiến sĩ trở nên đầy mạnh mẽ, anh dũng. Đồng thời, tô đậm lên ý chí đó.
b.Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
=> Tác dụng:
+ ẩn dụ" câu hát" chính là niềm vui của người dân khi được hưởng thành quả sau một ngày lao động vất vả. Đồng thời biện pháp ẩn dụ làm cho sức diễn đạt trở nên gợi hình, gợi cảm như muốn nói niềm vui của người dân đi đôi với cánh buồm, với nghề chài lưới.
+ ẩn dụ"mắt cá" thể hiện ẩn ý, ý nghĩa sâu xa rằng: đó vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những người lao động và cuộc sống mới đầy tốt đẹp đang mở ra trước mắt. Đồng thời, "mắt cá" như thể là hình ảnh người dân làng chài, luôn huy hoàng bao năm.
c.Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
=> Đây là vừa là ẩn dụ, vừa là điệp ngữ
Tác dụng "ẩn dụ": tăng lên giá trị cảm xúc cho câu thơ, là sự ý nghĩa ngầm hiểu khi ẩn ý bếp lửa là hình ảnh của người bà, từ đó tô lên sự ấm áp, dịu dàng của bà và qua sự hiếu thảo, tình cảm của tác giả, của người cháu dành cho bà.
d.Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
=> Tác dụng: mặt trời của bắp nghĩa là nơi sinh ra, ý nghĩa sống của bắp ở trên đồi, còn đối với tác giả, thông qua hình ảnh ẩn dụ muốn nói lên tình mẫu tử, ý nghĩa cuộc sống người mẹ là con cái của mình. Tăng giá trị cảm xúc, tăng biểu cảm, tăng lên sự diễn đạt cho câu thơ thông qua hình ảnh ẩn dụ sâu sắc.
e.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
=> Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. Qua giọt nước, giọt sương vô tri vô giác mà qua biện pháp ẩn dụ, nó đã trở thành giọt vui, giọt hạnh phúc đáng được con người ta trân trọng, nâng niu.
G.
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ mãi yêu con.
=> Tác dụng: khi "ẩn dụ" hình ảnh cò là người mẹ, điều đó làm cho giá trị diễn đạt cảm xúc trở nên sâu sắc, sầu lắng và ý nghĩa hơn. Qua đó, in đậm tình yêu thương của người mẹ dành cho con.
H.
Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
=> Tác dụng: khi ẩn dụ" một ngọn lửa" là tăng giá trị diễn đạt ngầm hiểu rằng đó là một ngọn lửa luôn ủ sẵn, ngọn lửa là ý chí và niềm tin của bà đã có từ lâu. Qua đó, vừa là nêu lên suy nghĩ trong lòng tác giả một cách tinh tế thông qua hình ảnh ẩn dụ, vừa tăng giá trị cảm xúc lên đỉnh điểm, làm cho giá trị cảm xúc trong câu thơ được tăng lên gấp bội gây xúc động và hấp dẫn người đọc.