Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

H24

Giải thích vì sao trong khi nông nghiệp ở Đàng ngoài bị ngưng trệ thì ở Đàng trong lại có phần phát triển?

PH
15 tháng 3 2017 lúc 10:00

Ở Đàng Ngoài bị ngưng trệ vì:

- Do hậu quả của chiến tranh nên nông nghiệp ko phát triển

- Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng

- Ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chứ khai hoang

- Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác

- Ở Dàng Trong phát triển vì:

- Chăm lo đến thủy lợi và tổ chức khai hoang

- Tổ chức di dân đi khai hoang, cấp công cụ lương ăn, lập thành làng, ấp

- Nhờ quá trình khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long năng xuất lúa rất cao

Bình luận (0)
DT
21 tháng 2 2017 lúc 19:52

nửa đầu thế kỷ 18, kinh tế đàng trong vẫn có điều kiện phát triển vì những cuộc di dân khai hoang vẫn đang tiếp tục và nhà nước có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp nên những vùng đất màu mỡ ở phía nam vẫn tiếp tục được mở rộng. bên cạnh đó, chúa nguyễn cũng có những chính sách đối ngoại tốt với các thương thuyền của bên ngoài nên buôn bán, thông thương phát triển mạnh hơn so với bắc hà bảo thủ.
trong thế kỷ 17 - 18 có những thành thị xuất hiện thì đó là nhờ sự thông thương với bên ngoài, đó là những nơi mà triều đinh ta cho phép các thương nhân nước ngoài được phép buôn bán trao đổi hàng hóa với nước ta, chính vì vậy mà các thành thị đó trở thành đầu mối buôn bán của người Việt với thế giới bên ngoài và người dân đến đó sinh sống ngày càng nhiều hình thành nên các thành thị thương nghiệp sầm uất thời kỳ này.
Tây Sơn là đạo quân tụ hợp của những người nông dân và dân tộc thiểu số, dựng cờ trên lý tưởng của nông dân và chống lại các thế lực phong kiến chúa Trịnh, chúa Nguyễn đang mục nát và bị nhân dân căm ghét nên nó nhanh chóng được sự hưởng ứng của nhân dân, lại có những đường lối rõ ràng cũng như tập hợp , đoàn kết rộng rãi các tàng lớp nhân dân nên hình thành một sức mạnh khổng lồ cho khởi nghĩa Tây Sơn và lật đổ được các thế lực phong kiến đương thời.

Bình luận (0)
TT
23 tháng 2 2017 lúc 15:45

Nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị ngưng trệ:

Khi chưa diễn ra chiến tranh Nam-Bắc Triều, thời Mạc Đăng Doanh được mùa, nhân dân no đủ. Nhưng vì các cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến khiến cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng. Và chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chức khai hoang.

Ruộng đất công trong làng, xã bị cường hào đem cầm bán. Trong xã, thôn, bọn sâu mọt bán ngôi thứ, thác cớ chi tiêu việc kiện, đem cầm đợ ruộng công, chi tiêu ba bốn phần thì vào túi riêng 6 đến 7 phần.

Nông nghiệp Đàng Trong phát triển vì:

Sự khai hoang và điều kiện thuận lợi nên nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất lúa cao. Có nhiều làng nghề thủ công, chợ, phố xá, đô thị: Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (TP. HCM).

Bình luận (0)
NT
13 tháng 3 2017 lúc 18:25

Ở Đàng Ngoài, chiến tranh liên miên, Vua Lê-Chúa Trịnh ko quan tâm phát triển nông nghiệp, ruộng đất

=> Ruộng đất bỏ hoang hoặc bị bọn cường hào đem cầm bán; thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập

Bình luận (0)
TT
30 tháng 4 2017 lúc 21:04

_Ở đằng ngoài: chiến tranh liên miên, vua lê-trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp sản xuất. hậu quả: mất mùa nhân dân cực khổ, ruộng công bị bọn cường nào đem đi cầm bán, quan lại tham ô hoành hành

_Ở đằng trong: do thời tiết khí hậu thuận lợi. các chúa nguyễn một mặt là lo chiến tranh. một mặt là dân chịu khó sản xuất nông nghiệp và khai hoang. năm 1698 nguyễn hữu cảnh vào kinh lí phía nam đặt phủ gia định mở thêm đất đai nhất là đồng bằng sông cửu long năng xuất lúa mì cao

Bình luận (0)
DN
1 tháng 5 2017 lúc 21:12

Ở đàng ngoài:

-Bị tàn phá nghiêm trọng

-Đất công làng xã thu hẹp

-Đói kém xảy ra dồn daapjnhaan dân phiêu tán khắp nơi

Ở đàng trong:

-Ra sức khai hoang lập làng

-Đề ra nhiều biện pháp để khuyến khích sản xuất

-Mở rộng phía nam lập phủ mới(Gia Định)

->Thiên nhiên ưu đãi chúa nguyễn quan tâm nên nông nghiệp rất phát triển xuất hiện tầng lớp địa chủ

Bình luận (0)