Ẩn danh

gấp bài nâng cao mai em thi rồi ạ anh chị giúp vớiloading...

NL
4 tháng 11 2024 lúc 2:10

Bổ đề đơn giản: chỉ tồn tại đúng 2 số tự nhiên liên tiếp là 2 lập phương, đó là 0 và 1

Chứng minh rất đơn giản, \(x=m^3\) thì \(x+1=n^3\Rightarrow m^3=n^3-1\) với m;n; x là các số tự nhiên

\(\Leftrightarrow\left(n-m\right)\left(n^2-mn+m^2\right)=1\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}n-m=1\\n^2-mn+m^2=1\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow n=1;m=0\)

Theo t/c hàm phần nguyên: \(\left\{{}\begin{matrix}a^3+3a^2b-1< \left[a^3+3a^2b\right]\le a^3+3a^2b\\b^3+3ab^2-1< \left[b^3+3ab^2\right]\le b^3+3ab^2\end{matrix}\right.\)

Cộng vế:

\(\Rightarrow\left(a+b\right)^3-2< \left[a^3+3a^2b\right]+\left[b^3+3ab^2\right]\le\left(a+b\right)^3\)

Do \(\left[a^3+3a^2b\right]+\left[b^3+3ab^2\right]\) là 1 lập phương nên hiển nhiên nó là số nguyên

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}\left[a^3+3a^2b\right]+\left[a^3+3ab^2\right]=\left(a+b\right)^3-1\left(1\right)\\\left[a^3+3a^2b\right]+\left[a^3+3ab^2\right]=\left(a+b\right)^3\end{matrix}\right.\)

Nếu 1 xảy ra đồng nghĩa \(\left(a+b\right)^3-1\) là 1 lập phương, mà \(\left(a+b\right)^3\) hiển nhiên cũng là 1 lập phương

Theo bổ đề trên, suy ra \(\left\{{}\begin{matrix}\left(a+b\right)^3-1=0\\\left(a+b\right)^3=1\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow a+b=1\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}0< a< 1\\0< b< 1\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow0< ab< 1\Rightarrow ab\) ko phải số nguyên, trái giả thiết

Vậy \(\left[a^3+3a^2b\right]+\left[a^3+3ab^2\right]=\left(a+b\right)^3\)

\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\left[a^3+3a^2b\right]=a^3+3a^2b\\\left[a^3+3ab^2\right]=b^3+3ab^2\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a^3+3a^2b\in Z\\b^3+3ab^2\in Z\end{matrix}\right.\)

Trừ vế: \(a^3-b^3+3a^2b-3ab^2\in Z\)

\(\Leftrightarrow\left(a-b\right)\left[\left(a+b\right)^2+2ab\right]\in Z\)

\(\Rightarrow a-b\in Q\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}2a\in Q\\2b\in Q\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a\in Q\\b\in Q\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=\dfrac{x}{y}\\b=\dfrac{m}{n}\end{matrix}\right.\) với x;y;m;n là các số nguyên dương và \(\left\{{}\begin{matrix}\left(x,y\right)=1\\\left(m,n\right)=1\end{matrix}\right.\)

Ta có: \(a+b=\dfrac{x}{y}+\dfrac{m}{n}\in Z\Rightarrow n\left(a+b\right)=m+n.\dfrac{x}{y}\in Z\)

Do x;y nguyên tố cùng nhau \(\Rightarrow n\) chia hết cho y (1)

Tương tự, từ \(a+b=\dfrac{x}{y}+\dfrac{m}{n}\in Z\Rightarrow y\left(a+b\right)=x+y.\dfrac{m}{n}\in Z\)

Do m;n nguyên tố cùng nhau \(\Rightarrow y\) chia hết cho n  (2)

(1);(2) \(\Rightarrow n=y\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=\dfrac{x}{y}\\b=\dfrac{m}{y}\end{matrix}\right.\) với \(\left(x,y\right)=\left(m,y\right)=1\)

Nếu \(y\ne1\)

Gọi p là 1 ước nguyên tố của y, do \(\left(x,y\right)=\left(m,y\right)=1\Rightarrow x;m\) đều ko chia hết cho p

\(\Rightarrow x.m\) ko chia hết cho p

\(\Rightarrow ab=\dfrac{xm}{y^2}=\dfrac{x.m}{k.p^2}\) ko phải số nguyên do \(x.m\) ko chia hết cho p, trái giả thiết

Vậy \(y=1\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=x\in Z\\b=m\in Z\end{matrix}\right.\)

Hay a;b đều là số nguyên 

Bình luận (1)
NK
3 tháng 11 2024 lúc 19:06

có giới hạn kiến thức ko cậu ?

Bình luận (0)
TL
3 tháng 11 2024 lúc 19:22

đợt sau lấy đề thì tôi tính tiền bản quyền nhé ^^

Bình luận (0)
NL
4 tháng 11 2024 lúc 20:50

2.

Với \(p=\left\{3;5;7;13\right\}\) thỏa mãn

Với \(p>13\), giả sử p là số nguyên tố thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Xét số nguyên dương \(p-4\)

Nếu \(p-4\) có ít nhất 1 ước nguyên tố \(q>4\), hay \(p-4\) chia hết cho q

Suy ra \(p\) chia \(q\) dư \(4=2^2\) không thỏa mãn

Do đó, \(p-4\) không có ước nguyên tố nào lớn hơn 4, mặt khác p lẻ nên \(p-4\) lẻ, do đó \(p-4\) ko chia hết cho 2

Suy ra \(p-4\) chỉ có đúng 1 ước nguyên tố là 3

Hay \(p-4=3^k\Rightarrow p=3^k+4\) với \(k>2\)

- Xét số \(p-8\), với lý luận tương tự, nếu \(p-8\) có bất kì ước nguyên tố q lớn hơn 8 nào, thì p chia q dư \(8=2^3\) (ktm)

Nên \(p-8\) chỉ có các ước nguyên tố nhỏ hơn 8.

p lẻ nên \(p-8\) ko chia hết cho 2. Đồng thời \(p-8=3^k+4-8=3^k-4\) ko chia hết cho 3 do 4 ko chia hết cho 3

Vậy \(p-8\) chỉ có thể có ước nguyên tố 5 hoặc 7 (hoặc cả 2, ko quan trọng) (1)

- Xét số \(p-9\), tương tự ta có \(p-9\) chỉ có các ước nguyên tố nhỏ hơn 9.

Đồng thời \(p-9=3^k-5\) ko chia hết cho 3 (do 5 ko chia hết cho 3) và ko chia hết cho 5 (do \(3^k\) ko chia hết cho 5)

Nên \(p-9\) chỉ có thể có các ước nguyên tố thuộc 2 hoặc 7

Nếu \(p-9\) chia hết cho 7, suy ra \(p-8\) ko chia hết cho 7 (do 2 số tự nhiên liên tiếp ko thể đồng thời chia hết cho 7)

Nếu \(p-9\) không chia hết cho 7, khi đó \(p-9\) chỉ có đúng 1 ước nguyên tố là 2.

Do đó \(p-9=2^n\) \(\Rightarrow p-8=2^n+1\). Ta có \(2^n+1\) chia 7 chỉ có các số dư 2,3,5 với mọi n tự nhiên, hay \(p-8=2^n+1\) ko chia hết cho 7 với mọi n

\(\Rightarrow p-8\) ko có ước nguyên tố là 7 (2)

(1);(2) \(\Rightarrow p-8\) chỉ có đúng 1 ước nguyên tố là 5

Hay \(p-8=5^n\) \(\Rightarrow p=5^n+8\Rightarrow3^k+4=5^n+8\)

\(\Rightarrow3^k-4=5^n\)

Nếu k lẻ thì \(3^k\) chia 5 dư 2 hoặc 3, suy ra \(3^k-4\) ko chia hết cho 5 (ktm)

Nên k chẵn, hay \(k=2a\)

\(\Rightarrow3^{2a}-4=5^n\) \(\Leftrightarrow\left(3^a-2\right)\left(3^a+2\right)=5^m\)

Do \(\left(3^a+2\right)-\left(3^a-2\right)=4\) ko chia hết cho 5 nên \(3^a+2\) và \(3^a-2\) ko thể đồng thời chia hết cho 5

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}3^a-2=1\\3^a+2=5^m\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=1\\m=1\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow k=2\) (ko thỏa mãn)

Vậy \(p=\left\{3;5;7;13\right\}\) là các giá trị thỏa mãn yêu cầu

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
MP
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
DG
Xem chi tiết