Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn)

KT

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính và nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Giải thích từ “cai lệ”? Cai lệ là danh từ chung hay danh từ riêng? Tên cai lệ này có vai trò gì trong vụ thuế ở làng Đông Xá?
Câu 4: Xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.
Câu 5: Giải thích ý nghĩa nhan đề văn bản? Đặt tên nhan đề như vậy có thỏa đáng không?Vì sao? Tìm một số thành ngữ có ý nghĩa tương tự.

(Giải giúp mình với ạ)

H24
29 tháng 7 2022 lúc 17:13

Câu 1 : Văn bản : Tức nước vỡ bờ

- Tác giả : Ngô Tất Tố

Câu 2 : PTBĐ chính : tự sự

- ND chính : Chị Dậu xin tha cho chồng nhưng không được nên chống lại tên cai lệ.

Câu 3 : 

- Cai lệ : viên cai chỉ huy một tốp lính lệ (cai : viên chỉ huy cấp thấp nhất trong quân đội chế đọ thực dân phong kiến ; lệ : lính phục vụ hầu hạ quan.)

`->` Đây là danh từ chung.

- Vai trò : đi thu sưu thuế của những người trong làng để nộp lên cho quan.

Câu 4 : 

- Vị thế xã hội : 

+ Cai lệ là chức mà được nhà nước bảo vệ.

+ Chị Dậu là người nông dân lao động thấp cổ bé họng.

- Thái độ :

+ Cai lệ hống hách, hung hăng.

+ Chị Dậu nhún nhường và phán kháng.

- Tính cách :

+Cai lệ : độc ác, hung hăng.

+ Chị Dậu : hiền lành, chất phác và mạnh mẽ.

`=>` Cách xưng hô của Chị Dậu đã thay đổi từ chỗ nhún nhường (gọi ông xưng cháu) đến chỗ ngang hàng (gọi ông xưng tôi) và đến chỗ phản kháng lại (gọi mày xưng bà). Từ đây, ta thấy được tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị khi bị ép bức đến cùng cực.

Câu 5 : Ý nghĩa nhan đề : ẩn dụ đến việc khi con người ta bị ép đến cùng cực thì sẽ phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt như khi nước đầy thì sẽ tràn khỏi bờ đê.

- Đặt tên như vậy thỏa đáng. Bởi vì tác giả muốn lên tiếng ngợi ca được tinh thần mạnh mẽ và đồng thời phê phán hiện thực chèn ép người nông dân khổ cực ngày xưa.

- Một số thành ngữ tương tự : Con giun xéo mãi cũng quằn

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NA
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
DK
Xem chi tiết
DK
Xem chi tiết