Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

VN

Diễn biến chống quân Tống của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt

 

DV
26 tháng 10 2016 lúc 18:15
diễn biến:

-quân tống nhiều lần vượt sông nhưng đều thất bại

-cuối năm 1077,lý thường kiệt cho quân bất ngờ tấn công vào doanh trại giặc,quân tống bị tiêu diệt gần hết

-nhà lí đề nghị giảng hòa,quân tông rút về nước

Bình luận (4)
NT
26 tháng 10 2016 lúc 19:20

Diễn biến:
- Cuối năm 1076, nhà Tống cử 1 đạo quân lớn theo 2 đường thủy, bộ tiến vào xâm lược Đại Việt

- Tháng 1 năm 1077, quân Tống cử 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến vào.

- Quân ta chặn đánh, đến trước bờ Bắc sông Như Nguyệt quân Tống bị quân ta chặn lại

- Cánh quân thủy của nhà Tống bị quân ta chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể tiến sâu vào để hỗ trợ cho cánh quân thủy.

Bình luận (0)
VT
26 tháng 10 2016 lúc 19:51

- Quân ta chặn đánh, đến trước bờ Bắc sông như Nguyệt, quân Tống bị quân ta chặn lại.

- Quân thủy của nhà Tống bị quân ta chặn đánh ở vùng ven biển nên không thể tiến sâu vào để hỗ trợ cho quân bộ.

- Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến để tiến xuống phía Nam phòng tuyến trên sông Như Nguyệt nhưng bị quân ta đẩy lùi.

- Quân Tống chán nản, chết dần chết mòn.

- Cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch.

Bình luận (0)
CN
28 tháng 10 2016 lúc 20:37

undefinedhọc giỏi qá chừng mà cũng cần HOC24 hihià

Bình luận (1)
H24
18 tháng 11 2016 lúc 12:51

Nguyên nhân thắng lợi -Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều. -Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc. - Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt. - Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động... b) Ý nghĩa lịch sử - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao. - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.

 

Bình luận (0)
H24
18 tháng 11 2016 lúc 12:51

Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công, đẩy lùi chúng về bờ bắc
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động
- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.

Bình luận (0)
H24
18 tháng 11 2016 lúc 12:51

co 1 cau sai do , cau dai co phan a va phan b

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CN
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
PV
Xem chi tiết
H2
Xem chi tiết